Trong năm qua, các KPT ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của doanh nghiệp. KPT khách hàng của khách hàng thâm niên qua các năm khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng bị chiếm dụng vốn. Để nâng cao quản lý các KPT, Công ty cần áp dụng một số biện pháp sau:
Phân tích năng lực khách hàng
Để tránh tình trạng nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp cần đề ra các phương án theo dõi chặt chẽ năng lực thanh toán của khách hàng ví dụ như xếp hạng tín dụng khách hàng, tình hình HĐKD của khách hàng, từ đó đề ra các phương án thu hồi nợ
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
phù hợp với từng đối tượng. Sau đây tôi xin đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao công tác thu hồi nợ như sau:
Các doanh nghiệp mới cấp tín
dụng 37% 30%
Các doanh nghiệp đã cấp tín
Tuổi của KPT ( Ngày) Tỷ lệ của KPT so với DT bán chịu
1. Nợ phải thu trong hạn 35%
0 - 90 35%
2. Nợ phải thu quá hạn 65%
1 - 60 16% 61- 150 28% 150 < 21% Tổng cộng 100% (Nguồn: Phòng hành chính)
Với 37% nhóm khách hàng mới cấp tín dụng lần đầu không có KNTT nợ đúng hạn là 70%, công ty nên có biện pháp dừng cung cấp tín dụng. Còn 30% còn lại, công ty cần theo dõi thêm về KNTT nợ từ đó có quyết định cấp tín dụng cho những lần mua tiếp theo.
Với nhóm khách hàng đã cấp tín dụng từ trước, 50% số khách hàng thanh toán nợ đúng hạn sẽ được công ty tiếp tục cung cấp tín dụng, còn 50% còn lại công ty cần chú ý đến thời gian mà khách hàng thanh toán muộn là bao lâu. Nếu lý do thanh toán muộn đến từ các nguyên nhân khách quan như tiền hàng của khách hàng về muộn hay các lý do từ ngân hàng,.. thì công ty có thể tiếp tục cấp tín dụng cho nhóm khách hàng này.
Để làm được những điều này, Công ty cần phải theo dõi chi tiết về thông tin về khách hàng như thu nhập khách hàng, vòng quay các khoản nợ. Đề xuất đối với ban lãnh đạo cấp cao cần phải tăng cường công tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng bằng cách sử dụng thông tin từ bộ phận kinh doanh, bộ phận kế toán, ví dụ như các thông tin về: NNH, DTT, lợi nhuận, các chỉ số thanh khoản,.. Từ đó đề ra phương án thu hồi nợ hợp lý nhất với tình trạng của doanh nghiệp.
Xây dựng công tác thu hồi nợ
Phương án này Công ty cần theo dõi và so sánh giữa kỳ thu tiền bình quân và mức độ thu hồi các KPT để kiểm tra xem các KPT được thu hồi như thế nào so với
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
chính sách tín dụng của nó để áp dụng các biện pháp xử lý nhằm ngăn ngừa nợ phải thu quá hạn. Sau đây là bảng theo dõi tuổi thọ của các khoản nợ của doanh nghiệp.
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Sau khi doanh nghiệp đã lập được bảng theo dõi như trên, Công ty cần phải chú trọng đến những khoản nợ quá hạn từ 61 - 150 ngày và hơn 150 ngày. Đối với các khoản nợ từ 61 - 150 ngày, doanh nghiệp cần tính đến KNTT của khách hàng trong thời hạn này, từ đó lập một lịch trình thanh toán từng phần cho khách hàng đó, đặc biệt tích cực đòi nợ cho nhóm khách hàng này. Đối với nhóm khách hàng nợ trên 150 ngày, doanh nghiệp nên xem xét đến khả năng kinh doanh của khách hàng, từ đó lập khoản dự phòng khó đòi cho năm tài chính.
Để làm được điều này, ban lãnh đạo cần xác định tương đối là các khoản nợ này có ảnh hưởng đến công tác sử dụng VLĐ là bao nhiêu, và cần đưa ra những giải pháp cụ thể. Sau đó điều xuống các phòng ban lập hợp đồng mua bán mới, trong đó có các mục với nội dung như sau:
+ Khuyến khích khách hàng lựa chọn trả ngay và trả trước sẽ có lợi hơn so với trả chậm. Ví dụ như với khi trả chậm, sau này khách hàng phải thanh toán thêm lãi suất do thanh toán chậm, và với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng; ngược lại, khi trả trước, khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán.
+ Trong hợp đồng cần quy định rõ ràng về thời hạn thanh toán, và hình phạt nếu
không thanh toán đúng hạn. Điều này giúp thúc đẩy áp lực trả tiền từ khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Các phương án quản trị khác
+ Ngoài những phương án về quy định trong hợp đồng, nội bộ Công ty cần đặc biệt chú ý tới việc cần trích lập các KPT khó đòi.
+ Bên cạnh đó, khi khách hàng cố tình không thanh toán cho các khoản nợ thâm niên, từ 3- 5 năm, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp mạnh tay như: Thuê luật sư chuyên giải quyết nợ, thuê các dịch vụ đòi nợ',...