Những bất cập tồn tại khi áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 795 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 93 - 99)

c. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản

3.2.4. Những bất cập tồn tại khi áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi ở Việt Nam

3.2.4.1. Cơ sở pháp lý để xác định xuất xứ

Xác định xuất xứ của hàng hóa là một trong những căn cứ quan trọng cho các chế độ ưu đãi. Thế nhưng, Việt Nam mới chỉ nhận thức được vấn đề này sau khi trở thành thành viên của ASEAN, tham gia vào hệ thống GSP và quan trọng nhất là tham gia vào khu vực AFTA.

Những yếu kém này một phần là do trong thời kỳ dài bị cấm vận, Việt Nam không có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với các nước và khu vực (Vũ Duy, 2003). Do vậy mà Việt Nam không có quan hệ ưu đãi về kinh tế, thương mại với bất kỳ nước nào. Đồng thời, việc

72

trên các Nghị định thư ký với từng nước mới chú trọng trị giá nói chung mà chưa chú ý đến

cán cân thương mại đối với từng nước cũng như từng khu vực. Công tác thống kê theo các chỉ tiêu phục vụ cho việc quản lý, chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế chỉ mới được quan tâm trong những năm gần đây. Thêm vào đó, việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích và sức khỏe người tiêu dùng cũng chỉ mới được để ý tới vài năm gần đây. Vì thế, trong suốt một thời kỳ dài, vấn đề xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào thị trường Việt Nam, coi xuất

xứ hàng hóa như một trong những chỉ tiêu phục vụ công tác kiểm tra hải quan đã không được chú trọng. Tương tự như vậy, do hàng hóa Việt Nam xuất đi nước ngoài không được hưởng ưu đãi, thậm chí còn bị phân biệt đối xử nên việc xét cấp CO cho hàng hóa Việt Nam

cũng chưa được đặt ra.

Chuyển sang thời kỳ đổi mới mở cửa, nước ta đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế

giới và khu vực, mở rộng quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới và bắt đầu

thiết lập các quan hệ kinh tế ưu đãi với một số nước và khu vực. Đứng trước tình hình đó, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định việc áp dụng các quy tắc xuất xứ trong quan hệ kinh tế với các đối tác đã có thỏa thuận ưu đãi song phương và đa phương. Thông tư 09/2000/TTTL-BTM-TCHQ là văn bản mang tính tổng quan nhất đưa ra quy tắc xuất xứ của riêng Việt Nam. Các văn bản này cũng được chỉnh sửa, cập nhật qua từng thời kỳ. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ban hành một số văn bản liên quan đến các cơ chế, chính sách xuất xứ hàng hóa như Nghị định số 31/2018/NĐ - CP quy định về Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa có cập nhật thêm các điểm mới về tự chứng nhận xuất xứ và chứng nhận xuất xứ điện tử; Thông tư số 05/2018/TT-BTC quy định về xuất xứ hàng

73

về Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu ( Bộ Công thương Việt Nam, 2019).

Như vậy, quy định về xuất xứ hàng hóa được thể hiện ở nhiều văn bản dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình tra cứu, tuân thủ. Ngoài ra, càng nhiều FTA Việt Nam ký kết, càng nhiều các thông tư hướng dẫn thực hiện. Muốn xuất khẩu sang Trung

Quốc, doanh nghiệp cần biết Thông tư 21/2014/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2010/TT-BCT thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ

thể mặt hàng theo mã HS trong FTA ASEAN - Trung Quốc để làm thủ tục xin cấp CO form

E. Nếu xuất khẩu vào thị trường Australia, doanh nghiệp lại cần tìm hiểu Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24/09/2015 v/v Quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định

Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN- Australia, New Zealand về CO form AANZ.

Hơn thế nữa, nhiều văn bản có xu hướng sửa đổi và bổ sung trong thời gian ngắn như

Thông

tư số 05/2015/TT-BCT ngày 27/03/2015 v/v Sửa đổi, bổ sung CO mẫu VC ban hành kèm theo Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15/11/2013 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ

trong FTAViệt Nam - Chi Lê. Điều này gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong quá

trình tra cứu, tuân thủ đúng các quy định.

3.2.4.2. Hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ

Như đã trình bày ở phần trên, doanh nghiệp có thể làm các thủ tục xin cấp CO từ các cơ quan có thẩm quyền hoặc tự chứng nhận xuất xứ. Hoạt động cấp CO này có thể gặp phải bất cập từ hai phía: cơ quan cấp CO và bản thân doanh nghiệp.

Về phía cơ quan cấp CO, bất cập có thể còn tồn tại ở các cán bộ cấp CO trong việc hướng

dẫn doanh nghiệp khai CO còn thiếu sót và không chính xác. Tuy nhiên hiện nay, Chính phủ đã triển khai khai điện tử để cấp CO nên tình trạng này đã được khắc phục.

Về phía doanh nghiệp, khó khăn nhất chính là việc tự chứng nhận xuất xứ. Hiện tại, chương trình tự chứng nhận xuất xứ đang được thí điểm trong ATIGA. Mặc dù đây là xu hướng tất yếu và bắt buộc trong đàm phán một số FTA bởi chương trình này góp phần rút ngắn các thủ tục hành chính đối với quá trình xin cấp CO, đồng thời tạo thuận lợi cho

74

nghiệp đạt chứng nhận tự chứng nhận xuất xứ (Nguyễn Duy, 2018). Hai doanh nghiệp đó là Vinamilk (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam (Nestlé Vietnam Limited) (Văn Huy, 2016). Thông tư Thông tư 28/2015/TT-BCT về thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có quy định doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng

bốn (4) tiêu chí sau mới được tự chứng nhận xuất xứ: (1) Là nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; (2) Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 02 (hai) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký. (3) Kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp CO mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD. (4) Có cán bộ được đào tạo, cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp. Theo (Nguyễn Duy, 2018), số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đạt chứng nhận thấp như vậy là bởi các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ điều kiện các tiêu chí đề ra, nhất là tiêu chí thứ 3 - yêu cầu doanh nghiệp phải đạt kim ngạch

xuất khẩu đi ASEAN từ 10 triệu USD trở lên.

3.2.4.3. Doanh nghiệp thiếu kiến thức, kinh nghiệm và chiến lược kinh doanh hợp lý

Trong nền kinh tế mở hiện nay, hầu như các doanh nghiệp đầu nhận ra rằng muốn tồn tại và phát triển được thì họ phải cạnh tranh trên thị trường thế giới mà đây là một cuộc cạnh tranh hết sức gay gắt và khốc liệt. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thờ ơ với các FTA dẫn đến việc vẫn chưa hiểu rõ tác dụng, ý nghĩa của CO cũng như việc chưa có khả năng vận dụng linh hoạt các quy tắc xuất xứ.

Chẳng hạn, quy tắc xuất xứ trong ATIGA có quy định hàng hóa áp dụng tiêu chí xuất xứ

CTC nhưng không đạt được sự chuyển đổi mã số HS thì vẫn được coi là có xuất xứ nếu giá

trị của tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ dùng để sản xuất ra sản phẩm đó không vượt quá 10% (ngưỡng De minimis) của tổng giá trị hàng hoá đó tính theo giá FOB. Có

75

chí De minimis đã dần đến nhiều trường hợp đáng ra đủ điều kiện hưởng ưu đãi nhưng lại bỏ qua một cách đáng tiếc (Nguyễn Hồng Hạnh, 2018).

Chiến lược kinh doanh thiếu bài bản và thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế cũng là lý

do khiến doanh nghiệp gặp một số rủi ro khiến không thể chủ động trong việc xin CO ưu đãi. Như đã đề cập, các FTA khác nhau có yêu cầu mẫu cấp CO khác nhau. Một doanh nghiệp với định hướng ban đầu sẽ xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp sang thị trường Hàn Quốc nên đã chuẩn bị thủ tục để xin CO mẫu AK. Tuy nhiên, đến thời điểm xuất khẩu hàng hóa, đối tác ban đầu bất ngờ hủy đơn hàng, ngay lúc đó doanh nghiệp lại có đối tác mới ở Nhật Bản và muốn xuất luôn hàng thì chưa đủ để hưởng ưu đãi do thiếu CO mẫu AJ dành cho thị trường Nhật Bản.

3.2.4.4. Sự phức tạp của các quy tắc xuất xứ

Bên cạnh các bất cập đã nêu ở trên, thì một bất cập nữa là sự ngần ngại của doanh nghiệp

trước tính phức tạp và chặt chẽ của một số lượng lớn các quy tắc trong các FTA mà họ phải

tuân thủ. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không đáp ứng được quy tắc xuất xứ chủ yếu do thực hiện gia công đơn giản (Thùy Linh, 2016). Việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN. “Công đoạn gia công chế biến đơn giản” là các công đoạn dù được thực hiện

độc lập hoặc kết hợp với nhau cũng sẽ được coi là “không đủ điều kiện” đáp ứng quy tắc xuất xứ. Trong FTA ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam - Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ... có quy định điều khoản này áp dụng cho mọi tiêu chí xuất xứ bao gồm WO, PE, RVC, CTC, SP. Như vậy, đây là một điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam.

Sự bùng phát của các FTA đã vô tình tạo ra một mê cung lộn xộn về các ưu đãi cũng như quy tắc xuất xứ. Sự phức tạp này tạo ra nhiều thách thức hơn cho doanh nghiệp vì họ cần nỗ lực hơn nhiều để so sánh và tính toán xem dùng FTA sẽ hiệu quả và dễ dàng đáp

76

3.2.4.5. Tương quan chi phí và lợi ích đối với doanh nghiệp

Một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp không hứng thú với ưu đãi của một FTA

có thể đến từ tương quan giữa chi phí họ bỏ ra và lợi ích họ thu về. Một lô hàng chỉ được cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu xét cho hưởng ưu đãi thuế quan nếu hồ sơ đi kèm với một CO ưu đãi cho biết nước xuất xứ của sản phẩm. Để có được CO này, nhà sản xuất hay nhà xuất khẩu phải chắc chắn rằng lô hàng đáp ứng các quy tắc xuất xứ phức tạp trong FTA, đồng thời phải chuẩn bị, lưu trữ đầy đủ các chứng từ liên quan và xuất trình tới cơ quan cấp CO ở nước xuất khẩu.

Về cơ bản, nhà xuất khẩu tuy phải thực hiện tất cả các công việc để có được CO ưu đãi nhưng người hưởng lợi khoản tiền tiết kiệm được từ thuế nhập khẩu lại là nhà nhập khẩu. Như vậy, nếu giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu không có mối quan hệ lâu dài nào khác,

quy mô đơn hàng nhỏ, có khả năng sẽ không đủ thuyết phục đối với người xuất khẩu để họ phải cất công và chịu chi phí thực hiện các công đoạn xin cấp CO phức tạp dù rằng điều họ

nhận được là bán được lô hàng. Về phía các nhà nhập khẩu, tuy tiết kiệm được thuế nhưng họ cũng có thể sẽ không yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp CO ưu đãi để tránh một số phiền toái gắn với việc sử dụng chúng. Tại thời điểm mở tờ khai hoặc trong vòng một vài năm sau khi lô hàng được thông quan (ví dụ trường hợp kiểm tra sau thông quan), cơ quan hải quan có thể kiểm tra hồ sơ các CO đang xét hoặc đã cho hưởng mức thuế thấp hoặc bằng không có đảm bảo đáp ứng và tuân thủ các nguyên tắc của FTA hay không. Cán bộ hải quan có thể phát hiện ra những lỗi trên CO, từ những lỗi nhỏ như lỗi chính tả cho tới những

lỗi có tính chất nghiêm trọng như khai sai xuất xứ có thể làm chậm quá trình được nhận ưu đãi thuế của doanh nghiệp, hoặc tệ hơn có thể khiến nhà nhập khẩu mất quyền được hưởng ưu đãi, bị truy thu thuế, bị áp dụng các khoản phạt và chế tài bổ sung.

Mặc dù việc tuân thủ và đáp ứng yêu cầu của các FTA để được hưởng ưu đãi thuế quan là không hề đơn giản, các khoản lợi ích nhìn chung vẫn luôn lớn hơn chi phí và những

77

lợi lớn hơn, ít nhất là trên khía cạnh thương mại, nếu tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan được tăng lên.

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN

XUẤT XỨ

HƯỞNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI Tự DO

Một phần của tài liệu 795 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 93 - 99)