Tình hình khiếu nại đất đai ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 59 - 64)

- Bộ trưởng có thẩm quyền GQKN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính c ủa mình, của cán bộ, công chứ c do mình qu ả n lý

2.2.2. Tình hình khiếu nại đất đai ở tỉnh Vĩnh Phúc

Thực tiễn cho thấy, tình hình khiếu nại đất đai ở Vĩnh Phúc thời gian qua có những chuyển biến phức tạp. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 và 6 tháng đầu năm năm 2016, số lượt người trực tiếp đến cơ quan hành chính nhà nước ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) để khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh tăng 5% so với giai đoạn 2008 - 2011; số lượt đơn thưkhiếu nại, kiến nghị, phản ánh tăng 6% so với cùng kỳ giai đoạn (2008 - 2011) nguyên nhân là do đơn thư được gửi nhiều lần, đến nhiều cấp, nhiều ngành; tình hình an ninh nơng thơn trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định. Tính chất, mức độ phức tạp của các vụ việc mặc dù có giảm, khơng gay gắt và phát sinh điểm nóng; nhưng tình hình khiếu nại cịn diễn biến phức tạp tại một số nơi thời gian qua khi nhà nước thu hồi đất để sử

dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, việc tranh chấp đất đai, đòi lại đất cũ và liên quan đến cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng; một số địa bàn cịn có những vụ việc đơng người, phức tạp, như: thị trấn Thanh Lãng, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên; xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường… Một số vụ việc khiếu nại diễn biến phức tạp liên quan đến giá bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, khiếu nại liên quan đến việc triển khai các dự án như: Vụ việc làng nghề tại thị trấn Thanh Lãng - huyện Bình Xuyên từ năm 2000 đến nay; các vụ việc liên quan đến các dự án khu cơng nghiệp Bình Xun; các vụ việc liên quan đến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai: bao gồm liên quan đến thị xã Phúc Yên, huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; các vụ việc liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, đất dịch vụ ở thành phố Vĩnh Yên; các vụ việc ở huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Thường; các vụ việc liên quan đến đất đai, cát sỏi tại huyện Sông Lô… Nội dung khiếu nạivà kiến nghị, phản ánh chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất dịch vụ; tranh chấp đất đai, địi lại đất nơng nghiệp.

Khiếu nại về đất đai chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số đơn khiếu nại mà cơ quan có thẩm quyền nhận được ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nội dung khiếu nại, kiến nghị chủ yếu liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ 75%; nội dung khiếu nại, kiến nghị về thực hiện chính sách xã hội chiếm tỷ lệ 10%; khiếu nại, kiến nghị nội dung khác chiếm tỷ lệ 15%.

Toàn tỉnh nhận trong giai đoạn 2012 - 2015 nhận trên 10.840 lượt đơn thư trong đó: Khiếu nại 1.496 lượt đơn, tỷ lệ 13,8%; tốcáo 1.056 lượt đơn, tỷ lệ 9,7%; loại khác (Kiến nghị, đề ngh, phn ánh) 8.288 lượt đơn, tỷ lệ 76,5%:

- Cấp tỉnh nhận 3.832 lượt đơn, tỷ lệ 35,4%; - Cấp huyện nhận 2.968 lượt đơn, tỷ lệ 27,4%; - Cấp xã nhận 4.040 lượt đơn, tỷ lệ 37,2%;

Trong tổng số 10.840 lượt đơn thư đã nhận, có 2.560 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trong

đó: cấp tỉnh 856, cấp huyện 352, cấp xã 1.352 vụ việc; còn lại 8.280 lượt đơn thư trùng lặp và thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp, tổ chức chính trị xã hội.

0%

75% 10%

15% Khiếu nại đất đai

Khiếu nại chính sách xã hội Khiếu nại khác

Biểu đồ 2.1: T l khiếu ni Vĩnh Phúc

Tình hình khiếu nại, tố cáonêu trên đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội tại một số địa phương trong một số thời điểm; có nơi đã xuất hiện những mâu thuẫn phát sinh giữa người dân với chính quyền, giữa người dân với nhà đầu tư; một số dự án đầu tư xây dựng, do tác động từ các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã làm tiến độ dự án bị chậm triển khai hoặc phải tạm dừng thực hiện kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế- xã hội và môi trường thu hút đầu tư chung của tỉnh. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đông người phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành kiểm tra, xác minh, rà soát; tổ chức đối thoại để giải quyết kịp thời, tình hình đã có chuyển biến tích cực trong thời gian qua.

Việc khiếu nại về đất đai ởVĩnh Phúc có một sốđặc điểm sau đây:

Th nht, khiếu nại chủ yếu phát sinh ở đô thị hoặc nơi tập trung thực hiện những dự án lớn như liên quan đến vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng đối với dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai liên quan đến khu vực thị xã

Phúc Yên; khu cơng nghiệp Bá Thiện, Thiện Kế - huyện Bình Xuyên; vấn đề đầm Sáu Vó, làng nghề - thị trấn Thang lãng - huyện Bình Xuyên; vấn đề đền bù đất dịch vụ cho bà con trong tỉnh; vấn đề đất đai, cát sỏi ở huyện Sơng Lơ... Những ngun với những tình trạng trên bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Những số vụ việc khiếu nại về đất đai chiếm gần 55% số vụ việc khiếu nại về đất đai trên địa bàn toàn tỉnh trong giai đoạn 2012 - 2015. Trong khi ở các địa bàn miền núi số vụ việc khiếu nại về đất đai chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số vụ việc khiếu nại về đất đai của toàn tỉnh (như huyện huyện Lập Thạch chỉ chiếm 5%, Sông Lô chiếm 6%.

Th hai, khiếu nại chủ yếu mang tính đơn lẻ, tuy nhiên cũng xảy ra một số vụ việc khiếu nại đơng người, có dấu hiệu liên kết giữa các đối tượng ởcác địa phương trong tỉnh.

Th ba, nội dung khiếu nại chủ yếu đối với quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai, lấn chiếm đất đai. Theo số liệu khảo sát của Thanh tra tỉnh, trong giai đoạn từ năm 2012 đến hết năm 2015 có sự gia tăng tương đối nhanh so với cùng kỳ 4 năm trước đó, trong tổng số các vụ việc khiếu nại, về đất đai, nội dung khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng gồm các vụ việc liên quan đến việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng các khu cơng nghiệp, làng nghề, giãn dân chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Ngoài ra là các nội dung: khiếu nại quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất cũng chiếm tỷ lệ lớn.

Nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh thời gian qua có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể:

Nguyên nhân khách quan:

Th nht, do trên địa bàn tỉnh tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất của các hộdân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, thương mại, hạ tầng giao thơng, những nội dung chính sách liên quan đến lợi ích của người SDĐ cịn nhiều bất cập,

nhất là về giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi theo hướng năm sau cao hơn năm trước; cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợtái định cư chưa nhất quán nên khó thực hiện. Những yếu tố này là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh khiếu nại về đất đai mang tính khách quan khơng chỉ ở Vĩnh Phúc nói riêng và cũng là thực tếở nhiều tỉnh khác.

Th hai, thu hồi đất nông nghiệp của dân để làm dự án khu đô thị, khu dân cư nhưng tiền bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi thấp hơn nhiều lần so với giá đất mà chủđầu tư chuyển nhượng lại cho người khác, dẫn đến người có đất bị thu hồi cho rằng thiếu sự cơng bằng về lợi ích. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây tâm lý khơng hài lịng và nảy sinh việc khiếu nại, khiếu kiện diễn ra trong thời gian dài và phức tạp.

Thứ ba, một số vụ việc khiếu nại về nhà, đất do lịch sử để lại như đòi lại đất nơng nghiệp trước đây góp vào hợp tác xã, sau đó hợp tác xã giải thể; việc thay đổi về cơ chế chính sách về phát triển kinh tế, trong đó có chính sách về phát triển hợp tác xã cũng là nguyên nhân diễn ra việc khiếu nại về nhà, đất đối với công dân.

Nguyên nhân ch quan:

Th nht, công tác thu hồi đất, xác định giá đất, thống kê đất đai, tài sản trên đất, xác định diện tích trên thực tế, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư có nơi làm chưa tốt, cịn để xảy ra sai sót, thiếu cơng khai, dân chủ dẫn đến cơng dân khơng chấp nhận, phát sinh khiếu nại địi quyền lợi của công dân.

Th hai, công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ còn để xảy ra sai sót, khơng đứng giữa thực tế và hồ sơ, bản đồ địa chính và thực địa vẫn cịn tồn tại.

Th ba, công tác chỉ đạo, điều hành của một số cán bộ trong quản lý, SDĐ còn hạn chế, nhất là ở cấp xã vẫn cịn tình trạng nể nang, né tránh, hiện tượng "bờ tre khóm chuối" trong các mối quan hệ anh em, dòng họ, đan xen

lợi ích vẫn là một thực tế. Điều này dẫn đến công tác quản lý, sử dụng về đất đai chưa đúng quy định của pháp luật.

Th tư, trình độ, năng lực, phẩm chất của một số ít cán bộ, cơng chức cịn hạn chế, thể hiện ở việc như thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng trình tự, thời hạn giải quyết; chưa quan tâm đến việc tiếp dân, gặp gỡ đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân dân địi hỏi những lợi ích chính đáng, những yêu cầu lợi ích thiết thân, cũng như giải thích thỏa đáng về những quy định của pháp luật cho người dân hiểu, nhận thức và thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Th năm, việc tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật chưa được chú trọng. Đặc biệt cấp xã, phường, thị trấn là chính quyền gần nhất, mọi thắc mắc, nguyện vọng của người dân đều được phản ánh trực tiếp. Tuy nhiên, việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân trong việc thực hiện các quy định ở cấp xã còn nhiều hạn chế, thậm chí có những nơi những quy định tối thiểu về quyền và nghĩa vụ của người dân vềđất đai người dân cũng không biết, những chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)