Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ản Độ

Một phần của tài liệu 795 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 83)

Ngày 08/10/2003, ASEAN và Ản Độ cùng nhau ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh

tế toàn diện thành lập khu vực thương mại và đầu tư ASEAN - Ản Độ trong đó có bao gồm

khu vực mậu dịch tự do. Đây là cột mốc đánh dấu một bước tiến lớn trong quan hệ ngoại giao giữa các bên. Các bên nhất trí cùng nhau hướng tới mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; tự do hóa và thúc đẩy thương mại hàng hóa dịch vụ tạo ra cơ chế đầu tư minh bạch, thuận lợi; tạo điều kiện hội nhập kinh tế cho các nước ASEAN; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước

Hàng hóa theo chương trình cắt và miễn giảm thuế quan được phân chia theo 3 danh mục:

-Danh mục hàng hóa theo chương trình thu hoạch sớm: Chương trình này được bắt

đầu từ 01/01/2004 và kết thúc ngày 31/10/2007 đối với Ản Độ và ASEAN6; thời hạn dài hơn (kéo dài cho đến ngày 31/10/2010) đối với các nước ASEAN mới.

-Danh mục hàng hóa bình thường: Hàng hóa nằm trong danh mục này được cắt

giảm

và miễn thuế theo lịch trình khác nhau đối với từng nước, ưu tiên hơn cho các nước kém phát triển hơn nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước:

+Từ 01/01/2006 đến 31/12/2011 đối với Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái

Lan, Ản Độ.

+Từ 01/01/2006 đến 31/12/2016 đối với Philipines và Ản Độ.

+Từ 01/01/2006 đến 31/12/2011 đối với Ản Độ, từ 01/01/2006 đến 31/12/2016 đối với Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam.

63

Nói tóm lại, Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ản Độ cùng với việc xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN - Ản Độ càng khẳng định thêm xu hướng

thương mại hai chiều giữa ASEAN và Ản Độ ngày càng mở cửa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Ản Độ - một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực thị trường Nam Á.

Một phần của tài liệu 795 nâng cao tỷ lệ áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w