6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
5.3.1. Kiến nghị với cơ quan thuế
5.3.1.1. Hoàn thiện các chính sách, pháp luật thuế
Xây dựng hệ thống thuế đơn giản, dễ hiểu, minh bạch đối với NNT. Nội dung các quy định trong luật thuế còn phức tạp, song nhiều nội dung giữa các văn bản có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo nhau và còn chưa được rõ ràng, gây ra sự khó hiểu. Chính vì vậy, cần xây dựng một hệ thống pháp luật thuế đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn phải đảm bảo sự minh bạch. Một khi thống pháp luật thuế đơn giản và dễ hiểu thì các cá nhân hay tập thể sẽ dễ dàng thực hiện tuân thủ PL thuế hơn, từ đó có thể giúp tối thiểu hóa các khoản chi cho việc tuân thủ thuế. Mặt khác, có thể thấy được nếu tồn tại sự không minh bạch trong hệ thống pháp luật về thuế sẽ tạo ra những ảnh hưởng trái chiều đến việc tuân thủ PL thuế của NNT vì khi không đảm bảo tính minh bạch trong các quy định, NNT sẽ dễ dàng tìm ra các lỗ hổng để thực hiện hành vi gian lận. Do đó, để giảm các vấn đề gian lận thì Bộ Tài Chính và Cơ quan thuế cần xem xét để đưa ra những chính sách thuế mà ở đó tập hợp các yếu tố đơn giản,
minh bạch và có thể dễ dàng hiểu được. Để làm được điều đó, CQT cần chủ động thực hiện việc rà soát, xem xét để đơn giản hóa các quy trình, thủ tục về thuế, tối giản những yêu cầu báo cáo và cần đưa ra những cách thuận tiện hơn đồng thời cần khuyến khích NNT để họ tự nguyện và chủ động khai và nộp thuế.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục rà soát và sửa đổi bổ sung các chính sách và thủ tục hành chính về thuế. Cần sửa đổi chính sách, quy định về thời hạn tính, khai, nộp thuế: Cơ quan thuế nên thay đổi một vài quy định về thời hạn nộp tiền thuế, vì sau khi nộp hồ sơ khai thuế thì NNT phải chờ thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế từ phía CQT thì mới tiến hành nộp tiền thuế được, do đó thời hạn nộp tiền thuế không nên trùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế để NNT có thêm thời gian chuẩn bị, tránh tình trạng bị nộp chậm không mong muốn.
Ngoài ra thì CQT nên xem xét về việc phân vùng khai và nộp thuế để tránh tình trạng tắc nghẽn mạng mỗi khi đến hạn kê khai và nộp thuế. Bộ tài chính và Tổng cục thuế có thể xem xét đưa ra quy định mới quy định về thời hạn kê khai và nộp thuế theo ngành nghề hay theo vùng kinh tế. Chẳng hạn, phân theo vùng kinh tế mạnh (trọng điểm) thực hiện trước, sau đó đến vùng kinh tế trung bình và yếu.
Cân nhắc kĩ càng trước khi ra quyết định sửa đổi, bổ sung luật thuế. Bên cạnh việc rà soát cùng với sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các chính sách pháp luật về thuế, Nhà nước cần cân nhắc kĩ càng trước khi ra quyết định sửa đổi, bổ sung các quy định, văn bản pháp luật để tránh phải sửa đổi nhiều lần làm cho NNT và cả các cán bộ thuế chưa thể cập nhật kịp thời dẫn đến việc tuân thủ PL thuế, và việc quản lý thuế còn nhiều thiếu sót.
Chính sách thuế qua mọi thời kì đều mang tính chi phối rất lớn tới nghĩa vụ thuế của DN. Vì vậy, Nhà nước cần phải xem xét kỹ và có những văn bản sửa đổi kịp thời, hợp lý để phù hợp và đảm bảo lợi ích cho tất cả NNT. Tránh tình trạng sửa đổi liên tục khiến cho việc áp dụng chính sách cũng như việc thực hiện những nghĩa vụ về thuế của NNT gặp khó khăn.
Theo dõi và nghiên cứu về lộ trình tăng hoặc giảm mức thuế suất. Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế cũng như các cơ quan quản lý có liên quan cần phải theo dõi và nghiên cứu về lộ trình tăng hoặc giảm thuế để mức thuế suất áp dụng cho NNT tại Việt Nam, cần phải bám sát với tình hình kinh tế tại chính quốc gia. Đồng thời cần
phải có các văn bản quy định hướng dẫn cụ thể về chính sách thuế hỗ trợ, động viên các DN trong thời kỳ kinh tế khó khăn, ví dụ như năm 2020 nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid thì CQT cần có chính sách hỗ trợ trong các vấn đề khai, nộp thuế, qua đó tạo động lực cho việc tuân thủ PL thuế của NNT.
Cần nghiên cứu thay đổi theo chiều hướng gia tăng mức phạt đối với các hành vi không tuân thủ thuế. Nếu mức phạt vi phạm quá nhỏ sẽ không đủ tính răn đe đối với NNT, do đó NNT vẫn tiếp tục vi phạm tuân thủ thuế. Chính vì điều này nên CQT cần lên kế hoạch gia tăng mức phạt hợp lý để thúc đẩy hành vi tuân thủ PL thuế.
Qua thực tiễn cho thấy vấn đề xử phạt đối với hành vi không tuân thủ thuế ở Việt Nam còn khá mềm mỏng, chưa đủ tính răn đe tới các DN nói riêng và NNT nói chung. Vì vậy Bộ tài chính và các cơ quan thừa hành về lĩnh vực thuế cần nghiên cứu thay đổi theo chiều hướng gia tăng sự răn đe, cứng rắn đối với NNT thông qua tăng mức phạt đối với các hành vi không tuân thủ bằng hình thức vật chất hoặc phi vật chất, từ đó thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế, đồng thời tạo sự công bằng cho tất cả những NNT.
5.3.1.2.Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn người nộp thuế tuân thủ pháp luật
thuế
Việc tuyên truyền hỗ trợ và hướng dẫn của CQT đến với NNT là điều rất cần thiêt. Nếu làm tốt, NNT có thể dễ dàng nhận thức được lợi ích của việc tuân thủ pháp luật thuế, khiến cho NNT tự giác, tự nguyện tuân thủ mà không cần sự nhắc nhở từ phía CQT, ngược lại sẽ làm giảm tính hiệu quả trong công tác quản lý tuân thủ thuế của. Để việc tuyên truyền và hướng dẫn diễn ra hiệu quả, có rất nhiều cách thức cũng như phương pháp tiến hành nhằm mục đích nâng cao ý thức của NNT trong việc nộp tờ khai, nộp thuế một cách đầy đủ và chính xác theo thời gian đã quy định, cũng như quảng bá cho các dịch vụ hỗ trợ NNT.
Hình thức tuyên truyền và hỗ trợ NNT có thể là qua các kênh thông tin đại chúng như ti vi, báo đài một thường xuyên hơn cùng với những nội dung phong phú, hấp dẫn hơn. Có thể xây dựng phim tài liệu hay tiểu phẩm trong đó có sự đan xen với các yếu tố tuyên truyền cách thức thực hiện thuế, cách xác định nghĩa vụ thuế, tự giác, chủ động tuân thủ pháp luật thuế. Hoặc có thể tổ chức các chương trình, gameshow thi tìm hiểu về PL thuế.
Hoặc có thể thiết kế, phát hành những tấm poster, áp phích, truyền đơn, sách báo, tạp chí với nội dung về các loại thuế, có thể sử dụng bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc là tiếng Anh để phát tại các CQT hay Kho bạc, nơi công cộng.. .để người đọc có thể hình dung được về những nghĩa vụ thuế họ phải thực hiện khi họ thành lập kinh doanh với tư cách pháp nhân.
Bên cạnh đó CQT cũng nên khuyến khích, động viên những NNT thực hiện tốt việc tuân thủ thuế bằng những hình thức vật chẩt hoặc phi vật chất. Nhưng cần xét, chọn lọc và đưa ra các tiêu chí một cách hợp lý, xứng đáng và cần thiết xác định hoàn cảnh mà các hình thức khen thưởng đó có thể được khai thác đươc sự tự nguyện tuân thủ thuế cao nhất.
Ngoài những giải pháp nêu trên, khuyến khích và hỗ trợ NNT sử dụng ứng dụng tin học nhằm hỗ trợ trong công tác thanh kiểm tra để thu được hiệu quả cao, hạn chế sự sai sót trong quá trình thực hiện tuân thủ thuế cũng là giải pháp tốt để hỗ trợ NNT thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
5.3.1.3. Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào quản lý thuế
Để nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật về thuế và tuân thủ thuế cần nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong lĩnh vực thuế. Trong những năm vừa qua thì ngành Thuế đã liên tục đẩy mạnh việc triển khai CNTT vào trong công tác quản lý thuế và đã đem lại những kết quả khá là khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, những thành tựu đã đạt được thì việc ứng dụng CNTT vẫn còn gặp phải một số hạn chế:
- Về vấn đề cơ sở vât chất cũng như kỹ thuật và vấn đề đường truyền mạng ở nhiều địa bàn trên cả nước còn những hạn chế nhất định ví dụ như vấn đề đường truyền không tốt, kết nối về mạng kém dẫn đến việc khi truy cập vào mạng cần phải mất một khoảng thời gian dài mới có thể truy cập được, do vậy, việc áp dụng CNTT vào công tác thuế chưa thực sự đồng bộ và đạt hiệu quả cao.
- Về vấn đề tắc nghẽn mạng thường xuyên mỗi khi đến hạn nộp tờ khai trên trang thuế điện tử của Tổng cục thuế khi các doanh nghiệp, NNT truy cập quá tải vào cùng một lúc, điều này có thể gây ra sự cản trở cho NNT khi muốn nộp đúng thời hạn mà không nộp được, gây ra tâm lý lo lắng và chờ đợi, nếu tình trạng này diễn ra lâu có thể ảnh hưởng đến ý thức tuân thủ thuế của DN. Vì vậy, CQT cần thiết phải
khắc phục tình trạng này ngay để tránh ảnh hưởng đến công tác tuân thủ PL thuế của số đông NNT.
Để khắc phục những tồn tại, những yếu điểm nêu trên, có một số giải pháp nhằm cải thiện tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT được đưa ra như sau:
Với vấn đề tắc nghẽn mạng khi khai và nộp thuế điện tử, Bộ tài chính và cơ quan thuế cần nâng cấp hệ thống để đảm bảo sự ổn định của đường truyền, tốc độ nhanh chóng, tránh hiện tượng nghẽn trang như cũ.
Bên cạnh đó, CQT cần tuyển dụng những nhân viên có trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu về CNTT để kịp thời xử lý những sự cố bất chợt về lỗi hệ thống trang hay về vấn đề tắc nghẽn tạm thời do một số lượng người quá lớn truy cập vào. Hoặc CQT cũng có thể tổ chức các lớp học, các buổi tập huấn cho NNT để hỗ trợ, hướng dẫn về việc thực hiện kê khai, nộp thuế theo hình thức điện tử để họ hiểu và nắm bắt được quy trình, cách thức thực hiện.
5.3.1.4. Kiến nghị hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ thuế
Các dịch vụ Đại lý thuế ở Việt nam hiện tại khá phổ biến nhưng chưa thật sự được quan tâm rộng rãi trong cộng đồng NNT vì hầu hết mọi người đều băn khoăn về vấn đề các khoản chi phí mà doanh nghiệp của mình phải chi ra. Thay vì việc tìm hiểu và sử dụng các kế toán tự do, NNT có thể tìm hiểu và sử dụng dịch vụ của các đại lý thuế được thành lập chính thức theo quy định của pháp luật. Khi sử dụng dịch vụ đại lý thuế thì NNT sẽ có lợi hơn so với việc DN sử dụng kế toán tự do khi có thể giảm thiểu các rủi ro khi thực hiện tuân thủ thuế, và cơ quan thuế có thể nhận được sự tuân thủ đúng và đầy đủ của NNT. Vì vậy, CQT cần tạo điều kiện và tăng cường sự hỗ trợ để hệ thống đại lý thuế phát triển.
Cùng với đó, việc tuyên truyền của CQT tới NNT về lợi ích sử dụng đại lý thuế chưa thực sự tốt, NNT chưa thực sự tin tưởng vào khả năng, trách nhiệm và uy tín của đại lý thuế để có thể yên tâm giao số liệu, thông tin doanh nghiệp của mình cho bên đại lý thuế. Chính vì vậy, số người sử dụng đại lý thuế vẫn còn khá ít vì. Vì vậy, để các giải pháp này được thực tế hóa thì cần phụ thuộc vào sự nỗ lực từ phía CQT trong việc tuyên truyền, phổ biến với NNT cũng như việc CQT cần phải chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng, nâng cao uy tín của đại lý thuế trong cộng đồng NNT nói chung.