Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 76)

- Bộ trưởng có thẩm quyền GQKN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính c ủa mình, của cán bộ, công chứ c do mình qu ả n lý

2.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Vĩnh Phúc

đất đai ở tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.4.1. Ưu điểm

Công tác tiếp cơng dân, xử lý đơn thư và GQKN nói chung, GQKN trong lĩnh vực đất đai nói riêng đã có những chuyển biến tích cực; đặc biệt là sự quan tâm chỉđạo tích cực của cấp ủy các cấp, sự tham gia tích cực của các tổ chức đồn thể, các cơ quan thông tin đại chúng, tạo được sự thống nhất của cả hệ thống chính trị trong công tác tiếp công dân và GQKN; nhận thức và trách nhiệm của nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác này được nâng lên rõ rệt. Lãnh đạo các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời đối với các vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người; thực hiện tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định, kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Trong quá trình GQKN đã chú trọng công tác đối thoại với người khiếu nại, đã kết hợp giữa vận động, thuyết phục với phân tích thấu tình, đạt lý để cơng dân hiểu và tự giác chấp hành. Đối với những vụ việc phức tạp, những vụ việc đã có quyết định giải quyết lần hai nhưng cơng dân vẫn cịn tiếp khiếu, lãnh đạo các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo rà sốt, tiến hành đối thoại cơng khai, dân chủ, từ đó đã có những biện pháp chỉđạo giải quyết dứt điểm.

Xác định được mục đích và ý nghĩa của công tác tiếp công dân là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Thủ trưởng các cấp, các ngành trong tỉnh đã chú trọng quan tâm tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo đúng quy định. Hầu hết các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đã bố trí nơi tiếp cơng dân tại địa điểm thuận lợi, niêm yết công khai lịch, nội quy tiếp cơng dân, kiện tồn bộ máy giúp việc và bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức, có

năng lực cơng tác, am hiểu chính sách pháp luật làm công tác tiếp công dân. Thực hiện chế độ tiếp công dân thường xuyên và định kỳtheo đúng quy định. Tại Phịng Tiếp cơng dân tỉnh thường trực tiếp công dân thường xuyên, tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức tiếp công dân theo định kỳ ngày 15 hàng tháng, Phịng Tiếp cơng dân tỉnh được đảm bảo các điều kiện vật chất và các phương tiện cần thiết khác theo qui định, sau mỗi kỳ tiếp cơng dân của lãnh đạo tỉnh, Văn phịng UBND tỉnh kịp thời ban hành thông báo kết luận của lãnh đạo tỉnh với các nội dung đã tiếp công dân; có kế hoạch theo dõi, đơn đốc các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc những nội dung đã kết luận để thông tin cho công dân biết. UBND tỉnh đã chỉ đạo Chủ tịch UBND các địa phương và Thủ trưởng các ngành bố trí tiếp cơng dân trong tháng theo quy định. Công dân đến Trụ sở tiếp cơng dân đều được đón tiếp chu đáo, được trình bày tâm tư nguyện vọng và thực hiện quyền khiếu nại của mình. Do đó, cơng tác tiếp cơng dân trên địa bàn tỉnh đã ổn định, nền nếp, chất lượng công tác tiếp dân đã được nâng cao.

Thủ trưởng các cấp, các ngành Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra tỉnh đã có nhiều biện pháp chỉ đạo tích cực trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai. Hầu hết các đơn thư khiếu nại về đất đai mới phát sinh đều được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Việc giải quyết về cơ bản đã đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai. Đặc biệt, đã chủđộng rà soát các vụ việc khiếu nại về đất đai kéo dài, phức tạp, tổ chức đối thoại trực tiếp với những người khiếu nại và có biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp, khơng để đơn thư tồn đọng, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

2.2.4.2. Nhng hn chế và nguyên nhân

V hn chế

Th nht, công tác GQKN trong lĩnh vực đất đai cơ bản được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thời gian theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, một

số vụ cịn kéo dài, cá biệt có vụ vượt thời gian từ 1-2 tháng theo quy định của pháp luật khiếu nại, nguyên nhân chủ yếu là do biên chế cán bộ, cơng chức cịn ít, trong khi khối lượng công việc nhiều, địa bàn đi lại khó khăn, việc xác minh đối với các đối tượng có liên quan thường bị động, phải đi lại nhiều lần; đương sự khơng hợp tác; có vụ việc phức tạp nhưng quan điểm xử lý giữa các cấp, các ngành chưa có sự thống nhất cao trong việc thực thi, thi hành công việc.

Th hai, một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác GQKN trong lĩnh vực đất đai tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc chưa cao, năng lực cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ảnh hưởng đến chất lượng GQKN, gây bức xúc cho công dân.

Th ba, một số quyết định GQKN đã có hiệu lực pháp luật chưa được tổ chức thực hiện triệt để. Một số vụ việc mặc dù quyết định GQKN đã có hiệu lực pháp luật, nhưng khi người dân tiếp tục khiếu nại vẫn được cơ quan có thẩm quyền giao cho cơ quan chun mơn xem xét, giải quyết lại.

Th , việc GQKN, giải quyết tranh chấp về đất đai có nơi làm chưa triệt để, cịn có biểu hiện ngại khó, ngại va chạm, không tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Nhiều vụ việc đã thanh tra, kiểm tra, có kết luận nhưng chậm ban hành quyết định giải quyết.

Th năm, một số công dân do không hiểu biết, hoặc cố tình hiểu sai chính sách, pháp luật về đất đai dẫn đến khiếu nại khơng có căn cứ, khơng đúng sự thật, chạy theo lợi ích kinh tế, đeo bám dai dẳng, thái độ gay gắt, quá khích. Nhiều vụ công dân biết quyết định của cơ quan nhà nước đúng nhưng vẫn cố tình khơng chấp hành, sao chụp đơn gửi nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành để gây áp lực đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Một số công dân lợi dụng quyền khiếu nại để kích động, gây rối làm mất an ninh trật tự và làm cho tình hình phức tạp thêm.

Nguyên nhân ch yếu ca nhng hn chế nêu trên:

Mt là, chính sách, pháp luật vềđất đai ln thay đổi, cịn chồng chéo, bất cập. Cơng tác quản lý đất đai qua nhiều thời kỳ có cơ chế quản lý khác

nhau, bị buông lỏng trong thời gian dài. Việc lưu trữ hồ sơ phục vụ công tác quản lý đất đai qua các thời kỳ cịn nhiều thiếu sót. Do đó khi cần các tài liệu có tính chất phản ánh nguồn gốc đất lúc ban đầu không đáp ứng được do vậy cũng tạo khơng ít khó khăn cho cơng tác GQKN, tranh chấp đất đai, bồi thường đất đai.

Hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chậm, có nội dung thiếu tính khả thi, hoặc có sự chồng chéo, mâu thuẫn như quy định về quản lý SDĐ, thực hiện chính sách xã hội gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

Hai là, cấp ủy, chính quyền một sốđịa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp công dân, chưa phối hợp chặt chẽ giữa việc tiếp công dân và GQKN nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng. Một số vụ việc chưa được giải quyết kịp thời, nghiêm minh, gây bức xúc trong nhân dân. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đồn thể có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, thường xuyên, do đó các khiếu nại, tranh chấp đất đai chưa được giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, còn để xảy ra khiếu nại vượt cấp, kéo dài về thời gian và phức tạp về tính chất vụ việc.

Ba là, biên chế cán bộ làm công tác GQKN về đất đai còn thiếu, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ trong khi thi hành công vụ về quản lý đất đai chưa thực hiện đúng chính sách, pháp luật, sách nhiễu, tiêu cực, gây bức xúc cho người dân trong q trình địi quyền lợi.

Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết, áp dụng pháp luật ở một số vụ việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh cịn hạn chế; tình trạng ỷ lại vào cấp trên trong GQKN chưa thật sựđược khắc phục.

Bn là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, GQKN về đất đai chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao, kiến thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật vềđất đai, GQKN trong lĩnh vực đất đai của các tầng lớp nhân dân còn hạn chế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)