Có hai loại quy tắc xuất xứ chính, được phân chia theo mục đích áp dụng và thị trường nhập khẩu. Đó là “quy tắc xuất xứ ưu đãi” nhằm mục đích được hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập khẩu và “quy tắc xuất xứ không ưu đãi” không nhằm mục đích hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập khẩu hoặc không bị rằng buộc bởi một thỏa thuận ưu đãi thuế quan nào.
Xét theo tiêu chí, quy tắc xuất xứ ưu đãi được phân loại thành hai quy tắc. Một là, “quy tắc xuất xứ thuần túy” (WO) với mục đích chứng minh hàng hóa có nguồn gốc thuần túy từ một quốc gia cụ thể nếu được khai thác, nuôi trồng, chế biến tại một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không có sự tham gia của hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia khác. WO là tiêu chí chặt nhất so với tất cả các tiêu chí còn lại trong hệ thống quy tắc xuất xứ. Với thực tiễn thương mại quốc tế như hiện nay, không có nhiều các sản phẩm đáp ứng tiêu chí này; Hai là,“ quy tắc xuất xứ không thuần túy” dành cho các hàng hóa trong quá trình sản xuất, gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào quá trình sản xuất gia công chế biến tạo ra.
Quy tắc xuất xứ không thuần túy bao gồm ba loại: Các quy tắc chung (Hàm lượng giá trị khu vực - RVC ; Chuyển đổi mã số hàng hóa thuế quan - CTC; Công đoạn gia công chế
12
biến cụ thể - SP); Quy tắc riêng (Quy tắc cụ thể mặt hàng - PSR); và Các trường hợp ngoại lệ (De minimis; Vận chuyển thẳng; Quy tắc cộng gộp)
Xuất xứ không ưu đãi
Xuất xứ thuần túy WO
Công đoạn gia công chế biến cụthể -SP
Xuất xứ không
thuần túy Quy tắcriêng Quy tắc cụ thể mặt hàng - PSR
De minimis
Các trường
hợp ngoại lệ Vận chuyển thẳng Quy tắc cộng gộp
Hình 1.1 Phân loại các quy tăc xuât xứ