Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu 606 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH grant thornton việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 126)

Kiểm tra kiểm soát nội bộ chu trình TSCĐ: Việc đánh giá kiểm soát nội bộ do Công ty GT thực hiện theo một bảng câu hỏi chung áp dụng cho tất cả các khách hàng mà chưa xem xét đến sự riêng biệt về sự quản lý TSCĐ cũng như loại hình kinh doanh của từng khách hàng. Dựa theo kinh nghiệm và tình hình thực tế kiểm toán tại khách hàng, KTV có thể phát triển, bổ sung, lược bỏ từ bảng câu hỏi chung để phù hợp với đặc điểm của công ty khách hàng và thu được thông tin hiệu quả hơn khi trao đổi với BGĐ và các cá nhân liên quan sẽ giúp KTV phát hiện ra những sai sót liên quan đến TS nói chung và TSCĐ nói riêng.

Câu hỏi Có Khôn chú g Không ápdụng

1. Khi các bộ phận có yêu cầu mua sắm TSCĐ có thực hiện lập phiếu yêu cầu và gửi phòng mua hàng?

2. Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ hay không?

3. Có sự phân tách trách nhiệm giữa người phê chuẩn các nghiệp vụ về TSCĐ (mua sắm, trao đổi, nhượng bán, thanh lý) với người ghi sổ hay không?

4. Doanh nghiệp có thực hiện định kỳ kiểm kê tài sản và đối chiếu với sổ kế toán hay không?

5. Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ TSCĐ không?

6. Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đơn vị có lập hội đồng thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định hay không?

7. Có chính sách ghi nhận theo dõi các khoản vay sẽ được vốn hóa vào TSCĐ hay ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ hay không? 8. Việc xác định nguyên giá, phân loại, và các chính sách khấu hao có tuân theo các quy định và thông tư hiện hành?

9. Hàng năm công ty có đăng ký khấu hao với cơ quan thuế không?

10. Có lập báo cáo định kỳ về những tài sản không được sử dụng hay không?

Mô hình tam giác gian lận Rủi ro trọng yếu

Có Không

Động cơ/áp lực

Trong tình hình kinh tế khó khăn, việc áp lực về các nghĩa vụ tài chính có thể tạo áp lực lên BGĐ hoặc ngay chính nhân viên chịu trách nhiệm bảo quản, quản lý TS, tiếp xúc với nhứng loại TS dễ bị biển thủ. Hoặc mối quan hệ bất hòa, xung đột ý kiến giữa các thành phần trên càng tăng cao trong một số trường hợp đặc biệt:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương

Bên cạnh đó bảng câu hỏi cũng có thể đi sâu tập trung vào một vấn đề. Ví dụ trong trường hợp nếu KTV nghi ngờ có sự gian lận trong khoản mục TSCĐ do biển thủ tài sản và muốn đi sâu tìm hiểu, KTV có thể xây dựng bảng hỏi khai thác chủ yếu vô vấn đề này:

• Những thay đổi hoặc kế hoạch thay đổi kế hoạch lương, thưởng cho nhân viên.

• Thông báo về vấn đề cắt giảm nhân sự.

• Mức lương, sự thăng tiến, chính sách khen thưởng không được đáp ứng được mong muốn...

Cơ hội

Khi đã có sẵn những động cơ, áp lực. Trong một số trường hợp đặc điểm, hoàn cảnh khiến cho việc biển thủ có sắc xuất sảy ra cao hơn:

• TSCĐ có kích thước nhỏ, có thể bán ra thị trường, hoặc thiếu

nhãn hiêu nhận dạng chủ sở hữu.

• Tài sản dễ chuyển đổi như máy tính, chíp máy tính,..

Bên cạnh đó, sự yếu kém trong việc quản lý của KSNB cũng dấn

tới khả năng làm gia tăng biển thủ TS :

• Sự phân công phân nhiệm không độc lập và đầy đủ

• Thiếu sự giám sát đối với những nhân viên chịu trách nhiệm về tài sản ví du như giám sát hoặc theo dõi ở những địa bàn xa xôi.

• Việc theo dõi nhân viên sử dụng tài sản vào công việc còn lỏng lẻo

• Hồ sơ tài sản không được lưu trữ đầy đủ.

• Hệ thống phê duyệt các nghiệp vụ về tài sản không hiệu quả.

• Biện pháp bảo vệ thực tế đối với tài sản còn lỏng lẻo, cụ thể là tiền mặt, hàng tồn kho, TSCĐ.

• Việc đối chiếu tài sản thiếu đầy đủ và không kịp thời.

• Thiếu luân chuyển bắt buộc đối với nhân viên KSNB.

• BGĐ không hiểu biết đầy đủ về công nghệ thông tin, điều này khiển cho nhân viên công nghệ thông tin có khả năng phạm tội biển thủ.

SV: Trần Thanh Thùy 101 Lớp: K19KTB

Sự hợp lý hóa hành động/Thái độ

• BGĐ không quan tâm đến KSNB đối với rủi ro biển thủ tài sản do hành vi khống chế KSNB hoặc sự bất lực trong sửa chữa những yếu kém đã biết rõ trong KSNB.

• Những hành vi cho thấy sự không hài lòng và không thỏa mãn đối với đơn vị hoặc cách thức đối xử với nhân viên.

• Thay đổi hành vi hoặc lối sống qua đó cho thấy tài sản đã bị biển thủ.

• Khoan dung với những vụ ăn cắp trước đây.

DN ABC: DN sản xuất Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017

TSCĐ (GTCL) 21,480,416 21,610,356 21,675,226

Tổng tài sản 48,505,509 45,800,776 44,725,592

Tỷ trọng TSCĐ 44.28% 47.18% 48.46%

Từ bảng câu hỏi này, KTV có thể sẽ phát hiện được những dấu hiệu, điểm yếu trong KSNB liên quan đến TSCĐ có thể là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ biển thủ tài sản. Từ đó, KTV có thể lên một kế hoạch kiểm toán một cách chi tiết và hiệu quả hơn.

Tiến hành các thủ tục phân tích: Các thủ tục phân tích cũng cần được hoàn hiện, bổ sung cả về số lượng cũng như chất lượng. Việc tiến hành thủ tục này cần tuân theo những quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam cũng như quốc tế đã được ban hành. Việc áp dụng thủ tục này mang lại một lợi ích không nhỏ trong việc xác định những rủi ro, biến động bất thường và những vấn đề cần tập trung, nhưng hiện nay GTV chủ yếu tiếp cận theo hướng các thủ tục phân tích theo chiều ngang. Thủ tục này chỉ cung cấp thông tin xu hướng thay đổi của đối tượng tăng, giảm qua các năm. Còn về mặt tỷ trọng, cơ cấu hay hiệu suất hoạt động,... những chỉ tiêu quan trọng cần được phân tích trong các tỷ suất tài chính khác vẫn chưa được nhắc đến. Các thông tin phục vụ cho thủ tục trên cần phải được cung cấp chính xác về tình hình của doanh nghiệp và được phía khách hàng cung cấp. Ví dụ về việc áp dụng một số tỷ suất tài chính phổ biến:

> Tỷ trọng TSCĐ trong cơ cấu tài sản

Liên quan đến TSCĐ ta có thể tính toán chỉ tiêu tỷ trọng TSCĐ là tỷ số giữa GTCL của TSCĐ với tổng tài sản.

Chỉ tiêu này cho KTV cái nhìn ban đầu về tình hình TSCĐ tại đơn vị. Tỷ số này sẽ có sự thay đổi theo đặc thù ngành. Cụ thể, các Doanh nghiệp hoạt động trong

SV: Trần Thanh Thùy 103 Lớp: K19KTB

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương

lĩnh vực sản xuất công nghiệp với mức độ công nghệ tân tiến có tỷ trọng TSCĐ cao. Ngược lại, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại có tỷ trọng TSCĐ thấp. Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ thì tùy ngành nghề cụ thể sẽ có tỷ trọng TSCĐ cao hay thấp. Từ đó đặt ra một vấn đề tại Grant Thornton KTV nên cập nhật dữ liệu chỉ tiêu ngành và một số ngành nghề cụ thể của những khách hàng công ty đang kiểm toán để làm cơ sở so sánh và phát hiện ra điều bất thường. Tỷ trọng TSCĐ vừa phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh, vừa phải phản ánh được biến động qua các năm.

Năm 2019 Năm 2018

Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%)

Nhà cửa, vật kiến

trúc 12,615,945 36.04% 12,598,222 38.28%

Máy móc thiết bị 20,247,143 57.84% 17,810,917 54.12% Phương tiện vận tải 166,978 0.48% 166,978 0.51% Thiết bị, dụng cụ quản lý 204,657 0.58% 87,559 0.27% Xây dựng cơ bản dở dang 628,635 1.80% 1,114,318 3.39% Quyền sử dụng đất 1,125,438 3.22% 1,125,438 3.42% Phần mềm 15,757 0.05% 9,246 0.03% Tổng 35,004,553 100% 32,912,678 100%

Nhận xét: DN ABC là doanh nghiệp sản xuất và phát triển các vật liệu Polyurethane, cao su, nhựa và vật liệu tổng hợp nên tỷ trọng TSCĐ chiếm phần trăm khá lớn (Do không yêu cầu quá cao các dây chuyền sản xuất máy móc, nên tuy số lượng TSCĐ khá nhiều nhưng không có giá trị quá lớn). Qua số liệu trên cho thấy, tỷ trọng TSCĐ giảm nhẹ qua các năm. Sau khi xem xét thông tin về khách hàng, doanh nghiệp được thành lập từ năm 2001, nên trong 3 năm 2017 đến 2019 doanh nghiệp hầu như không đầu tư thêm vào TSCĐ mà tăng cường hoạt động kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng.

> Tỷ trọng, cơ cấu của từng loại TSCĐ:

Chỉ số này cho phép KTV xác định xem trong cơ cấu tổng TSCĐ, loại TSCĐ nào chiếm ty trọng lớn. Vì kiểm toán dựa trên khía cạnh trọng yếu và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, KTV sẽ tập trung thu thập bằng chứng kỹ hơn đối với những TSCĐ này thông qua việc mở rộng thủ tục kiểm tra chi tiết số dư và các biến động nghiệp vụ tăng, giảm đồng thời cũng xem xét tính phù hợp của cơ cấu TSCĐ trên. Nếu có sự biến động lớn về tỷ trọng này chứng tỏ có sự thay đổi lớn trong kết cấu của TSCĐ. KTV cần phải xem xét tính hợp lí của sự thay đổi này trong quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương

doanh nghiệp không thay đổi thì sự thay đổi của chỉ số này có thể phản ánh việc phân loại, ghi chép không chính xác về TSCĐ.

Năm 2016 2017 2018 2019 Nguyên giá TSCĐ 30,267,879 29,977,548 32,912,678 35,004,553 Nguyên giá bq 30,122,714 32,945,113 33,958,616 Doanh thu 36,242,901 39,458,521 50,763,956 Hiệu suất sử dụng TSCĐ T2 1.19 1.49

Nhận xét: Trong năm 2019, TSCĐ chủ yếu của đơn vị là máy móc thiết bị (57,84%) và nhà của vật kiến trúc (36,04%), vì vậy KTV cần tập trung vào kiểm toán vào những loại tài sản này. Tuy nhiên một số TSCĐ khác tuy chiêm tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng có biến động trong năm khá lớn như thiết bị dụng cụ quản lý và xây dựng cơ bản dở dang KTV cũng nên tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động liệu có phù hợp. Qua bảng trên ta thấy, tuy nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao thứ 2 nhưng lại không biến động quá nhiều về nguyên giá, nên KTV chỉ cần tập tập trung kiểm tra các nghiệp vụ tăng giảm tài sản của máy móc thiết bị. Kèm theo khi tìm hiểu được nguyên nhân thay đổi của Xây dựng cơ bản dở dang là chuyển sang TSCĐ hữu hình nên kiểm tra các chứng từ, giấy tờ cần thiết để xác định nguyên giá, thời điểm chuyển giao, các tiêu chí về ghi nhận TSCĐ có được đáp ứng đầy đủ.

> Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Là tỷ số thể hiện mỗi quan hệ giữa doanh thu với tổng nguyên giá TSCĐ bình quân: Ý nghĩa của tỷ số này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ hay là

SV: Trần Thanh Thùy 105 Lớp: K19KTB

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương

mối liên hệ giữa giá trị sổ sách với mức hoạt động của TSCĐ hiện có trong đơn vị. Neu tỷ số này giảm mạnh có thể nghi ngờ là do giá trị TSCĐ đã bị ghi trội lên trong trường hợp doanh thu tăng không đáng kể.

Minh họa công ty ABC:

Nhận xét: Qua chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng TSCĐ qua các năm ta thấy tỷ suất này ổn định ở 2 năm 2017 và 2018 nhưng qua 2019 lại tăng mạnh. Mặc dù nguyên giá của TSCĐ đều tặng nhẹ qua các năm, nhưng doanh thu năm 2019 tăng mạnh. Qua đó KTV cần tập trung chú ý vào các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong năm, đồng thời tiến hành kiểm kê TSCĐ xem có những TSCĐ nào chưa được ghi nhận hay không?

Nâng cao kỹ thuật chọn mẫu: Do phần mềm IDEA còn nhiều hạn chế như: các mẫu bị trùng lặp, các mẫu được chọn chỉ thể hiện được mặt giá trị mà không thể hiện được bản chất nghiệp vụ... Do vậy, KTV khi chọn mẫu TSCĐ tăng/ giảm trong kỳ để kiểm tra chi tiết không nên lệ thuộc vào phần mềm mà cần chủ động kết hợp giữa kinh nghiệm và ưu điểm của công cụ kiểm toán để việc lựa chọn mẫu thực hiện hiệu quả.

Sử dụng ý kiến của Chuyên gia: Đối với cuộc kiểm toán tại Công ty ABC,

KTV không cần sử dụng ý kiến của chuyên gia. Tuy nhiên một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, xây lắp, xây dựng, đóng tàu, phân bón, dầu khí.đặc điểm TSCĐ của công ty khá phức tạp và đặc thù riêng, KTV không có đủ hiểu biết về các lĩnh vực này mà không có sử dụng ý kiến của chuyên gia bên ngoài để trợ giúp. Đây cũng là một trong những nhược điểm của các Công ty kiểm toán Việt Nam do nguồn vốn hạn hẹp.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương

Hiện nay, Công ty đang tiến hành phát triển phần mềm kiểm toán với giao diện thân thiện và tốc độ sử dụng cao hơn. Việc này sẽ giúp giảm thiểu thời gian cho các KTV khi tiến hành đính giấy tờ làm việc cũng như trả lời các câu hỏi trong thủ tục kiểm toán. Bên cạnh đó, Công ty nên nâng cấp hệ thống máy tính của KTV nhằm tối đa hóa tốc độ làm việc.

3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIEM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM

THỰC HIỆN

3.4.1. về phía các hiệp hội quản lý nghề nghiệp

Tăng cường vai trò của hội nghề nghiệp đối với công tác quản lý hoạt động kiểm

toán độc lập:

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập năm 2005. Cho

đến nay, hiệp hội đã có những đóng góp tích cực cho hoạt động kiểm toán tại Việt Nam.Với tư cách là một hiệp hội của các KTV, Hiệp hội đã tập hợp được và tạo một sự

liên kết tương đối chặt chẽ giữa các KTV hành nghề ở Việt Nam. Chức năng chính của

Hội là: Tổ chức nghiên cứu và xuất bản các tài liệu kế toán và kiểm toán, đào tạo đạo

đức nghề nghiệp, ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp, xử lý những vi phạm điều

lệ của

thành viên, quản lý chất lượng hoạt động kiểm toán bằng cách quy định những tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, tổ chức kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán, phổ biến

chính sách.

Một trong số những nhiệm vụ cơ bản của hiệp hội là chia sẻ những kinh nghiệm

trong hoạt động kiểm toán và nâng cao năng lực chuyên môn, huấn luyện nghiệp vụ cho

những KTV có lẽ chưa được quan tâm đúng tầm. Đặc biệt là các buổi tập huấn luận văn

về các thủ tục kiểm toán TSCĐ được đánh giá là còn hạn chế. Vì vậy, hiệp hội nên tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho KTV nói chung

và kiểm toán TSCĐ nói riêng. Hơn thế nữa, Hội cần tích cực phối hợp với Bộ tài chính

và các cơ quan chức năng khác để thiết kế chương trình, đào tạo chuyên gia kiểm toán,

phục vụ cho việc tổ chức và quản lý thi tuyển cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề.

Chương trình đào tạo cần chú trọng đến cả vấn đề nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho

KTV. Bên cạnh đó, VACPA cần thiết lập và phát triển quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp trong khu vực và quốc tế, tiến tới công nhận lẫn nhau về bằng cấp chuyên

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Ngô Thị Thu Hương

chứng chỉ hành nghề của KTV. Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong phối hợp đào

tạo và cấp chứng chỉ nghề nghiệp (ACCA, CPAUS, CPAA, ICPAS,PICPA,...)

Với tư cách là cố vấn cho các cơ quan chức năng, Hiệp hội cũng nên nhanh chóng

đưa một quy định chi tiết về việc áp dụng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán

BCTC dựa trên việc tổng hợp tình hình thực tế để các cơ quan chức năng tham khảo. Mặc dù được thành lập khá muộn song kiểm toán Việt Nam nói chung và Kiểm

Một phần của tài liệu 606 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH grant thornton việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w