Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục TSCĐ

Một phần của tài liệu 606 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH grant thornton việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37)

Trong giai đoạn thực hiện các khảo sát về kiểm soát nội bộ và thực hiện các thử nghiệm cơ bản (bao gồm các thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số

dư TSCĐ).

1.3.2.1. Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ

Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV đánh giá sơ bộ về mức độ rủi ro kiểm soát. Khi KTV tin rằng rủi ro kiểm soát thực tế có thể thấp hơn nhiều so với đánh giá ban đầu thì phải đánh giá xem liệu mức độ rủi ro thấp hơn có được chứng minh hay không. Nếu KTV tin rằng một mức rủi ro thấp hơn sẽ được chứng minh thì các khảo sát về kiểm soát cần được thực hiện.

Nội dung khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ bao gồm:

• Tìm hiểu đánh giá về chính sách kiểm soát, các quy định về kiếm soát nội bộ đối với TSCĐ.

• Khi nghiên cứu về các văn bản quy định về Kiểm soát nội bộ của đơn vị, cần chú ý

đến các khía cạnh như tính đầy đủ các quy định về kiểm soát đối với các công việc liên quan đến khoản mục TSCĐ (bao gồm: tiếp nhận, quản lý, bảo quản, ghi sổ, tổ chức ghi sổ TSCĐ...), tính chặt chẽ và phù hợp của các quy chế KSNB đối với hoạt động của đơn

vị.

• Khảo sát sự vận hành của các quy chế Kiểm soát nội bộ;

Các phương pháp cụ thể thường được sử dụng trong quá trình kiểm tra tính hiện hữu của TSCĐ và tính thường xuyên liên tục trong vận hành các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát bao gồm: Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về kiểm soát nội bộ đối với

Các khảo sát nghiệp vụ thông

thường Những vấn đề cần lưu ý

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương khoản mục TSCĐ; trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ.

• Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ.

Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc kiểm soát: Phân công, phân nhiệm, bất kiêm nhiệm và phê chuẩn ủy quyền.

Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát nội bộ và dựa vào kết quả đã thu thập, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát đối với TSCĐ ở mức độ cao, trung bình hay thấp. Nếu KSNB được thiết kế và vận hành hữu ích thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và KTV có thể tin tưởng vào KSNB, điều chỉnh cho phép làm tăng rủi ro phát hiện và ngược lại. Trên cơ sở đó, KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu kiểm toán với mức chi phí hợp lý.

1.3.2.2. Các khảo sát cơ bản đối với khoản mục TSCĐ

o Thực hiện thủ tục phân tích:

Thủ tục phân tích là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC.

Phương pháp này giúp KTV có thể khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin, những tính chất bất thường của khoản mục TSCĐ. Từ đó có thể xác định mục tiêu, phạm vi, quy mô, khối lượng công việc cần kiểm toán và đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà KTV cho là cần thiết.

Các thủ tục phân tích mà KTV sử dụng bao gồm 2 loại sau:

- Kỹ thuật phân tích ngang: So sánh nguyên giá của các loại TSCĐ hiện có của đơn vị được kiểm toán với kỳ trước, so sánh giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ với các kỳ trước, so sánh giá trị còn lại của TSCĐ với kỳ trước, so sánh tồng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặc từng loại) với các kỳ trước, lập các bảng kê tăng, giảm từng loại TSCĐ với

các kỳ trước...

- Kỹ thuật phân tích dọc:

+ So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình của kỳ này với các kỳ trước;

+ So sánh tỷ lệ hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ với các kỳ trước;

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương + So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ, giữa tổng nguyên giá TSCĐ với giá trị tổng sản lượng với các kỳ trước.

KTV cũng cần xem xét, phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan, ảnh hưởng

trực tiếp hay gián tiếp đến sự biến động của các thông tin tài chính nói trên.

Từ đó sử dụng kết quả phân tích để đưa ra các xét đoán và các nhận xét đối với khoản mục TSCĐ trên BCTC của đơn vị được kiểm toán.

o Thủ tục kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư.

Thủ tục kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản là kỹ thuật kiểm tra chi tiết quá trình ghi chép, hạch toán của từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan; kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản.

Phương pháp kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản nhằm mục đích thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của các số liệu trên các tài

liệu kế toán.

- Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ:

Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ theo mục tiêu kiểm toán cụ thể có thể được thực hiện theo các thủ tục sau:

Đảm bảo cho các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ được phê chuẩn đúng đắn So sánh tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong năm nay so với các năm

trước;

Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp

vụ tăng, giảm TSCĐ với tình hình

thực tế của đơn vị;

Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua, bán TSCĐ tăng giảm trong kỳ...

KTV phải có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về công việc Sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp

nghiệp vụ tăng giảm

TSCĐ là có căn cứ hợp lý

pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ (hóa đơn mua, biên bản giao nhận TSCĐ...);

Có thể kết hợp kiểm tra các chứng

từ, tài liệu với kiểm tra vật chất thực tế TSCĐ;

Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài liệu liên quan đến việc

mua sắm TSCĐ, các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử...

được thực hiện ở quy mô tương đối lớn khi Kiểm soát

nội bộ của đơn vị được đánh giá là yếu. Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác định nguyên giá của TSCĐ mà doanh nghiệp áp dụng;

Đối chiếu các số liệu trên các chứng từ pháp lý liên quan đến tăng

giảm TSCĐ (hóa đơn, hợp đông thuê Tài sản, các chứng từ vận chuyển, biên bản lắp đặt, giao nhận...);

Tính toán lại nguyên giá của TSCĐ

trên cơ sở các chứng từ đã kiểm tra... Phải nắm vững các nguyên tắc quy định về TSCĐ; Mức độ khảo sát phụ thuộc

vào việc đánh giá Kiểm soát nội bộ của đơn vị được

kiểm toán.

Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ

Kiểm tra chính sách phân loại và sơ

đồ hạch toán TSCĐ của Doanh nghiệp, đảm bảo sự hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành; Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ để

kiểm tra việc phân loại, xem xét bút

Mục tiêu này thường được kết hợp khi kiểm toán tính đầy đủ và việc tính toán đánh giá TSCĐ.

toán ghi sổ và các sổ kê toán. Đảm bảo cho việc

hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ TSCĐ

Đôi chiêu các chứng từ tăng giảm TSCĐ (hóa đơn, biên bản giao nhận...) với các sổ kê toán chi tiêt TSCĐ nhằm đảm bảo việc hạch toán không bị bỏ sót;

Kiêm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ đê phát hiện các trường

hợp quên ghi sổ TSCĐ, hoặc ghi nhận TSCĐ thành các khoản khác;

Kiêm tra đôi chiêu ngày tháng các

chứng từ tăng giảm TSCĐ với các

ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ này (đặc biệt với các nghiệp vụ phát sinh vào cuôi niên độ kê toán

và đầu niên độ sau).

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của kiêm toán khoản mục TSCĐ

Đảm bảo sự cộng dồn đúng đắn các

nghiệp vụ TSCĐ Cộng dồn các bảng kê tăng, giảm TSCĐ trong kỳ;

Đôi chiêu sô liệu giữa các sổ chi tiêt, sổ tổng hợp, các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng hợp Đôi chiêu sô liệu trên các sổ kê toán TSCĐ với kêt quả kiêm tra thực tê TSCĐ.

SV: Trần Thanh: Thùy 28 Lớp K19KTB

- Kiêm tra chi tiêt sô dư các tài khoản TSCĐ: Việc kiêm tra sô dư cuôi kỳ của các tài

khoản TSCĐ được thực hiện trên cơ sở kêt quả kiêm tra sô dư đầu kỳ và kêt quả

kiêmĐối với số dư đầu kỳ: Việc xem xét sô dư đầu kỳ về TSCĐ được tiên hành tùy

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương + Neu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác định một cách đáng tin

cậy thì không phải thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung.

+ Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước (kiểm toán lần đầu) hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và KTV không tin tưởng vào

kết quả kiểm toán năm trước hoặc báo cáo kiểm toán năm trước ngoại trừ đối với số dư

TSCĐ thì KTV phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV

năm trước, trong trường hợp này KTV phải xem xét thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ

sung.

Đối với số dư cuối kỳ: Dựa trên kết quả kiểm tra số dư đầu kỳ và nghiệp vụ

tăng

giảm TSCĐ trong kỳ để xác định, đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả kiểm kê của doanh nghiệp.

- Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

o Kiểm toán chi phí khấu hao:

Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu haoTSCĐ là xem xét quá trình tính toán, đánh giá, xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng có

hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không.

Để đạt được mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao, KTV có thể thực hiện các thủ

tục kiểm toán như: Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao, thu thập, trao đổi để có

những hiểu biết về các chính sách khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng, đánh giá tính hợp

lý của chính sách này, kiểm tra việc tính toán khấu hao của đơn vị (kiểm tra căn cứ mà

đơn vị sử dụng để tính khấu hao, chọn mẫu một số TSCĐ để tiến hành tính toán lại mức

khấu hao, kiểm tra các trường hợp TSCĐ đã khấu hao hết nhưng đơn vị vẫn đang sử dụng...)

o Kiểm tra giá trị hao mòn lũy kế:

Lưu ý, kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trong kỳ làm tăng giá trị hao mòn

của TSCĐ, kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ với các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ trong kỳ, tính toán lại Giá trị hao mòn lũy kế, so sánh số liệu trên sổ kế toán chi

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ bao gồm: các khoản

chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo,... đối với TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất

của kiểm toán các khoản chi phí này là phải được hạch toán đầy đủ và đúng trình tự, phương pháp kế toán theo quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan hiện

hành.

Các thủ tục kiểm toán được KTV áp dụng là: Lập bảng kê chi phí phát sinh sau ghi

nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ phát sinh trong kỳ; so sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biến động các khoản phí tổn phát sinh, kiểm tra sự phát

sinh thực tế của các khoản chi phí này...

1.3.3. Kết thúc kiểm toán TSCĐ

Sau khi đã thực hiện các khảo sát kiểm soát và khảo sát có liên quan đến số

liệu kế

toán TSCĐ, KTV phải tiến hành tổng hợp các kết quả kiểm toán của chu kỳ này. Công

việc dựa trên kết quả khảo sát đã thực hiện với các bằng chứng đã thu thập được. Tổng

hợp kết quả kiểm toán thường được thể hiện dưới hình thức một “Bảng tổng hợp kết quả

kiểm toán”.

Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong bảng này bao gồm:

- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư các tài khoản

liên quan đến khoản mục TSCĐ và đánh giá mức độ sai phạm.

- Nguyên nhân của các sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ đã đạt yêu cầu hay chưa;

- Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của HT KSNB đối với khoản mục TSCĐ;

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương

CHƯƠNG2

THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIEM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIEM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH

GRANT THORNTON VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM2.1.1. Giới thiệu về công ty 2.1.1. Giới thiệu về công ty

Quá trình hình thành và phát triển:

Năm 1993, công ty Bourne Griffiths Việt Nam được thành lập, là công ty liên doanh với Concetti, là tiền thân của công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam. Năm 1997 là một dấu mốc quan trọng khi công ty chuyển đổi sang 100% vốn đầu tư nước ngoài với một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1998, Ken Atkinson và PCS, một thành viên của Grant Thornton Quốc Te gia nhập công ty quản lý và điều hành hoạt động của công ty, sau đó các công ty này đã trở thành thành viên đầy đủ của Grant Thornton International. Năm 1999, tên gọi Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) chính thức được sử dụng.

Ngày 1 tháng 7 năm 2014, công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA (“ACPA”) đã thỏa thuận và tiến hành sáp nhập hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Sau khi sáp nhập sẽ tiếp tục là thành viên chính thức của mạng lưới Grant Thornton toàn cầu và hoạt động dưới tên gọi công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) gồm 15 chủ phần hùn và hơn 250 nhân viên chuyên nghiệp tại các văn phòng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong đó có 22 kiểm toán viên được cấp giấy phép hành nghề.

Các thông tin chung về công ty:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: số 0101476557 (ngày 5 tháng 7 năm 2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội - Phòng Đăng ký Kinh doanh cấp)

Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) Tên giao dịch quốc tế: Grant Thornton Vietnam Co. Ltd

Trụ sở chính: Tầng 18, Tòa nhà văn phòng quốc tế Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương Chi nhánh văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Đường Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP HCM.

Điện thoại: +84 4 3850 1686 Website: http://gt.com.vn

Mã số thuế: 01 0011 2204 Email: info@vn.gt.com

2.1.2. Các dịch vụ do công ty cung cấp

Grant Thornton (Việt Nam) cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bao gồm dịch vụ Kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý, dịch vụ tư vấn thuế,...

Dịch vụ kiểm toán bao gồm: Dịch vụ kiểm toán độc lập BCTC cho các công ty

có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các công ty trong nước, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 606 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH grant thornton việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w