Thiết lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động kiểm toán
Để tạo đà cho sự phát triển đi lên của ngành nghề kiểm toán, phù hợp với yêu cầu
của nền kinh tế cũng như chủ chương luật hóa các quan hệ kinh tế trong quản lý Nhà Nước, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là xây dựng văn bản pháp lý có hiệu lưc điều chỉnh toàn bộ hoạt động kiểm toán độc lập.
Thực tế, hơn 28 năm qua, chúng ta đã thực hiện, đổi mới hệ thống văn bản pháp
luật kế toán - kiểm toán rất căn bản và mạnh mẽ, khởi đầu là năm 2003, Quốc hội thông
qua Luật kế toán. Tuy nhiên việc đổi mới mới dừng ở góc độ ban hành văn bản pháp luật. Trên thực tế, việc triển khai hoạt động đang gặp nhiều trở ngại. Hơn nữa, chính sách
của chúng ta thay đổi thường xuyên, liên tục, điều đó khiến người thực hiện còn nhầm
lẫn giữa cái cũ và cái mới. Do vậy lên tiếp tục hoàn thiện luật và các văn bản dưới luật
theo hướng sau:
- Nên sớm ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng, thi hành luật kiểm toán độc
lập một cách nhanh chóng, có hiệu quả, đồng thời có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp
trong thực thi luật.
- Nên đưa ra quy định để làm cơ sở xác định rõ ràng trách nhiệm của KTV và công
ty kiểm toán độc lập khi có rủi ro kiểm toán xảy ra, trong đó phải quy định rõ về trách
nhiệm bồi thường, và điều kiện xác định phải bồi thường.
- Bộ tài chính nên quy định về trách nhiệm của bên thứ ba đối với những
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương
đồng với bên khách hàng hoặc bên liên quan đưa ra thông tin sai lệch mà tùy thuộc vào
hậu quả dẫn đến ảnh hưởng trọng yếu đến việc đưa ra kết quả kiểm toán sai do sử dụng
thông tin đó có thể chịu trách nhiệm hình sự.
- Khẩn trương tạo dựng và hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ khuôn khổ pháp lý cho việc
sử dụng kết quả của kiểm toán độc lập, cụ thể hóa chiến lược phát triển va chiến
lược hội
nhập của kiểm toán Việt Nam,tuyên truyền, giải thích cho các doanh nghiệp thấy được
quyền lợi của các doanh nghiệp khi sử dụng các dịch vụ kiểm toán.
Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng đối với các công ty kiểm toán
Đây là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung
và chất lượng kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng. Đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm
soát chất lượng đối với các công ty kiểm toán góp phần củng cố lòng tin của công chúng
đối với kết quả mà công ty kiểm toán độc lập đưa ra.
Hiện nay Bộ Tài Chính và Hội Kiểm Toán viên hành nghề Việt Nam đã phối hợp
cùng nhau triển khai chương trình kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các công ty
kiểm toán độc lập. Song, mỗi năm chương trình này chỉ tiến hành kiểm tra khoảng hơn
50 công ty kiểm toán trong khi đó số công ty kiểm toán độc lập hoạt động tại nước ta hiện nay là khoảng gần 200 công ty.Vì vậy trong thời gian tới cần phải làm cho công tác
này được thực hiện trên quy mô toàn diện và triệt để bên cạnh việc đưa ra các tiêu chuẩn
chất lượng của dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Chúng ta hiện nay học tập theo mô hình kiểm tra chéo của Hoa Kỳ song thực tế
cho thấy, trình độ của các công ty kiểm toán không đồng đều có thể dẫn tới sai sót trong
quá trình kiểm tra. Hơn nữa,tại Việt Nam tính độc lập của các công ty kiểm toán chưa
cao, các công ty trước kia thuộc sở hữu nhà nước vẫn có mối quan hệ với nhau, có thể
khiến cho kết quả kiểm toán bị sai lệch. Vì vậy trong thời điểm mà Hội nghề nghiệp chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên đủ mạnh thì cần phải chọn lọc kỹ các công ty kiểm toán có khả năng đảm nhiệm công tác kiểm tra chéo này. Đồng thời lên kế hoạch
kiểm tra sớm và sắp xếp thời gian hợp lý (vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 10) để công
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương
Đối với GTV, việc xây dựng cơ chế kiểm tra nội bộ là hết sức cần thiết bao gồm
việc xác định nhóm các thành viên thực hiện công việc kiểm tra, thời điểm và tần suất
kiểm tra, các đối tượng bị kiểm tra. Tuy nhiên công việc kiểm tra này phải đảm bảo một
số yêu cầu sau:
- Công việc kiểm tra phải được tiến hành độc lập:Người kiểm tra có vị trí độc lập
so với các thành viên thực hiện kiểm toán là đối tượng bị kiểm tra. Bộ phận này có
thể là
một bộ phận riêng biệt có quyền kiểm tra bất kỳ một bộ phận nào thuộc công ty. Do GTV có hai văn phòng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên có thể tiến hành kiểm
tra chéo giữa các văn phòng.
- Nội dung kiểm tra là: các hồ sơ kiểm toán TSCĐ đã hoàn thành.
- Thời điểm và tần suất kiểm tra: Có thể tiến hành hàng năm và nên tổ chức vào
thời gian sau mùa bận của năm kiểm toán. Bộ phận kiểm tra nội bộ có thể chọn hai
bộ hồ
sơ kiểm toán liên tục trong hai năm của cùng một khách hàng để kiểm tra.
- Sử dụng kết quả kiểm tra: Nhóm kiểm tra cần tập hợp các kết quả kiểm tra để xác định điểm mạnh, điểm yếu của mỗi bộ phận để gửi Ban giám đốc làm cơ sở cho những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán chung của toàn công ty.
Đối với nhân viên công ty:
Do đặc điểm là một công ty cung cấp dịch vụ nên đội ngũ nhân viên là tài sản quý
giá nhất. Đào tạo và phát triển nhân viên là một chính sách đúng đắn để nâng cao chất
lượng kiểm toán cũng như góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty.
Để có thể xây dựng được mội đội ngũ nhân viên vững mạnh về chuyên môn và phong cách làm việc chuyên nghiệp, Công ty kiểm toán cần khắt khe tuyển chọn
ngay từ
lựa chọn đầu vào. Nghề kiểm toán là một nghề đặc thù yêu cầu một số yêu cầu nhất định
ở các ứng viên. Sau đó thường xuyên đào tạo, định hướng tổ chức những buổi hội thảo
nội bộ trau dồi những cập nhật về sự đổi mới trong các chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán
trong nước và quốc tế. Việc thực hiện trao đối nhân viên giữa Grant Thornton Việt Nam
và Grant Thornton toàn cầu cũng là một phương pháp hay giúp nhân viên có thể tìm hiểu
và theo đuổi các bằng cấp quốc tế, học tập môi trường làm việc phát triển thông qua đó
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương
Hiện nay xảy ra tình trạng các KTV sau khi có nhiều kinh nghiệm đã chuyển sang
lĩnh vực khác bởi vì không chịu được áp lực của công việc kiểm toán.Đây là một mất
mát khá lớn đối với công ty bởi để đào tạo được một nhân viên có trình độ cao mất rất
nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, đi đôi với việc đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, nắm vững chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam và quốc tế, công ty còn
phải chú trọng đến chính sách giữ chân nhân viên như: chính sách tiền lương và các cơ
hội thăng tiến về nghề nghiệp, môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện... Bên cạnh đó công ty nên chú trọng đến việc đào tạo về đạo đức nghề nghiệp của
KTV. Công ty nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp bao
gồm kiểm tra tính độc lập và chính trực khách quan, tính thận trọng, bí mật. Có thể nói
đội ngũ nhân viên là tài sản lớn nhất đối với một công ty kiểm toán nói chung và đối với
Grant Thornton Việt Nam nói riêng, nó quyết định đến chất lượng dịch vụ cũng như danh tiếng và uy tín của công ty. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề đặt ra
hàng đầu hiện nay.
Sự phối hợp từ phía khách hàng của công ty
Sự phối hợp từ phía khách hàng bao giờ cũng là điều quan trọng trong quy trình
kiểm toán nói chung, bao gồm việc lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc
kiểm toán. Vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên thu thập tài liệu kiểm toán, thu thập các bằng chứng kiểm toán, có được sự hiểu biết cặn kẽ về khách hàng của mình. Sự chính trực của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán cũng ảnh hưởng
rất lớn tới việc ra quyết định lựa chọn khách hàng kiểm toán. Bởi đó cũng là một
nhân tố
trong các tiêu chí GTV đánh giá liệu có tiếp tục thực hiện kiểm toán với những khách
hàng thường niên hay chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng năm đầu hay không. Việc
kiểm toán viên tiếp xúc với kiểm toán viên tiền nhiệm cũng chịu ảnh hưởng của sự đồng
tình hợp tác của khách hàng.
Hơn nữa, kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động hiệu quả thì KTV có thể dựa
trên cơ sở đó, sử dụng những tài liệu nội bộ, văn bản, quy định làm căn cứ thu hẹp phạm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương
Đơn vị được kiểm toán và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu
biết cần thiết về nguyên tắc và thủ tục áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng
trong kiểm toán TSCĐ và đặc biệt là vấn đề trọng yếu và chọn mẫu để sử dụng đúng đắn
kết quả kiểm toán. Vì vậy, một số kiến nghị đối với khách hàng được rút ra như sau: - Khi khách hàng cung cấp cho công ty kiểm toán thư giải trình của Ban Giám đốc,
các Báo cáo tài chính hoặc sự phối hợp khác cần được thực hiện trọn vẹn, phù hợp
và kịp
thời.
- Duy trì kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ không những để phục vụ cho chính
yêu cầu kiểm soát, quản lý của công ty mình, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các công
ty kiểm toán và KTV hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trong các hợp đồng kiểm toán.
- Khách hàng cần đánh giá đúng vai trò của thủ tục kiểm toán TSCĐ trong kiểm
toán BCTC, trách nhiệm của KTV là phát hiện các sai phạm trọng yếu.
3.4.4. về phía đơn vị được kiểm toán.
Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống kế toán BCTC khoa học, hợp lý phù hợp với chuẩn mực chung.
- Hiểu rõ các quy định và chịu trách nhiệm về gian lận, sai sót và trách nhiệm đối
với BCTC được lập ra.
- Phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ trung
thực, minh bạch cho tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật không cố tình gian lận,
che giấu nhằm mục đích riêng.
- Tăng cường công tác kiểm toán không chỉ BCTC mà cả các loại kiểm toán
khác ở
các Công ty như kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ,nhằm phát triển từ bên trong
doanh nghiệp đưa ra những kiến nghị giải pháp phát triển, hoàn thiện, xây dựng một nền
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương
Ket luận Chương 3
Chương 3 trình bày những mục tiêu, những giá trị cốt lõi mà Grant Thornton Việt Nam theo đuổi đồng thời nhấn mạnh những nguyên tắc, yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC. Từ đó, Khóa luận đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại, hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do Grant Thornton Việt Nam thực hiện.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương
KẾT LUẬN
Qua khoảng thời gian đươc thực tập tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam - một công ty với hơn 25 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, em đã được tiếp xúc và học hỏi về công việc và các kỹ năng cần có ở một kiểm toán viên . Đây là những kiến thức rất bổ ích giúp em trau dồi thêm kinh nghiệm, hiểu biết nghề nghiệp, chuẩn bị đầy đủ hành trang trước khi ra trường.
Kết hợp giữa lý thuyết được học ở trường và kinh nghiệm thực tiễn thu được trong 3 tháng thực tập, việc chọn đề tài về hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ đã giúp em có cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng. Khoản mục TSCĐ thường chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản, kèm theo những nghiệp vụ mang giá trị lớn. Bên cạnh đó luôn tồn tại những sai sót tiềm tàng mang tính chủ quan và khách quan. Bởi vậy, kiểm toán TSCĐ luôn đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC; đòi hỏi KTV phải hiểu rõ mối quan hệ giữa quá trình sản xuất kinh doanh với đầu tư, mua sắm, các tỷ suất tài chính quan trọng để tạo đòn bẩy kinh doanh, các phương pháp khấu hao phù hợp để đưa ra những ý kiến hợp lý.
Do những hạn chế nhất định về kiến thức lý luận chuyên sâu, kinh nghiệm thực tiễn, chuyên đề thực tập vẫn chưa thể phân tích, nghiên cứu và làm rõ về bản chất cũng như cách thức xây dựng phương pháp luận Horizon tại Công ty TNHH Grant Thornton. Vì vậy, em cũng kính mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô để hoàn thiện hơn trong công tác học tập và nghiên cứu sau này.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Thị Thu Hương cũng như các anh/ chị trong Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam đã tận tình giúp em hoàn thiện luận văn thực tập này.
φ GrantThornton
BIÊN BẢN CHẤP NHẬN KIẺM TOÁN
Grant Thornton thiết lập thủ tục này để chấp nhận khách hàng mới và tiếp tục làm việc với
khách hàng cũ (chấp nhận lại). Những thủ tục này là yếu tố quan trọng trong hệ thống
kiểm soát chất lượng của công ty.Theo đó, thủ tục chấp nhận khách hàng nhằm xác định và từ chối những khách hàng không minh bạch hoăc những khách hàng có thể gây liên lụy đến công ty về mặt pháp luật hay thanh tra của nhà nước.Thủ tục chấp nhận khách hàng cũng nhằm xác định và từ chối những khách hàng hiện tại có những đặc điểm tương
tự.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Khoa Ke toán - Kiểm toán trường Học viện Ngân hàng (2018), Tài liệu học tập “Kiểm toán căn bản”.
2. Các tài liệu do Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam cung cấp (Báo
cáo Tài chính; Hồ sơ giới thiệu năng lực, Thư chào hàng của Công ty...).
3. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam(VSA) 4. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Quốc tế (ISA) 5. Hồ sơ kiểm của toán Công ty ABC
6. Tập thể Khoa kế toán kiểm toán trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (chủ biên), “Kiểm toán”, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
7. TS.Lưu Đức Tuyên, TS.Phạm Tiến Hưng (chủ biên) (2012), “Giáo trình
Kiểm toán các thông tin tài chính khác”, NXB Tài Chính
8. Thông tư 200/2014/TT-BTC
9. PGS.TS.Thịnh Văn Vinh, PGS.TS. Giang Thị Xuyến (chủ biên) (2012),
“Giáo trình Tố chức quá trình Kiểm toán báo cáo tài chính”, NXB Tài Chính
10. Trang web: http://www.gt.com.vn
11. Các chuyên đề, luận văn khóa trước.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
1. ACCA, 2018, Paper F8 - Audit and Assurance, BPP Learning Media Ltd.,
2. Grant Thornton Việt Nam, 2019, Tài liệu đào tạo thực tập sinh.
SV: Trần Thanh Thùy 115 Lớp: K19KTB
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương
PHỤ LỤC
A. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG B. THÔNG TIN ĐOÀN KIẺM TOÁN
Tên: Công ty ABC Giám đốc kiểm toán: Lê Thế Việt
Ngành nghề: Sản xuất - kinh doanh Chủ nhiệm kiểm toán: Nguyễn Địch Dũng Hoạt động sản xuất kinh doanh: phát
triển
các vật liệu Polyurethane, cao su, nhựa và
Văn phòng: Hà Nội
*Năm tài chính: 31/12/2019 Dịch vụ yêu cầu: Kiểm toán Doanh thu: 50,763,956 USD
Tài sản: 48,505,509 USD Công việc: Thực hiện kiểm toán BCTC được lập theo VAS cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2019
# VẤN ĐỀ C Ó