- Bộ trưởng có thẩm quyền GQKN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính c ủa mình, của cán bộ, công chứ c do mình qu ả n lý
2.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thơng quan trọng: đường bộ, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, với hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng. Người dân Vĩnh Phúc có truyền thống lao động cần cù, hiếu học, thơng minh, năng động và sáng tạo.
Tỉnh Phúc là cái nôi củangười Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậunổi tiếng. Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào năm1950, do sự kết hợp của hai tỉnhVĩnh Yên và Phúc Yên. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập vào năm 1997.
Tính đến năm 2015 Vĩnh Phúc có diện tích 1.235,13 km2với dân số khoảng 1.054.492 người, mật độ dân số khoảng 854 người/km2. Dân số trung bình năm 2015 khoảng 1.054.492 người, trong đó dân số nam khoảng 518.559 người chiếm 49,18%, dân số nữ 535.933 người chiếm 50,82%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,6%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 10,6%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 78,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 10,8%.
Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnhđã nỗlựcphấnđấu,vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, đặc biệt sau 15 năm tái lập, 4 nhiệm
kỳĐạihội (XII, XIII, XIV, XV), dướisự lãnh đạocủaTỉnhủy, HĐND, UBND tỉnh,Vĩnh Phúc đãđạtđượcnhiều thành tựu quan trọng và đángtự hào.
Từ một địa phương thuần nông trở thành tỉnh có giá trị sản xuất cơng nghiệp lớn, là trung tâm sản xuất ô-tô, xe máy hàng đầu của vùng kinh tế trọngđiểmBắcBộ và cả nước.Hệthốnghạtầngkỹthuậtđượcđầutư, nâng cấp theo hướng hiện đại. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thơng tin có nhiều chuyểnbiến; an ninh quốc phịng đượctăng cường,trật tự an toàn xã hộiđược giữ vững; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,24%/năm; thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷđồng năm 1997 lên trên 24.000 tỷ đồngnăm 2015.
Trong phát triển công nghiệp, tỉnh đã đưa ra những giải pháp phát triển mang tính đột phá, từ mộttỉnh chỉ có 1 khu cơng nghiệp đến nay đã hình thành được 20 khu cơng nghiệp với quy mơ 6.000 ha, trong đó có nhiều tập đồn lớn đã đến đầu tư tại tỉnh.Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng trên 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao độngtrẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo đểtiếp thu kỹthuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnhmẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đãtrở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.
Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nông thôn mới được quan tâm đẩy mạnh. Đến nay, Vĩnh Phúc đã hoàn thành và phê duyệthầu hết các quy hoạch, là cơ sở cho việc xây dựng hạ tầng, triển khai các dự án một cách đồng bộ và quản lý chặt chẽ. Đến hết năm 2015, Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ ba toàn quốc trong xây dựng nông thôn mới với 68 xã đạtchuẩn, chiếmgần 61% số xã trong toàn tỉnh.
Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sứckhỏe cho nhân dân, các hoạt độngvăn hóa xã hội khác cũngđều đạtđược nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bềnvững, nâng cao từngbướcđờisốngvậtchất, tinh thầncủa nhân dân. Tính đếnhếtnăm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2,5%; Tỷlệ lao động qua đào tạođạtkhoảng 66%;
Tỷ lệtrẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 10%; Số bác sĩ/ 1 vạn dân đạt 8,5 bác sĩ; bình quân, mỗi nămgiảiquyếtviệc làm cho gần 22 nghìn lao động.
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Người dân Vĩnh Phúc luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước và một nền văn hóa rực rỡ. Cho đến nay, đất Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mựcđạo đức ln được giữ gìn và phát huy. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấnlịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn,đền thờ Hai Bà Trưng,đềnthờTrần Nguyên Hãn, di chỉĐồngĐậu...
Với nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển, Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịchcủa vùng và cảnước, có những khu nghỉ dưỡngđạt tiêu chuẩnquốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thếkỷ này.