c. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản
3.3.2. Giải pháp từ các doanh nghiệp ViệtNam
3.3.2.1. Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu thông tin, kiến thức
Doanh nghiệp cần phải tích cực tìm hiểu thông tin, kiến thức, kịp thời cập nhật các ưu đãi được hưởng để áp dụng CO ưu đãi đạt hiệu quả nhất. Trong chương 2, một đặc điểm rất đáng chú ý các doanh nghiệp Australia đó là các doanh nghiệp tìm hiểu rất kỹ về các FTA, sau đó nghiên cứu, phân tích với tình hình hiện tại của doanh nghiệp xem đâu là chiến
lược tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình. Với Việt Nam, nếu các doanh nghiệp cũng đầu tư tìm hiểu như vậy, chắc chắn rằng tỷ lệ tận dụng FTA sẽ cải thiện tương đối.
Chẳng hạn, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản có thể lựa chọn áp dụng giữa AJCEP và VJEPA.Vi thế, doanh nghiệp nên xem xét mức ưu đãi và yêu cầu đi kèm của từng FTA để quyết định xin CO ưu đãi của FTA phù hợp và có lợi hơn cho doanh nghiệp. Khi tìm kiếm thông tin về các cam kết FTA, doanh nghiệp có thể tìm đến một nguồn
khá đầy đủ, được cập nhật, xử lý phù hợp với trình độ và sự quan tâm của doanh nghiệp là Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc VCCI Việt Nam.
3.3.2.2. Doanh nghiệp cần thay đổi và áp dụng chiến lược kinh doanh hợp lý hơn
Doanh nghiệp cần thay đổi và áp dụng chiến lược kinh doanh hợp lý hơn nhằm gia tăng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quy tắc xuất xứ FTA. Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đang có lợi thế khi chính phủ đã đàm phán và ký kết thành công một số lượng lớn các FTA nhưng mỗi FTA lại có bộ quy tắc xuất xứ hàng hóa khác nhau. Vì không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm của tất cả các FTA nên các nhà xuất khẩu cần xem xét và lựa chọn thị trường đối tác mà bản thân có khả năng đáp ứng điều kiện
về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu để có thể áp dụng “quy tắc xuất xứ cộng gộp” khi xét hưởng ưu
79
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thị trường thương mại có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,
nâng cao tỷ lệ tận dụng FTA để gia tăng lợi thế cạnh tranh là một phần rất cần thiết để tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp, quốc gia. Nắm rõ được tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam - một quốc gia nhập siêu - trong những năm gần đây cùng với thực trạng việc gia nhập các tổ chức thương mại, ký kết các FTA giúp doanh nghiệp Việt Nam phát huy những thế mạnh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu và tạo lập thị trường thương mại mới.
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2018 mới chỉ đạt 39%. Đây là một con số khá là khiêm tốn so với một quốc gia có nhiều FTA như vậy. Đâu là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tận dụng yếu kém như này? Có 5 nguyên nhân nổi bật được đưa ra: Cơ sở phát lý để xác định xuất xứ còn chồng chéo, được đề cập trong nhiều Thông tư, Nghị định và được sửa đổi, bổ sung trong thời gian ngắn khiến doanh nghiệp khó lòng đáp ứng kịp thời; Hoạt động cấp giấy tự chứng nhận xuất xứ còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chí; Doanh nghiệp thiếu kiến thức kinh doanh quốc tế; Sự phức tạp trong quy tắc xuất xứ; và tương quan chi phí, lợi ích doanh nghiệp có được khi tham gia vào FTA. Từ đó, cùng với các kinh nghiệm tích lũy từ bài học của Hàn Quốc và Australia, một số giải pháp giúp nâng cao tỷ lệ sử dụng CO hưởng ưu đãi ở Việt Nam đã được đưa
80
KẾT LUẬN
Thật không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc hưởng ưu đãi thuế quan từ FTA thông
qua giấy chứng nhận xuất xứ. Dù trực tiếp hay gián tiếp, các doanh nghiệp đều đang được hưởng lợi từ các FTA. Tuy nhiên, không phải lúc nào tỷ lệ tận dụng CO từ FTA hưởng thuế quan ưu đãi.
Để đạt được tỷ lệ các doanh nghiệp tận dụng ưu đãi FTA cao, Hàn Quốc và Australia đã
rất nỗ lực để các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được cơ hội này. Nếu Hàn Quốc nổi bật hơn cả với các chính sách hỗ trợ từ phía Chính Phủ như các gói trợ cấp, Cổng thông tin
giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu và tuân thủ, thì Australia lại cho thấy tầm quan trọng của việc doanh nghiệp có nhận thức tốt về FTA từ đó đưa ra các chiến lược phát triển tối ưu cho doanh nghiệp. Tất cả những kinh nghiệm của Hàn Quốc và Australia đều là những bài học đắt giá cho mọi quốc gia học hỏi.
Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết một lượng lớn các FTA, mở ra cơ hội đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường các nước đối tác qua các mức ưu đãi thuế quan được hưởng từ các FTA này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tận dụng tối ưu hóa FTA bởi những bất cập liên quan đến
cơ sở pháp lý xác định xuất xứ, các hoạt động cấp CO, sự phức tạp của quy tắc xuất xứ và đặc biệt là doanh nghiệp còn thờ ơ, chưa có nhiều kiến thức về FTA. Để khắc phục những bất cập đó, Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng một số các bài học như Hàn Quốc và Australia
đã thực hiện thành công. Một là, Chính phủ đàm phán các FTA với nội dung phù hợp với tình hình kinh tế xã hội thời điểm này. Hai là, Chính phủ cung cấp các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thiết lập các trang điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, tìm hiểu