- Bộ trưởng có thẩm quyền GQKN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính c ủa mình, của cán bộ, công chứ c do mình qu ả n lý
3.2.6. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành việc giải quyết khiếu nại, nâng cao trách nhiệm của các cơ
đạo, điều hành việc giải quyết khiếu nại, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại
Thực tiễn cho thấy ở những nơi phát huy dân chủ, những việc liên quan đến lợi ích chính đáng của người dân được công khai bàn bạc để nhân
dân biết và cùng thực hiện thì số lượng khiếu nại giảm phần lớn, khơng có phát sinh khiếu nại, tố cáo phức tạp, đơng người. Vì vậy, thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở để mọi việc đều làm theo pháp luật có sự giám sát, kiểm tra của quần chúng là vấn đề rất quan trọng để hạn chế với mức tối đa việc vi phạm pháp luật, vi phạm quyền dân chủ là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại. Đây chính là biện pháp đi trước để GQKN phát sinh phức tạp.
Thủ trưởng các cơ quan nhà nướccác ngành, các cấp phải đề cao trách nhiệm, quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp, các đơn vị thuộc quyền xem xét giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền theo đúng qui định của Luật khiếu nại, đặc biệt là các khiếu nại phức tạp, đông người và phải chịu trách nhiệm đối với việc GQKN, thi hành các quyết định GQKN đã có hiệu lực pháp luật. Chính phủ cũng đã đặt ra yêu cầu đặt ra là: các cấp, các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc giải quyết khiếu kiện của dân, tích cực xử lý những vụ việc tồn động từ trước và không để kéo dài những vụ việc mới.
Đồng thời các cơ quan, tổ chức phải thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương XI về xây dựng và chỉnh đốn Đảng; tiếp tục củng cố và xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận và xử lý khiếu nại có lý có tình và chấm dứt khiếu nại, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.
KẾT LUẬN
Trong hệ thống các quyền con người, quyền công dân ở nước ta thì quyền khiếu nại, quyền tố cáo của cơng dân tồn tại với tư cách là "quyền bảo vệ quyền". Thông qua việc sử dụng quyền khiếu nại, quyền tố cáo, cơng dân bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước, xã hội, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời việc thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo thể hiện tính dân chủ của xã hội, tích cực chính trị của cơng dân trong mối quan hệ với Nhà nước, với xã hội.
Khiếu nại về đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội, đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì khiếu nại về đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung.
Để công dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, quyền tố cáo, cũng như để việc GQKN có hiệu lực, hiệu quả thì điều kiện quan trọng hàng đầu là phải có một hệ thống cơ sở pháp lý phù hợp với thực tiễn, đầy đủ, đồng bộ. Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở pháp lý cho quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân cũng như quan tâm tới việc GQKN của công dân.
Pháp luật GQKN về đất đai là một bộ phận quan trọng của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Hệ thống pháp luật GQKN về đất đai quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền GQKN về đất đai, các nguyên tắc và căn cứ GQKN về đất đai... Hệ thống pháp luật này được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng là cơ sở kinh tế của xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động và phát triển khơng ngừng địi hỏi pháp luật GQKN về đất đai cũng phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng được các yêu cầu của quản lý và SDĐ.
Trước sự phức tạp của các khiếu nại hiện nay, pháp luật về khiếu nại có nhiều điểm tỏ ra còn bất cập chưa tương xứng với vai trị của mình đã làm hạn chế không nhỏ tới việc công dân thực hiền quyền khiếu nại của mình. Xuất phát từ những những u cầu và địi hỏi của tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN và từ nhược điểm của pháp luật về khiếu nại cho thấy việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại là vấn đề có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay và cả thời gian dài về sau.
Do vậy, việc nghiên cứu nhằm chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế, bất cập của pháp luật GQKN về đất đai, để trên cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm khơng ngừng hồn thiện chế định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Việc "nhận dạng" bản chất của khiếu nại về đất đai có ý nghĩa quan trọng, song điều quan trọng hơn là phải xác lập được một cơ chế GQKN về đất đai thích hợp, nhằm xử lý dứt điểm, nhanh chóng các khiếu nại về đất đai góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và duy trì sự ổn định xã hội.