Rà soát, hệ thống hóa thường xuyên và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật giải quyết khiếu nại đất đa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 83)

- Bộ trưởng có thẩm quyền GQKN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính c ủa mình, của cán bộ, công chứ c do mình qu ả n lý

3.2.1.Rà soát, hệ thống hóa thường xuyên và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật giải quyết khiếu nại đất đa

văn bản quy phạm pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai

Cơng tác rà sốt và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật GQKN xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhà nước về khiếu nại, từ thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật GQKN. Để thực hiện công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành với một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản này được ban hành vào những thời điểm khác nhau, trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau do vậy khơng thể tránh khỏi tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, lạc hậu so với tình hình phái triển của đất nước, tạo nên sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật GQKN.

Khắc phục tình trạng nêu trên cần phải tiến hành thường xuyên rà soát và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật GQKN. Như vậy, đây là công việc hết sức quan trọng nhưng thực tế chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống. Song thực tế cho thấy kết quả của công tác này trong thời gian qua bước đầu mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp và phân loại văn bản, cịn khâu chủ yếu là rà sốt đánh giá để trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm đồng bộ hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật GQKN thì cịn nhiều hạn chế.

Pháp luật giải quyết khiếu nại của cơng dân hiện nay vẫn cịn một số bất cậpnhư:

- Chủ thể của quyền khiếu nại còn chưa thống nhất trong Luật khiếu nạinăm 2011. Theo khoản 1, 2 Điều 2 của Luật khiếu nại năm 2011 thì người nước ngồi và người khơng quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam khơng được có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Khiếu nạinăm 2011: "Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại

Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừtrườnghợpđiều ướcquốctế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên có quy định khác" thì cá nhân nước ngồi vẫn có quyền khiếu nại và vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại năm 2011. Tuy nhiên, với quy định của khoản 1, 2 của Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện quyền hiến định này của người nước ngoài.

- Về quy định người giải quyết khiếu nại cũng còn bất cập. Khoản 6, Điều 2 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: "Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại". Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 7 của Luật Khiếu nại năm 2011 cũng quy định:

Khi có căn cứ cho rằng quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặckhởikiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luậttố tụng hành chính [37].

Những quy định này khơng phù hợp và có sự mâu thuẫn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại 2011 bởi thẩm quyền giải quyết bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ khơng thuộc về cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật khiếu nại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Do đó, nếu như phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ không khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính, càng khơng phải là cơ quan có người có hành vi hành chính trái pháp luật. Tuy nhiên, với quy định không rõ ràng như khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011 thì trong nhiều trường hợp người khiếu nại có thể gửi đơn

khiếu nại lòng vòng, khơng đúng người có thẩm quyền giải quyết và mất quyền khiếu nại khi thời hiệu khiếu nại đã hết.

- Cơ chế GQKN chưa đảm bảo đầy đủ tính khách quan, cơng khai, dân chủ trong quá trình giải quyết; việc khởi kiện của người dân tại Tịa án cịn bị hạn chế; trình tự, thủ tục GQKN chưa cụ thể, rõ ràng, nhất là GQKN lần đầu còn quá phức tạp, thời hạn giải quyết dài, chưa tạo thuận lợi cho công dân; chưa đề cao vai trị của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và của luật sư trong quá trình GQKN; thiếu chế tài cụ thể trong việc xử lý trách nhiệm thực hiện công tác GQKN; hiệu lực thi hành các quyết định GQKN chưa cao; chưa gắn trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức tiếp cơng dân. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định về khiếu nại và GQKN, nhất là trong lĩnh vực đất đai… cịn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, chưa tạo được thống nhất trong các quy định về khiếu nại, GQKN.

Pháp luật GQKN đất đai cần được hoàn thiện các nội dung sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai: Luật Đất đai năm 2013

mới vừa có hiệu lực thi hành, do đó, cần hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể, tránh áp dụng tùy tiện vấn đề thu hồi đất theo hướng khẳng định rõ và rất hạn chế các trường hợp được coi là "thật sự cần thiết" mới được thu hồi, theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, cần làm rõ hơn vai trò của HĐND như là tiếng nói của cử tri trong việc kiểm soát những quyết định thu hồi đất của UBND cùng cấp. Về xác định giá đất, cần quy định thành phần bắt buộc trong hội đồng thẩm định giá đất, khơng chỉ có UBND, đại diện ban, ngành liên quan, tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất độc lập, mà còn cần tới nhiều thành viên là các chuyên gia cao cấp về định giá đất như các chuyên gia định giá từ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp định giá, hiệp hội định giá. Với thành phần như vậy mới đảm bảo việc định giá đất có cơ sở khách quan. Về lâu dài, cũng cần tính đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai để luật hóa nội dung nói trên cho thực sự phù hợp với những yêu cầu chung và với tình hình thực tế.

Hai là, đổi mới về mơ hình tổ chức bộ máy giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai: Cần tăng cường trách nhiệm GQKN của cơ quan hành chính nhà nước bằng các biện pháp: Xác định rõ chế độ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước là người có thẩm quyền GQKN; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người có thẩm quyền GQKN; chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý nghiêm những người vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác GQKN. Đồng thời, bảo đảm, tăng cường tính độc lập, khách quan của Tịa án trong việc xét xử các vụ án hành chính, các cấp Tịa án cần được bố trí theo khu vực, vùng, khơng theo cấp hành chính lãnh thổ nhằm bảo đảm tính độc lập khi xét xử các vụ án hành chính của Tịa án.

Ba là, hồn thiện về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai: Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về tổ chức đối thoại; luật sư tham gia q trình GQKN; cơng khai, minh bạch các tài liệu, chứng cứ của các bên; tăng cường việc "tranh tụng" để phá vỡ tính "khép kín" trong quá trình GQKN. Đồng thời, quy định thẩm quyền, căn cứ, thủ tục xem xét lại khiếu nại trong một số trường hợp cụ thể khi phát hiện việc GQKN có vi phạm pháp luật; các vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài... Song song với giải pháp đối với trình tự, thủ tục bằng con đường hành chính, cũng cần phải đơn giản, rút gọn một số thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính trong trường hợp vụ việc đơn giản, rõ ràng, có căn cứ để phán quyết và bảo đảm, tăng cường hiệu lực xử vụ án hành chính của Tịa án, thơng qua việc nghiên cứu có cơ chế hữu hiệu thi hành bản án hành chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 83)