c. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản
3.3.1. Giải pháp từ Chính phủ ViệtNam
3.3.1.1. Chính phủ đàm phán nội dung Hiệp định thương mại tự do phù hợp đối với
tình
hình doanh nghiệp
Các FTA đàm phán cần phù hợp với tình hình các doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, trong ATIGA có tiêu chí 3 là một trở ngại lớn khiến rất ít doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn tự chứng nhận xuất xứ (Nguyễn Duy, 2018). Tiêu chí 3 nói rằng muốn đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp phải đạt kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN từ 10 triệu USD trở lên. Nhưng đa phần các doanh nghiệp Việt Nam là SMEs, con số 10 triệu USD là con số quá lớn khiến cho doanh nghiệp khó có thể đạt được.
Do đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thương mại trong tương lai, Chính phủ cần đàm phán các FTA với nội dung phù hợp hơn với tình hình của doanh nghiệp.
3.3.1.2. Chính phủ cung cấp các chương trình cùng với Trung tâm giải đáp về Hiệp
định
thương mại tự do để hỗ trợ các doanh nghiệp, giúp Hiệp định thương mại tự do
thân thiện
hơn với doanh nghiệp
Như đã phân tích ở chương 2, Chính Phủ Hàn Quốc đã tung ra các chương trình hỗ trợ cùng với Cổng thông tin để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tra cứu, tiếp cận và tận dụng FTA, nâng tỷ lệ tận dụng FTA lên tương đối cao. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm khá
phù hợp đối với Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam đa phần đều thờ ơ khi Chính Phủ bắt tay vào đàm phán, ký kết một Hiệp định, họ chỉ bắt đầu quan tâm khi doanh nghiệp quyết
78
qua đó cũng phát triển mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các cơ quan Chính phủ với doanh nghiệp.