Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ khi có Luật Khiếu nại năm 2011 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 50)

- Bộ trưởng có thẩm quyền GQKN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính c ủa mình, của cán bộ, công chứ c do mình qu ả n lý

2.1.2.Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ khi có Luật Khiếu nại năm 2011 đến nay

Khiếu nại năm 2011 đến nay

Sau một thời gian thi hành, Luật khiếu nại năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005) đã bộc lộ những hạn chế nhất định, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác GQKN là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong cải cách hành chính nhà nước và phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Nghị quyết số 48/NQ-TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng năm 2020 đã nêu:

Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại, bảo đảm mọi quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện trước tịa án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời đảm bảo tính thơng suốt, hiệu quả của quản lý hành chính [10].

Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây khó khăn,

chậm trễ trong cơng việc và giải quyết khiếu kiện của dân" [9]; Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả GQKN từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới đã xác định: "Đẩy mạnh cơng tác xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất là pháp luật về đất đai và khiếu nại... Khẩn trương xây dựng và ban hành Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại, Luật Tố cáo và giải quyết tố cáo" [11].

Ngày 11 tháng 11 năm 2011, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII đã thơng qua Luật Khiếu nại. Luật Khiếu nại gồm 8 Chương 70 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2012. Sự ra đời của Luật này đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử lập pháp của pháp luật khiếu nại, lần đầu tiên quyền khiếu nại được quy định trong một văn bản riêng biệt với quyền tố cáo.

Luật Khiếu nại 2011 ra đời trên cơ sở quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác GQKN, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước và cải cách công tác tư pháp hiện nay.Luật khiếu nại được xây dựng phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc GQKN, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác GQKN và hiệu lực công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Luật được ra đời trên cơ sở tổng kết thực tiễn tình hình khiếu nại và GQKN; kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật khiếu nại; thiết lập được trình tự, thủ tục GQKN đơn giản, nhanh chóng, cơng khai, minh bạch và có hiệu quả; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Hướng tới mục tiêu bảo đảm tính hợp hiến, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và khả năng thi hành Luật khiếu nại; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài về GQKN, các quy định của Luật khiếu nại không cản trở việc thực hiện Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.

Để đưa Luật Khiếu nại 2011 vào thực tiễn ngày 03/10/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số75/2012/NĐ-CP định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả tiếp công dân, GQKN.

Khác với GQKN thông thường, việc GQKN vềđất đai một mặt căn cứ trên cơ sởcác quy định pháp luật về khiếu nại, mặt khác còn phải dựa trên các quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

Ngày 29/11/2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, đã mở rộng hơn nữa quyền của công dân trong việc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai, khi các bên SDĐ mâu thuẫn, không thống nhất với nhau trong quá trình SDĐ.

Để tăng cường trách nhiệm trong cơng tác hịa giải các tranh chấp về đất đai, Luật mới đã quy định rõ Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hịa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thời hạn hòa giải được nâng lên thành 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì "Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở". Hòa giải trong trường hợp này là tự nguyện. Trong trường hợp "Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải" (Khoản 2 Điều 202) và đây là thủ tục hòa giải bắt buộc.

Theo đó, tại Khoản 3, 4, 5 Điều 202 thì hịa giải theo thủ tục này được quy định như sau: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hịa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải

tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hịa giải thành hoặc hịa giải khơng thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp…

Đặc biệt, Luật Đất đai 2013 bổ sung thêm thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà các đương sự khơng có giấy chứng nhận QSDĐ. Một điểm mới khác là quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, theo đó trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền, nếu khơng đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định theo hướng tăng cường hơn sự theo dõi, giám sát, đánh giá của Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và nhân dân về việc quản lý và SDĐ, giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nạivà xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Điều 199 quy định về giám sát của công dân đối với việc quản lý, SDĐ. Cơng dân có quyền tự mình hoặc thơng qua các tổ chức đại diện phản ánh các sai phạm trong quản lý, SDĐ đến các cơ quan có thẩm quyền. Luật cũng đã quy định cụ thể về nội dung, hình thức giám sát của cơng dân, trách nhiệm của các tổ chức đại diện của công dân, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và các tổ chức đại diện.

Luật cũng quy định về hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và SDĐđể đánh giá việc thi hành pháp luật đất đai, hiệu quả quản lý và SDĐ, sự tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương (Điều 200).

Luật đã bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và SDĐ (Điều 208); quy định xử lý trách nhiệm của người thực thi công vụ vi phạm pháp luật đất đai và người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm pháp luật đất đai (Điều 207).

Quy trình thực hiện thanh tra cũng đã được Luật Đất đai 2013 quy định thống nhất theo pháp luật về thanh tra, thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai được tăng lên là 45 ngày (tăng 15 ngày so với Luật cũ).

Để nâng cao hiệu quả việc GQKN của cơ quan, tổ chức và công dân, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật đề cập tới công tác GQKN, đồng thời coi việc giải quyết hiệu quả các khiếu nại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần phát huy quyền dân chủ của nhân dân và thực hiện cải cách hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 46 - 50)