6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.5.2. Nhân tố chủ quan
Bên cạnh những nhân tố khách quan phía trên làm ảnh hưởng đến tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp, những nhân tố chủ quan cũng là vấn đề cần phải xem xét. Những yếu tố chủ quan có thể là những yếu tố bên trong của doanh nghiệp-NNT.
Đầu tiên, xem xét về tình hình quy mô của doanh nghiệp:
Về tiêu chí quy mô, có thể phân doanh nghiệp thành 3 nhóm gồm: quy mô lớn, quy mô vừa (quy mô trung bình) và quy mô nhỏ. Từng nhóm doanh nghiệp theo quy mô sẽ có những đặc điểm tuân thủ thuế riêng biệt, cụ thể:
+ Nhóm doanh nghiệp quy mô lớn: Đây là nhóm doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh tương đối lớn và thường có hiệu quả kinh doanh cao, sổ sách kế toán, hóa đơn và chứng từ thường được làm và lưu giữ một cách cẩn thận, do đó đây là nhóm doanh nghiệp đóng góp chủ yếu vào NSNN thông qua việc nộp thuế.
Tuy nhiên những doanh nghiệp trong nhóm này thường tránh thuế bằng những biện pháp tinh vi.
+ Nhóm doanh nghiệp quy mô trung bình: là nhóm hạn chế trong việc lưu giữ các sổ sách kế toán và cuối cùng thường thỏa hiệp với cán bộ thuế về nghĩa vụ thuế. + Nhóm doanh nghiệp nhỏ: thường không lưu giữ số liệu; thường không đăng ký thuế một cách tự nguyện, làm tăng thêm khoảng cách giữa đối tượng nộp thuế thực tế và đối tượng nộp thuế tiềm năng, chi phí tuân thủ thuế quá cao trong mối quan hệ với lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh; phương pháp trốn thuế thường không tinh vi và nhạy cảm với sự vi phạm.
Thứ hai, Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Tổ chức bộ máy hoạt động; chất lượng của hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ doanh nghiệp; trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp; ý thức và hành vi của ban lãnh đạo, cán bộ cũng là những yếu tố có tác động không nhỏ đến mức độ tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp
Thứ ba, Yếu tố kinh tế: Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế, nếu số tiền thuế phải nộp quá lớn sẽ gây ra gánh nặng về tài chính, doanh nghiệp có thể tìm cách để trốn, tránh thuế. Ngoài ra, để thực hiện nghĩa vụ thuế người nộp thuế phải mất một khoản chi phí tuân thủ bao gồm thời gian tuân thủ và chi phí kế toán thuế. Nếu chi phí tuân thủ này càng thấp thì mức độ tuân thủ thuế sẽ tăng lên.
Cuối cùng và cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện tuân thủ thuế đó là yếu tố ý thức, nhận thức, đạo đức nghề nghiệp của doanh nghiệp, cụ thể: + Doanh nghiệp nhận thức rõ nghĩa vụ thuế của mình sẽ thực hiện tuân thủ nghĩa vụ thuế cao hơn, có ý thức trách nhiệm cao hơn đối với mọi nghĩa vụ thuế của mình. Nếu NNT hiểu rõ pháp luật thuế, họ có thể tự giác chấp hành pháp luật thuế tốt hơn và ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng tránh thuế, trốn thuế.
+ Cảm nhận về sự công bằng: Công bằng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của thuế. Khi hệ thống thuế đảm bảo công bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế, người nộp thuế tích cực tuân thủ thuế hơn. Ngược lại, nếu NNT cho rằng hệ thống pháp luật thuế không đảm bảo sự công bằng hoặc NNT bị đối xử không công bằng thì họ có thể ít tuân thủ hơn. Một khi NNT cảm thấy bị đối xử không công bằng,
thiếu sự tin tưởng thì nguy cơ hoạt động của nền kinh tế ngầm có thể gia tăng, NNT cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó, nhận thức về tính không công bằng trong tiếp cận thông tin và thủ tục hành chính thuế có tác động không nhỏ đến tâm lý tuân thủ thuế, đặc biệt khi hệ thống thủ tục thuế phức tạp, rườm rà. + Sự lo sợ về xử phạt các hành vi không tuân thủ pháp luật thuế sẽ khiến doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thuế. Một kiến nghị được đưa ra là phải điều chỉnh tiền phạt với thu nhập của người nộp thuế. Nếu mức phạt so với thu nhập của người bị phạt do trốn thuế chưa đủ cao để răn đe, họ sẽ tiếp tục hành vi trốn thuế.
+ Sự khác biệt của từng cá nhân: Giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, đạo đức, ngành nghề, tính cách, hoàn cảnh... luôn chứa đựng những rủi ro nhất định trong việc tuân thủ thuế vì nó tác động đến hành vi của NNT.
PHẦN 3
SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Số liệu sử dụng
Thứ nhất, các số liệu công ty TNHH HOAKOYO cung cấp bao gồm: Báo cáo KQHĐKD tại công ty HOAKOYO từ năm 2018 đến năm 2020 Tình hình thực hiện nộp thuế TNDN của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 Báo cáo tình hình nộp tờ khai thuế của công ty từ năm 2018 đến năm 2020
Tình hình tính và kê khai thuế tại công ty HOAKOYO từ năm 2018 đến năm 2020
Tình hình thực hiện nộp thuế TNDN của công ty THHH HOAKOYO từ năm 2018 đến năm 2020
Tình hình hóa đơn sai xóa bỏ của công ty từ năm 2018 đến năm 2020
Thứ hai, số liệu do sinh viên thực hiện khóa luận tính toán và khảo sát bao gồm:
Các số liệu tương đối và tuyệt đối được thể hiện tại các bảng số liệu trong đề tài thực hiện
Số liệu khảo sát thực tế đối với cán bộ nhân và viên tại công ty TNHH HOAKOYO và cán bộ thuế.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp định tính
Đây là một phương pháp nghiên cứu nhằm thăm dò, mô tả, giải thích vấn đề dựa trên việc khảo sát kinh nghiệm, nhận thức hay hành vi, thái độ,.. .và một chút chủ quan của người nghiên cứu. Phương pháp này có thể thực hiện qua hình thức phỏng vấn nhằm cung cấp thông tin một cách toàn diện đối với vấn đề nghiên cứu.
Mặc dù phương pháp này có thể cho ra kết quả có độ chuẩn xác thấp hơn phương pháp nghiên cứu định lượng do không sử dụng các công cụ đo lường chuẩn như nghiên cứu định lượng, tuy nhiên nghiên cứu định tính lại bám sát với thực tế của vấn đề.
Trong đề tài khóa luận sử dụng phương pháp định tính nhằm giải thích, phân tích và đánh giá tình hình tuân thủ thuế đôi với công ty TNHH HOAKOYO thông qua
việc phỏng vấn 8 người bao gồm bộ phận kế toán và ban giám đốc, nhân viên công ty, cán bộ thuế phụ trách công ty HOAKOYO cùng với sự thảo luận với bộ phận thực hiện nghĩa vụ thuế và ban lãnh đạo tại công ty HOAKOYO
* Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích là việc phân chia đối tượng nghiên cứu thành cá bộ phận, các mặt để nghiên cứu, từ đó giúp dễ dàng hiểu được vấn đề, bản chất cần nghiên cứu. Trong đề tài khóa luận có sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ được vấn đề tuân thủ thuế tại công ty TNHH HOAKOYO thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ thuế như kê khai, tính, nộp thuế.
Tổng hợp là việc liên kết, thống nhất những vấn đề đã phân tích để đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Trong đề tài khóa luận thực hiện, sau khi phân tích về tình hình tuân thủ thuế tại công ty HOAKOYO thì thực hiện tổng hợp lại những vấn đề đã phân tích để đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình hình tuân thủ thuế tại công ty.
* Phương pháp so sánh
Để nêu ra các dẫn chứng và thực trạng của vấn đề qua việc so sánh về mặt tương đối hay tuyệt đối có thể dùng phương pháp so sánh. Trong đề tài khóa luận thực hiện, phương pháp này được dùng nhằm đối chiếu và phân tích các số liệu cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ tuân thủ thuế giữa các năm trong giai đoạn 2018-2020.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp như Thu thập số liệu với nguồn cung cấp chủ yếu là công ty HOAKOYO, và thông qua việc khảo sát một số cán bộ và nhân viên tại công ty.
PHẦN 4
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH HOAKOYO
4.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH HOAKOYO
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
4.1.1.1. Sơ lược về công ty
Công ty TNHH HOAKOYO được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và đi vào hoạt động từ ngày 22/12/2014, là công ty hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất các sản phẩm dệt từ sợi bông và tạo ra các thành phẩm như khăn bông, khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm và các sản phẩm dệt may khác.
Tên công ty: Công ty TNHH HOAKOYO Mã số thuế (MST): 1001051591
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Văn Hà
Trụ sở chính: Công ty TNHH HOAKOYO, thôn Phương La, Xã Thái Phương, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình.
Vốn điều lệ: 7,000,000,000 VNĐ Điện thoại: 0945379695
Email: hoakoyotb@gmail.com
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
4.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2014, Công ty TNHH HOAKOYO được thành lập từ một phân xưởng dệt may tại làng nghề truyền thống Phương La, chính thức được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình cấp giấy chứng nhận kinh doanh vào ngày 22/12/2014 và chính thức hoạt động vào ngày 01/01/2015
Tại thời điểm đi vào hoạt động ngày 01/01/2015, mức vốn điều lệ của công ty là 7,000,000,000 VND (bảy tỷ đồng) và lực lượng lao động tại thời điểm ban đầu là 15 người bao gồm những người tri thức và công nhân lành nghề trong vùng.
Trụ sở hoạt động của công ty đặt tại thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Ngay từ khi lên kế hoạch và quyết định thành lập, công ty đã ra đặt ra mục tiêu phát triển cho riêng mình và luôn cố gắng để hoàn thành các mục tiêu. Năm 2016,
Công ty TNHH HOAKOYO đã nhận được giải thưởng “Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu tỉnh Thái Bình”. Đến năm 2018, công ty nhận được giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn”.
Suốt chặng đường 6 năm hoạt động, công ty TNNHH HOAKOYO hoạt động với mục tiêu không ngừng phát triển, cùng với việc tận dụng lợi thế làng nghề truyền thống và kết hợp với những giá trị truyền thống làng nghề dệt Phương La vào trong việc sản xuất kinh doanh, công ty đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, đào tạo đội ngũ lao động trẻ, chuyên nghiệp để gia tăng chất lượng tất cả các mặt hàng, sản phẩm khăn bông cùng với các mặt hàng sản phẩm khác của công ty. Trong qúa trình sản xuất các sản phẩm, mọi công đoạn diễn ra luôn được công ty kiểm tra và thực hiện giám sát một cách nghiêm ngặt để tạo ra những mặt hàng sản phẩm với chất lượng cao và với giá thành tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của mọi phân khúc khách hàng trên thị trường.
4.1.2. Ngành, nghề kinh doanh của công ty
Dựa theo giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình cấp, những ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
Sản xuất các mặt hàng sản phẩm dệt từ sợi bông và tạo ra các thành phẩm như khăn bông, khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm,...
Sản xuất mặt hàng sợi
Sản xuất vải dệt thoi (chi tiết: Sản xuất gia công các mặt hàng dệt) Hoàn thiện sản phẩm dệt
Sản xuất các loại vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác In ấn (In nhãn mác)
Bán buôn và bán lẻ vải, len, tơ, sợi dệt, chỉ khâu, phụ liệu may mặc, bao bì các loại sợi dệt và bao bì đóng gói.
Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu.
Với mục tiêu không ngừng phát triển, tận dụng lợi thế làng nghề truyền thống, trong suốt quá trình hoạt động hơn 6 năm, HOAKOYO luôn cố gắng phát huy những yếu tố truyền thống của làng nghề cùng với việc kết hợp những yếu tố hiện đại của kĩ thuật vào việc sản xuất kinh doanh (SXKD), đào tạo đội ngũ lao động để gia tăng tối đa chất lượng các mặt hàng sản phẩm nói chung và mặt hàng khăn bông
nói riêng. Công ty HOAKOYO luôn cố gắng tạo ra những mặt hàng, sản phẩm khăn, sợi chất lượng cao với giá thành tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Tính đến thời điểm hiện tại, lĩnh vực hoạt động chính của Công ty HOAKOYO là sản xuất và hoàn thiện các sản phẩm dệt may phục vụ chủ yếu cho việc tiêu thụ trên thị trường nội địa Việt Nam. Cơ cấu mặt hàng sản phẩn tại HOAKOYO khá đa dạng và phong phú với đầy đủ chủng loại mặt hàng như khăn tắm, khăn mặt, khăn khách sạn,...và được mở rộng chủng loại qua từng năm. Hiện tại, sau 6 năm hoạt động trong ngành dệt may, tập khách hàng của công ty HOAKOYO đã mở rộng phát triển, mạng lưới khách hàng bao phủ trên khắp cả nước, quy mô cúa công ty cũng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu SXKD.
4.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức tại công ty HOAKOYO
Kể từ năm đầu năm 2015 đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH HOAKOYO không ngừng đổi mới và ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức của công ty được phân bổ và sắp xếp hợp lý để thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Sự quản lý và sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công ty. Bộ máy tổ chức của HOAKOYO được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 4.1: Bộ máy tổ chức Công ty TNHH HOAKOYO
(Nguồn:Công ty TNHHHOAKOYO cung cấp)
Đến thời điểm hiện tại, ngừơi đại diện theo pháp luật, có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động tại công ty TNHH HOAKOYO là ông Nguyễn Văn Hà. Bên dưới bao gồm Phó giám đốc và các phòng ban:
Phòng kinh doanh:
Chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch kinh doanh của công ty, báo cáo kết quả kinh doanh với giám đốc, phó giám đốc, liên hệ khách hàng, đối tác, giái đáp và xử lý các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng về các mặt hàng hay các chinh sách bán hàng của công ty.
Phòng Nhân sự:
Chịu trách nhiệm về tuyển dụng, lên kế hoạch đào tạo nhân viên, giám sát quá trình làm việc và chấm công nhân viên.
Phòng kế toán:
Chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ sổ sách kế toán, hợp đồng, các tài liệu liên quan về kế toán. Chấp hành, thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán theo quy định kịp thời, chính xác, đầy đủ; làm hợp đồng, tổng hợp các số liệu về doanh thu, chi phí và chịu trách nhiệm với số liệu tổng hợp.
Phòng kỹ thuật:
Quản lý máy móc và các thiết bị tại công ty, lên kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị theo định kỳ để phục vụ hoạt động SXKD.
Các chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%) Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10,926,125 12,419,022 6,957,239 1,492,897 13.66 (5,461,783
) (43.98)
Xưởng sản xuất và gia công
Chịu trách nhiệm thực hiện sản xuất các mặt hàng sản phẩm theo đúng tiến độ quy định của cấp trên về mẫu mã cũng như chất lượng, số lượng sản phẩm.
Như vậy, qua sơ đồ trên, có thể thấy bộ máy tổ chức của Công ty TNHH HOAKOYO gồm các phòng ban: phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng kế toán và xưởng sản xuất, gia công. Đối với bộ máy tổ chức này, tồn tại những ưu, nhược điểm cụ thể:
Ưu điểm
Có sự phối hợp dễ dàng giữa các phòng ban, bộ phận
Trách nhiệm và nghĩa vụ của từng phòng ban, từng bộ phận được xác định chính xác, cụ thể
Thuận lợi trong việc giám sát quá trình làm việc của toàn bộ công nhân viên. Nhược điểm
- Đòi hỏi, yêu cầu các thành viên trong từng bộ phận có trình độ nghiệp vụ và