Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 57)

- Bộ trưởng có thẩm quyền GQKN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính c ủa mình, của cán bộ, công chứ c do mình qu ả n lý

2.1.3.2.Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, pháp luật GQKN về đất đai hiện nay ởnước ta còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Th nht, hệ thống pháp luật quy định GQKN về đất đai thiếu đồng bộ. Luật Khiếu nại và Luật Đất đai có các quy định không thống nhất trong việc GQKN của công dân. Cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về mối quan hệ trong GQKN, tranh chấp giữa cơ quan hành chính và Tịa án nhân dân, giữa Bộ quản lý chuyên ngành và Thanh tra Chính phủ. Thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan tịa án chưa cụ thể, rõ ràng nên nhiều trường hợp người dân phải đi lại nhiều lần giữa Tòa án nhân dân và UBND nhưng vẫn không được tiếp nhận để giải quyết.

Th hai, công tác GQKN về đất đai chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn nhiều điểm có xung đột trong tồn hệ thống pháp luật nước ta. Riêng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai cũng có nhiều điểm khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật GQKN. Về việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, có sự khác nhau giữa Luật Xây dựng và Luật Đất đai. Về tính hợp luật của các loại hợp đồng, giấy tờ chuyển QSDĐ trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, có sự khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự. Tình trạng pháp luật như vậy đã dẫn đến cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Th ba, cơ chế chuyển phần lớn việc GQKN về địa phương có ưu điểm là tăng cường trách nhiệm giải quyết của cấp có thẩm quyền quản lý đất đai nhưng lại có nhược điểm là khơng đáp ứng được nguyện vọng của người có đơn khiếu nại là muốn được cấp có thẩm quyền ở Trung ương ra quyết định cuối cùng để bảo đảm tính khách quan. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương ngày càng tăng.

Th , cơ chế chuyển toàn bộ vụ việc tranh chấp đất đai có giấy tờ sang Tòa án nhân dân, khuyến khích chuyển khiếu nại về quyết định hành

chính, hành vi hành chính sang khởi kiện lên tịa án hành chính có ưu điểm là nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền nhưng lại bất cập ngay với thực tế giải quyết của tịa án nhân dân do trình độ chưa cao, thiếu nhân lực và tòa án nhân dân chưa thực sự độc lập với cơ quan hành chính cùng cấp.

Th năm, Luật Khiếu nại là luật chung và quy định trình tự, thủ tục GQKN các quyết định hành chính và hành vi hành chính cho tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý hành chính. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai năm 2013, các khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai được giải quyết theo một cơ chế riêng, khơng theo trình tự được quy định trong Luật Khiếu nại. Điều này có vẻ như nghịch lý, song đây là một thực tế bất cập hiện nay.

Nguyên nhân ca nhng hn chế

- Nguyên nhân do chính sách, pháp luật về đất đai trong thời gian dài khơng được hồn thiện đồng bộ, thiếu cụ thể và nhất quán.

Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai chưa đủ rõ dẫn đến công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai còn nhiều hạn chế; chế tài xử lý chưa đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Chính sách, pháp luật về đất đai trong thời gian dài khơng được hồn thiện đồng bộ, thiếu cụ thể và thiếu nhất quán dẫn tới việc thực hiện chính sách trong nhiều trường hợp tùy tiện, không quan tâm đầy đủ đến lợi ích chính đáng của người SDĐ. Việc chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử, thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo tạo ra bất cập, nhất là trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết; một số địa phương chất lượng giải quyết các vụ, việc chưa cao dẫn đến tình trạng khiếu nại khơng có điểm dừng, không rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về cơ quan nào.

- Nguyên nhân do chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của

người SDĐ đã được pháp luật công nhận, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước, tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng của người SDĐ, đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cư (thu hồi giá quá thấp, giao lại giá cao). Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có được dự án; chưa chú ý những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, khơng có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nơng dân khơng cịn hoặc cịn ít đất sản xuất hoặc những người khơng cịn việc làm như nơi ở cũ. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng QSDĐ thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ứng gay gắt của người có đất bị thu hồi.

- Nguyên nhân do bất cập trong cơng tác GQKN về đất đai

Nhìn chung, tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai thiếu ổn định và bất cập so với yêu cầu thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại địi hỏi phải có các bước điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận, do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách. Nhưng hiện nay, hầu hết cán bộ làm công tác GQKN chủ yếu là kiêm nhiệm; khiếu nại về đất đai chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện, xã nhưng cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết ở cấp này lại không tương ứng. Chủ tịch UBND các cấp là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định GQKN nhưng lại phải giải quyết rất nhiều công việc khác nhau của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng GQKN chậm, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, dẫn đến tình trạng khiếu kiện lại hoặc khiếu kiện vượt cấp.

Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại lĩnh vực đất đai, nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, hướng dẫn cụ thể

theo pháp luật về việc nộp đơn dẫn đến tình trạng người đi khiếu kiện lúng túng, mất nhiều thời gian, công sức khi phải đi hết nơi này đến nơi khác. Khi phát sinh khiếu kiện, cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm; cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc khơng có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu kiện mới phức tạp hơn.

Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương chưa bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm cơng việc này nên việc hịa giải đạt hiệu quả chưa cao. Nhiều vụ việc giải quyết không triệt để dẫn đến khiếu kiện đơng người, có trường hợp dẫn đến xảy ra vụ án hình sự. Một số địa phương chưa làm tốt trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn như vi phạm trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, tái định cư, cấp giấy chứngnhận QSDĐ.

Công tác thanh tra chưa được thực hiện thường xun, cịn thiếu tính chủ động, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Việc xử lý sau thanh tra của các cấp, các ngành chưa kiên quyết, triệt để, kịp thời làm hạn chế hiệu quả hoạt động thanh tra, cụ thể: Tình trạng lấn chiếm đất cơng, chuyển đổi mục đích SDĐ nơng nghiệp, sử dụng sai mục đích, để đất hoang hóa diễn ra thường xun và dưới nhiều hình thức gây bức xúc trong dư luận nhân dân và xã hội nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm; chế tài quy định xử lý, xử phạt vi phạm pháp luật đất đai còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tranh chấp đất đai cịn mang tính chủ quan, nể nang, nặng về mệnh lệnh hành chính; nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình, đạt lý. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ

việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo... để thay thế quyết định giải quyết khiếu nạivề đất đai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 57)