Tỷ lệ tận dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi ở các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu 795 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88 - 91)

c. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản

3.2.3. Tỷ lệ tận dụng giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi ở các doanh nghiệp Việt Nam

Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết, thực thi và đang đàm phán 26

Hiệp định FTA, trong đó 10 FTA song phương và đa phương đã có hiệu lực, với 60 nền kinh tế, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Nhưng với số lượng FTA này, thực tế các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA một cách hiệu quả.

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2016 là 36%, cải thiện hơn so với năm 2015 (34%) (VCCI tổng hợp, 2017). Năm 2017, các tổ chức được ủy quyền đã cấp 764.052

bộ CO ưu đãi cho hàng hóa Việt Nam cấp sang các thị trường với trị giá 37,8 tỷ USD (Báo An Giang, 2018). Bước sang năm 2018, kinh tế thế giới trở nên phức tạp hơn do mối quan hệ căng thẳng giữa các nước lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng của nhiều quốc gia. Theo số liệu Bộ Công Thương đã công bố, tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2018 đạt 46,2 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA, và tăng 5% so với năm 2017 (VCCI, 2019). Con số 39% đã phản ánh một thực tế rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang dần dần nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan với các thị trường đã có FTA với Việt Nam. Vậy cụ thể tình hình tận dụng từng FTA như thế nào? Cùng theo dõi các số liệu sau:

> FTA ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

Tuy Trung Quốc là một bạn hàng thân thiết của Việt Nam trong cả hai phía xuất khẩu và

nhập khẩu hàng hóa, nhưng tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu tận dụng CO hưởng ưu đãi thuế quan từ ACFTA chỉ đạt 31% năm 2016 và tụt xuống 26% vào năm 2017 (Cục Xuất nhập khẩu, 2018). Năm 2018, Kim ngạch xuất khẩu sử dụng CO mẫu E đạt 12 tỷ USD, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (41,27 tỷ USD) - cao nhất trong 3 năm liên tiếp. Như vậy, tỷ lệ tận dụng ACFTA thường xuyên ở mức 27 - 32%.

68

>FTA ASEAN - Australia và New Zealand (AANZFTA)

Đối với thị trường Australia và Newzealand, Việt Nam đã ký kết hiệp định đa phương AANZFTA với mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế, mở ra một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong Hiệp định này, các quốc gia đã thống nhất cắt giảm từ 90 - 100% tổng số các dòng thuế lộ trình từ 2010 - 2020. Dù vậy, tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa cao, 6 tháng đầu năm 2017 chỉ 21,4% trong số 5,26 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu vào Australia từ Việt Nam có thể tận dụng được ưu đãi thuế quan

từ Hiệp định này (Lê Anh, 2017) và đạt 33% vào cuối năm. Năm 2018, tỷ lệ tận dụng CO ưu đãi AANZFTA chỉ nhích lên 34% ( Bộ Công thương Việt Nam, 2019). Thực tế, các mặt hàng tận dụng ưu đãi AANZFTA đa phần là các sản phẩm gỗ, giày dép, cao su và sản phẩm

dệt may. Đối với hàng nông nghiệp thì vẫn chưa tận dụng được nhiều do sự khắt khe về yêu cầu kiểm dịch thực vật. Do đó, tỷ lệ tận dụng AANZFTA tương ổn định ở mức trung bình qua các năm.

>FTA ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)

Trong năm 2018, Ản Độ là thị trường có tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan cao nhất (72%)

từ AIFTA với CO mẫu AI. Các mặt hàng tận dụng ưu đãi thuế quan cao như là giày dép (gần 100% giày dép xuất khẩu dang Ản Độ sử dụng CO mẫu AI); gỗ và sản phẩm gỗ (89,57%), nhựa và sản phẩm nhựa (59,93). Một số mặt hàng có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao gồm giày dép (gần 100%); gỗ và sản phẩm gỗ (89,57%), nhựa và sản phẩm nhựa (59,93) ( Bộ Công thương Việt Nam, 2019).

>FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) và Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)

Hàn Quốc cũng là một trong những đối tác chiến lược của Việt Nam khi Việt Nam đã ký kết 2 FTA (AKFTA và VKFTA) với kỳ vọng có thể có mức cắt, giảm sâu về thuế quan đối với nhiều nhóm hàng thế mạnh của Việt Nam. Dù vậy, cho đến nay, tỷ lệ sử dụng FTA hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn còn rất thấp. Như đã trình bày ở phần trên, muốn hưởng ưu đãi từ AKFTA, doanh nghiệp Việt Nam cần phải sử dụng CO

FTA Tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA (%) 2008 2009 201 0 2011 2012 -2014 201 5 2016 2017 2018 69

chỉ ở mức 15% (Anh Hoa, 2017). Năm 2017, tỷ lệ sử dụng CO AK/VK có dấu hiệu chững lại chỉ đạt 51%. Năm 2018, Hàn Quốc đứng thứ ba với tỷ lệ sử dụng mẫu CO AK/VK là 60% với kim ngạch đạt trên 11 tỷ USD (Quang Lộc, 2019). Như vậy, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ AKFTA/VKFTA trong giai đoạn 2016 - 2017 có xu hướng chững lại. Nguyên nhân được

lý giải là do sự bão hòa từ một số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm và sự mơ hồ về các điều khoản, quy định nhất là về các quy tắc xuất xứ khiến doanh nghiệp còn lúng túng, thực hiện sai thủ tục cấp CO (Việt Nga, 2018). Sang năm 2018 tỷ lệ tận dụng ưu đãi đã tăng lên là do (i) doanh nghiệp đã có kiến thức tốt hơn về ROO cho hàng hóa xuất khẩu vào Hàn Quốc; (ii) quy tắc xuất xứ linh hoạt của 2 FTA này và (iii) sự khôn khéo trong viejc các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam đã nhập khẩu nguyên vật liệu trực tiếp từ Hàn Quốc, sau đó, áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ để xuất khẩu sản phẩm cuối cùng vào thị trường Hàn Quốc ( Bộ Công thương Việt Nam, 2019).

>FTA ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)

Cũng có với Việt Nam 2 FTA, nhưng tỷ lệ sử dụng CO ưu đãi đối với thị trường Nhật Bản lại không được như kỳ vọng. Thống kê cho thấy trong năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 29.3 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ có 5.1 tỷ USD giá trị hàng hóa được cấp CO hưởng ưu đãi thuế quan, tương đương với khoảng 1/5 trị giá xuất khẩu sang thị trườn này (Hải Minh, 2017). Theo báo cáo của Bộ Công thương, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ VJEPA và AJCEP của Việt Nam trong năm 2016 mới đạt khoảng 35% (Phan Trang, 2017). Tỷ lệ tận dụng này vẫn duy trì trong suốt năm 2017 và lên tới 38% năm 2018 với lượng hàng hóa trị giá 7.13 tỷ USD được cấp CO AJ/VJ trong số 18.85 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.

>FTA Việt Nam - Chi Lê (VCFTA)

Trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực, năm 2016, VCFTA được các doanh nghiệp tận dụng cao nhất, đạt mức 64%. Năm 2017, thị trường Chi Lê vẫn đứng đầu

với tỷ lệ sử dụng CO mẫu VC là 69%. Năm 2018, Chi Lê đã bị dẩy xuống vị trí thứ hai với 70

dép (95%), gạo (74%). Tuy dung lượng thị trường Chi Lê không lớn nhưng tỷ lệ tận dụng ưu đãi VCFTA khá cao trong 2 năm liên tiếp ( Bộ Công thương Việt Nam, 2019).

> FTA Việt Nam - EAEU

Tính đến tháng 7/2017, sau 10 tháng kể từ ngày có hiệu lực FTA Việt Nam - EAEU, Việt Nam đã cấp 9.908 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV (C/O EAV) sang EAEU với tổng kim ngạch đạt 354,3 triệu USD. Đây là một dấu hiệu tăng trưởng tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu sang khu vực liên minh kinh tế Á- Âu tuy tỷ lệ tận dụng CO mới chỉ đạt khoảng 20%. Năm 2018, kim ngạch hàng hóa được cấp CO mẫu EAV chỉ đạt 684 triệu USD, chiếm tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sử dụng CO EAV 28% với một số mặt hàng đạt tỷ lệ tận dụng cao như sau: thủy sản 81,9%, hàng dệt may 86,8%, sản phẩm nhựa 96,2% và gạo 100%. Như vậy, so với mức tận dụng ưu đãi từ các FTA khác mà Việt Nam đang thực hiện, tỷ lệ này khá là thấp.

Một phần của tài liệu 795 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w