2015 2016 2017 2018
2014
^♦"Hoa Kỳ Trung Quốc ^♦—Nhật Bản —^~Hàn Quốc ASEAN
58
đầu tư cho việc nhập khẩu nguyên liệu khoáng, dầu khoáng phục vụ sản xuất và vận chuyển.
Trung Quốc với 43,7 tỷ USD vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ hai là các quốc gia láng giềng trong ASEAN với 23,1 tỷ USD. Sang năm 2015, nhập khẩu hàng hóa đạt 165,7 tỷ USD, khiến cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD với các bạn hàng quen thuộc từ Trung Quốc (49,52 tỷ USD), Hàn Quốc (27,63 tỷ USD), Nhật Bản (14,37 tỷ USD). Trong năm này, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu nhằm cải thiện trình độ công nghệ, nâng cao
giá trị sản phẩm trong nước và phục vụ xuất khẩu. Sang năm 2016, nhập khẩu tăng lên mức
174,8 tỷ USD, tăng 5,2% tương ứng tăng hơn 8,54 tỷ USD với các sản phẩm và thị trường tương tự như năm trước. Giá trị nhập khẩu năm 2017 đạt mức 213 tỷ USD, tăng 21% tương
ứng 36,3 tỷ USD so với năm 2016. Năm 2018, nhập khẩu đạt 236,7 tỷ USD, tăng 11,1% (ITC, n.d.).
3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HƯỞNG
ƯU ĐÃI
THUẾ QUAN TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI Tự DO Ở VIỆT NAM 3.2.1. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia hoặc là thành
viên
Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng tăng trưởng với một mạng lưới FTA dày đặc, Việt Nam cũng đã và đang tham gia ký kết nhiều FTA song phương và đa phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
3.2.1.1. Hiệp định thương mại song phương
> Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Chi Lê (VCFTA)
VCFTA được được ký kết vào ngày 11/11/2011 tại Hawai (Mỹ) và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Với 14 chương bao gồm 104 Điều và 8 phụ lục, VCFTA đề cập đến
59
> Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Hàn Quốc (VKFTA)
Ngày 5/5/2015, VKFTA đã chính thức được ký kết và có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. Hàn Quốc đã cam kết dành cho Việt Nam ưu đãi xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch đối với 11.679 dòng thuế trong đó có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy sản (tôm, cua, cá đông lạnh, đóng hộp); nông sản; hoa tươi; trái cây nhiệt đới; các hàng công nghiệp như dệt, may, sản phẩm cơ khí.... Đối với một số mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, đậu đỏ, khoai lang... (là những mặt hàng thuế suất MFN cao từ 241-420%), Hàn Quốc đã cam kết mở cửa thị trường cho những sản phẩm này, tạo lợi thế đáng kể cho Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.
> Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam — Nhật Bản (VJEPA)
VJEPA cũng là một Hiệp định kinh tế toàn diện cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu
tư và hợp tác kinh tế được ký kết ngày 25/12/2008, có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Với VJEPA, trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại. Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế ô tô và các dòng thuế không cam kết cắt giảm. Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định EPA sẽ bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc vào năm 2026. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% tập trung vào các năm 2019 và 2025. Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp.
> Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu EAEU
FTA Việt Nam - EAEU được ký kết ngày 29/5/2015, và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016.
Trong hiệp định, EAEU cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) cho Việt Nam qua các nhóm sau:
60
- Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025): gồm 2.876 dòng thuế, chiếm
khoảng 25%
biểu thu
- Nhóm giảm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại và sau đó giữ nguyên: bao gồm 131 dòng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế
- Nhóm không cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế (nhóm
này được hiểu là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan,
nhưng có thể
đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn
- Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): gồm 180 dòng thuế, chiếm khoảng 1,58% biểu thuế
- Nhóm Hạn ngạch thuế quan: chỉ bao gồm 2 sản phẩm là gạo và lá thuốc lá chưa chế biến
3.2.1.2. Hiệp định thương mại đa phương
> Hiệp định giữa các nước ASEAN liên quan đến xuất xứ hàng hóa
Năm 1992, các nước ASEAN đã ký với nhau Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để cùng nhau theo đuổi mục tiêu thúc đẩy thương mại trong
và ngoài khu vực, cải thiện môi trường đầu tư, tăng tính cạnh tranh các ngành công nghiệp,
từ đó thu hút đầu tư từ nước ngoài cũng như nêu bật sự gia tăng tính tương hỗ trong kinh tế
quốc tế. Với CEPT, các quốc gia giảm thuế quan nhập khầu cho các quốc gia thành viên xuống còn 0 - 5% bắt đầu từ 01/01/1993 đến 01/01/2003 (2006 đối với Việt Nam, 2008 đối
với Lào và Myanmar).
61
Nói chung, Hiệp định về Chương trình CEPT đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình tăng cường hợp tác, hội nhập khu vực. Các nước ASEAN đã và đang nỗ lực tham
gia chương trình nhằm hoàn thành chương trình đúng hạn định.
> Hiệp định ASEAN +
Để tăng cường sự thịnh vượng chung cho các nước thì thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN là chưa đủ, cần phải xây dựng nên khu vực mậu dịch tự do toàn cầu. ASEAN đã xây dựng và củng cố mối quan hệ kinh tế với các nước đối tác, giành cho nhau ưu đãi thuế quan mà minh chứng là các Hiệp định ASEAN+