Thu thập dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn RSM hà nội​ (Trang 41 - 46)

Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua việc phỏng vấn, lấy ý kiến từ các cán bộ, nhân viên RSM Hà Nội thông qua phiếu phỏng vấn, khảo sát xoay quanh vấn đề xây dựng, quản trị văn hóa doanh nghiệp của RSM Hà Nội.

Tác giả sử dụng mô hình văn hóa ba cấp độ của Edgar Schein nhằm nhận diện và đánh giá các yếu tố văn hoá, xây dựng văn hóa đi từ các yếu tố văn hóa hữu hình tới các yếu tố văn hóa vô hình theo các bƣớc xây dựng VHDN đƣợc nêu tại chƣơng 1:

Mô hình văn hóa ba cấp độ của Edgar Schein:

Giá trị văn hóa hữu hình: thể hiện những gì có thể nhìn thấy và cảm nhận đƣợc khi tiếp xúc với doanh nghiệp. Đây là những giá trị đƣợc biểu hiện ra bên ngoài hệ thống văn hóa doanh nghiệp, bao gồm: biểu tƣợng, ngôn ngữ, khẩu hiệu, kiến trúc, công nghệ, sản phẩm, máy móc, các nghi thức, nghi lễ nội bộ, phong cách giao tiếp.

Giá trị văn hóa đƣợc tuyên bố: là lớp bên trong của các yếu tố hữu hình, bao gồm: quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lƣợc, mục tiêu. Các giá trị đƣợc hình thành trong quá trình phát triển, đƣợc coi là đặc trƣng của doanh nghiệp, đƣợc mọi ngƣời công nhận và lƣu giữ, thực hiện theo.

Các quan niệm chung ngầm định: đây là những quan niệm chung, ăn sâu vào tâm lý các thành viên, đƣợc mặc nhiên công nhận và rất khó bị thay đổi do đã đƣợc bắt rễ qua thời gian, qua các thế hệ. Đó là sự nhận thức, giá trị, niềm tin.

Phƣơng pháp phỏng vấn: sử dụng bảng câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc nội dung, phỏng vấn nhóm trực tiếp, tác giả ghi chép lại các câu trả lời. Phƣơng pháp này nhằm mục đích thu thập khách quan thông tin về thực trạng các yếu tố VHDN đang hiện diện tại RSM Hà Nội.

2.2.1.1. Phương pháp phỏng vấn

Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn:

Bảng hỏi phỏng vấn đƣợc thực hiện qua 4 bƣớc sau:

Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu là công tác xây dựng các yếu tố văn hóa bao gồm các yếu tố văn hóa hữu hình, các yếu tố văn hóa vô hình để đƣa vào bảng hỏi phỏng vấn.

Bƣớc 2: Kiểm tra đối tƣợng đƣợc lựa chọn phỏng vấn đã hiểu đúng ý, nội dung của các câu hỏi hay chƣa, xác định những vấn đề, yếu tố chƣa đƣợc đề cập trong bảng hỏi để bổ sung thông qua việc phát thử phiếu hỏi có khoảng 05 đối tƣợng.

Bƣớc 3: Tiến hành phỏng vấn chính thức với 8 đối tƣợng.

Bƣớc 4: Tổng hợp ý kiến thu thập đƣợc từ bảng phỏng vấn, kết hợp với kết quả thu thập đƣợc từ phiếu khảo sát và tiến hành phân tích phân tích, diễn giải kết quả.

Đối tƣợng phỏng vấn:

Tác giả chọn đối tƣợng phỏng vấn là đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên đang làm việc tại văn phòng RSM Hà Nội:

Giám đốc CN: 01 ngƣời

Nhân viên: 05 ngƣời

Địa điểm, thời gian, thời lƣợng phỏng vấn:

Địa điểm phỏng vấn: tại trụ sở văn phòng làm việc của RSM Hà Nội Thời gian và thời lƣợng phỏng vấn: 30 phút

Giám đốc CN: xin sắp xếp cuộc phỏng vấn với Giám đốc CN tại văn phòng, thời lƣợng khoảng 30 phút, thứ hai ngày 06 tháng 04 năm 2020.

Trƣởng phòng, nhân viên: liên hệ các trƣởng phòng, các nhân viên sắp xếp cuộc phỏng vấn tại văn phòng, thời lƣợng khoảng 60 phút, thời gian phỏng vấn đƣợc sắp xếp theo thời gian chung của các đối tƣợng đƣợc mời phỏng vấn, trong tháng 04 năm 2020.

2.2.1.2. Phương pháp khảo sát

Tác giả thu thập dữ liệu bằng việc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, tập trung vào sự nhận thức của cán bộ, nhân viên về VHDN, thấy đƣợc thực trạng về VHDN RSM Hà Nội và qua đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng VHDN cho RSM Hà Nội.

Thiết kế bảng hỏi khảo sát:

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc. Dựa vào kết quả có đƣợc từ phƣơng pháp quan sát theo mô hình văn hóa 3 cấp độ Edgar Schein và kết quả phỏng vấn ở trên, tác giả tiến hành khảo sát thông qua các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và các lý thuyết về công tác xây dựng VHDN bao gồm các yếu tố văn hóa hữu hình, các yếu tố văn hóa vô hình tại RSM Hà Nội.

Bƣớc 2: Áp dụng mô hình văn hóa 3 cấp độ Edgar Schein làm mô hình nghiên cứu chính cho luận văn và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ở bƣớc 3.

Bƣớc 3: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát thông qua sử dụng kết quả phỏng vấn bên trên và thang đo Likert 5 điểm để đánh giá mức độ từng chỉ tiêu của các câu hỏi.

Bƣớc 4: Tiến hành phát phiếu khảo sát với 85 cán bộ, nhân viên của RSM Hà Nội.

Bƣớc 5: Thu phiếu khảo sát, kiểm tra số lƣợng phiếu thu về và lọc phiếu khảo sát hợp lệ, không hợp lệ, tổng hợp kết quả, nhập file dữ liệu, xử lý dữ liệu.

Bƣớc 6: Từ dữ liệu thu đƣợc ở bƣớc 4, lập biểu đồ/bảng biểu và tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng VHDN của RSM Hà Nội.

Bƣớc 7: Đƣa ra các kết luận sau quá trình phân tích kết quả phỏng vấn, khảo sát đồng thời đƣa ra định hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng VHDN tại RSM Hà Nội.

Đối tƣợng khảo sát:

Tác giả chọn các đối tƣợng khảo sát là phần lớn cán bộ, nhân viên của RSM Hà Nội. Tổng số phiếu hỏi phát ra là 85 phiếu.

Địa điểm, thời gian, thời lƣợng khảo sát:

Địa điểm khảo sát: tại trụ sở văn phòng làm việc của RSM Hà Nội.

Thời gian: phiếu khảo sát đƣợc phát vào ngày làm việc cho toàn thể cán bộ nhân viên RSM Hà Nội trong tháng 4 hoặc tháng 5 năm 2020, phiếu đƣợc thu lại sau 10 ngày làm việc kể từ ngày phát.

Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc phát ra nhằm thăm dò, lấy ý kiến của các cán bộ, các nhân viên. Cấu trúc câu hỏi bao gồm các câu hỏi và các lựa chọn trả lời cho điểm đƣợc liệt kê s n, các đối tƣợng khảo sát chỉ việc lựa chọn trả lời theo ý kiến, nhận định của mình. Nội dung câu hỏi đƣợc thiết kế nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của cán bộ nhân viên về văn hóa doanh nghiệp nói chung và xây dựng VHDN tại RSM Hà Nội.

Cách thiết kế câu hỏi này giúp cho đối tƣợng khảo sát của RSM Hà Nội dễ hình dung, nhận biết về vấn đề mình đang đƣợc hỏi, tham khảo ý kiến, đặc biệt dễ hiểu với những đối tƣợng ít biết, ít quan tâm đến VHDN. Tuy nhiên,

các đối tƣợng khảo sát có thể nêu thêm ý kiến của mình cho những vấn đề chƣa thỏa đáng, giúp khắc phục những hạn chế của phiếu khảo sát đối với những đối tƣợng có độ hiểu biết sâu hay có ý định tìm hiểu, nghiên về VHDN. Kết quả thu thập đƣợc là cái nhìn khách quan của các cán bộ, nhân viên RSM Hà Nội và đây là nguồn thông tin quan trọng, thực tế để tác giả đƣa ra đánh giá về thực trạng và đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng VHDN tại RSM Hà Nội.

Bảng 2.1: Cấu trúc bảng câu hỏi phỏng vấn, khảo sát

STT Thành phần Nội dung

1.

Thông tin cán bộ, nhân viên đƣợc lựa chọn phỏng vấn, khảo sát

Giới tính Độ tuổi

Vị trí công tác

Thời gian công tác/Số năm kinh nghiệm 2.

Thực trạng VHDN và xây dựng VHDN

Thực trạng các yếu tố văn hóa hữu hình Thực trạng các yếu tố văn hóa đƣợc tuyên bố Thực trạng các yếu tố văn hóa ngầm định Vai trò của VHDN với RSM Hà Nội Xây dựng các yếu tố VHDN hữu hình Xây dựng các yếu tố VHDN vô hình: giá trị VHDN đƣợc tuyên bố - giá trị VHDN ngầm định

Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác xây dựng VHDN tại RSM Hà Nội

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Xây dựng thang đo

Tại đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức điểm để đo lƣờng những đánh giá của các nội dung khảo sát nhƣ sau:

Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm

Đồng ý: 4 điểm

Không đồng ý: 2 điểm Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn RSM hà nội​ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)