Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai theo hướng mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 80)

- Bộ trưởng có thẩm quyền GQKN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính c ủa mình, của cán bộ, công chứ c do mình qu ả n lý

3.1.4.Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai theo hướng mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

hướng mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ là thuộc tính cơ bản của pháp luật XHCN bởi nó là phương tiện tổ chức của một nhà nước dân chủ, một xã hội dân chủ, bảo đảm trên thực tế quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân.

Nói cách khác, pháp luật dân chủ phải là pháp luật vì con người. Đó là định hướng xuyên suốt quá trình phát triển của pháp luật, là tư tưởng chỉ đạo công tác khiếu nại, tố cáo pháp luật mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định là phải làm sao cho pháp luật dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn.

Về nhận thức, cần khẳng định, mặc dù quyền ban hành pháp luật thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền, song chủ thể sáng tạo pháp luật chân chính phải là nhân dân. Từ nhận thức này đặt ra hai vấn đề: Một là, nhân dân phải có năng lực làm chủ, tức phải có hiểu biết sâu về sắc pháp luật, có ý thức dân chủ và là chủ, thể hiện năng lực và tinh thần làm chủ; hai là, nhân

dân phải có điều kiện được làm chủ, làm chủ không chỉ qua các cơ quan, tổ chức đại diện mà cịn trực tiếp tham gia đóng góp kiến vào các dự án pháp luật về khiếu nại, tố cáo cả của trung ương và địa phương.

Để tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ trực tiếp phải quán triệt tinh thần và nội dung cụ thể của nguyên tắc dân chủ trong từng mắt khâu của quy trình xây dựng pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Điều có ý nghĩa quan trọng là phải bảo đảm dân chủ thực sự trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân thực hiện cải tiến việc lấy ý kiến về các văn bản pháp luật theo hướng thiết thực, trách hình thức lãng phí, và phải có quy chế giao trách nhiệm nghiên cứu, tập hợp và trả lời thư của nhân dân góp ý về cơng việc chung của đất nước.

Mặt khác, bên cạnh việc tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp tham gia pháp luật, cần tập trung nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội, tiếp tục dân chủ hóa sinh hoạt của Quốc hội, nhất là trong các kỳ họp quốc hội thảo luận thông qua các dự án luật, nâng cao năng lực của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu, tăng cường đại biểu chuyên trách; chú trọng tham khảo ý kiến của các tổ chức chính trị xã hội, đồn thể quần chúng có liên quan đến nội dung các dự án pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa Quốc hội với Mặt trận Tổ quốc

và các đồn thể quần chúng để tập hợp trí tuệ của nhân dân tham gia vào các dự án luật và những vấn đề quan trọng của đất nước nói chung và các dự án luận về khiếu nại, tố cáo nói riêng.

Xây dựng chính sách đất đai và tổ chức quản lý đất đai trong môi trường của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là rất mới mẻ đối với nước ta. Hệ thống pháp luật về đất đai hiện nay còn thiên về xử lý các mối quan hệ ban đầu có tính chất hành chính, chưa tiếp cận kịp thời những biến động có tính chất thịtrường và kinh tế - xã hội của đất nước chuyển động theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến những biến động về quan hệ đất đai vềcơ cấu SDĐvà cơ chế quản lý đất đai, xuất hiện nhiều vấn đề mới, Nhà nước phải đối mặt trước nhiều vấn đề bất cập trong quản lý. Vì vậy, vấn đề phải tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai để tạo hành lang pháp lý là rất cần thiết và cấp bách.

Việc hoàn thiện pháp luật đất đai cần quán triệt chủtrương, đường lối, chính sách đất đai của Đảng trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng yêu cầu quản lý và SDĐ theo thể chế kinh tế thịtrường định hướng XHCN: quán triệt nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật; từng bước hoàn thiện các quy định về người SDĐ, QSDĐ và nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

Nguyên tắc căn bản là tăng cường củng cố chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và Nhà nước thống nhất quản lý; đồng thời ngày càng hoàn thiện cơ chế chính sách gắn trách nhiệm và quyền lợi hợp pháp của người SDĐ thơng qua các lợi ích kinh tế. Hai mặt này cần phải gắn bó quan hệ với nhau trong một thể thống nhất. Sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý về đất đai càng được tăng cường có hiệu lực thì càng làm cho người SDĐ có hiệu quả hơn. Người SDĐ càng có hiệu quả làm cho chế độ sở hữu tồn dân ngày càng được tăng cường có hiệu lực, hiệu quả hơn.

3.2. GII PHÁP HOÀN THIN PHÁP LUT GII QUYT KHIU NI VĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc (Trang 77 - 80)