Chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 30)

Từ các cơ sở lý luận ở phần trên chúng ta có thể có được những hình dung chi tiết về chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản như sau.

Khác với chuỗi giá trị được tạo thành từ một công ty hay các công ty của một ngành. Chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu mang ý nghĩa rộng hơn nhiều. Đây không còn là hoạt động của những công ty trong cùng một quốc gia nữa, mà là của các công ty, doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia đều phát triển nhiều ngành

nghề, mỗi vùng lãnh thổ lại có thế mạnh về điều kiện tự nhiên và con người là khác nhau, một hay nhiều ngành này có thể tham gia vào cùng một hoặc các chuỗi giá trị khác nhau. Những đơn vị của một quốc gia trực tiếp tham gia vào chuỗi giá toàn cầu là các doanh nghiệp, công ty, tổ chức, hiệp hội, các cá nhân đơn lẻ hay tập thể hoạt động trong một ngành nhất định. Cụ thể, cái chúng ta tập trung ở đây là ngành thủy sản của Việt Nam. Chúng ta đã xác định được các đơn vị trực tiếp tham gia vào

cho sản phẩm qua từng hoạt động mà nó đi qua. Thứ hai, với mỗi ngành nghề lĩnh vực sẽ vừa có những hoạt động tạo nét đặc trưng riêng biệt giúp phân biệt giữa các ngành với nhau, và vừa có những hoạt động chung, tương đồng nhau giữa chuỗi giá trị khác nhau. Ví dụ như các hoạt động vận chuyển, thu mua, phân phối... Đa phần chuỗi giá trị nào cũng cần, sự có mặt của chúng nhưng chúng không tạo ra khác biệt để phân biệt các chuỗi giá trị với nhau. Nói đến thủy sản là người ta có thể hình dung ngây lập tức hai hoạt động là nuôi trồng và đánh bắt là cốt yếu của ngành, bởi chúng tạo được những khác biệt cốt yếu giúp phân biệt được đây là chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Do cơ cấu ngành của mỗi quốc gia một khác nên tập các hoạt động các quốc

gia có thể lựa chọn tham gia cũng như độ sâu khi tham gia vào của mỗi hoạt động sẽ khác nhau. Dưới đây là mô hình về chuỗi giá trị thủy sản tổng quát.

Sơ đồ 1.3 - Chuỗi giá trị thủy sản tổng quát

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Ngoài các hoạt động được nêu trên sơ đồ, thì trước, trong hay sau mỗi hoạt động

đều có thể tồn tại các hoạt động chung, phụ trợ như y tế, logistics, marketing, nghiên cứu phát triển, chế tạo máy móc thiết bị nguyên vật liệu... Mục đích của các chuỗi giá trị là để làm tăng giá trị cho sản phẩm qua từng hoạt động mà nó đi qua. Khi giá trị tăng thêm càng lớn hơn so với chi phí bỏ ra sẽ thu được lợi nhuận càng lớn. Nhưng

không có nghĩa rằng sản phẩm sau khi đi qua một hoạt động giá trị sẽ nhất định có được thêm giá trị gia tăng. Tiềm lực sẵn có và chiến lược phát triển của mỗi quốc gia là khác biệt nên mức độ tham gia vào từng hoạt động trong chuỗi giá trị cũng sẽ khác

nhiều vào hoạt động nuôi trồng đánh bắt, còn các nước khác điều kiện tự nhiên không

ưu ái thường tập trung vào chế biến thủy sản từ nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài.

Giữa các hoạt động này có còn sự tương tác qua lại lẫn nhau ảnh hưởng tới giá trị gia tăng tổng sau cùng. Một giống tôm tốt thuần chủng sau khi nuôi trồng sẽ có chất lượng đồng đều, kết hợp với quy trình chế biến vệ sinh quy chuẩn nghiêm ngặt sẽ cho sản phẩm chất lượng đồng đều. Giá trị gia tăng tổng thể tạo ra cũng sẽ nhiều hơn so với trường hợp nguồn đầu vào chất lượng con giống thiếu ổn định kết hợp với

quy trình chế biến vệ sinh nghiêm ngặt. Để có một chuỗi giá trị liên kết vững tạo ra được giá trị gia tăng lớn, mỗi quốc gia khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu không phải chỉ cần quan tâm đến hoạt động mà mình trực tiếp đang thực hiện mà còn phải để ý đến khâu phía trước và thậm chí là phía sau. Khi sản phẩm trung gian đi qua một

hoạt động giá trị, chúng sẽ được đem đi xuất khẩu, chuyển cho nước khác thực hiện công đoạn tiếp theo. Để có được lợi nhuận lớn nhất thì giá trị gia tăng tạo ra phải lớn nhất, việc đảm bảo các hoạt động phía trước vận hành một cách chuẩn chỉ, bổ trợ tốt cho nhau sẽ giúp phần giá trị gia tăng tạo ra sẽ lớn và ổn định.

Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị thủy sản

Hoạt động 1: Tạo con giống

Đây là hoạt được coi là đầu tiên trong chuỗi giá trị. Là bước đà cho các hoạt động liền sau. Để có nguồn chất lượng giống tốt và ổn định, lai tạo giống cần đặc biệt

lưu tâm. Việc tích hợp khoa học kỹ thuật giúp đẩy nhanh thời gian lai tạo và độ chính

xác khi xác định gen giống tốt. Mục đích là để có các giống mới chất lượng năng suất

cao, ổn định nhằm đưa ngành nuôi trồng thủy sản thành ngành sản xuất chủ lực phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Hoạt động 2: Nuôi trồng

protein của động vật thủy sản thường lớn hơn động vật trên cạn. Nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng từ 25 đến 55%, trung bình 30%, giáp xác từ 30-60%. Nhu cầu protein tối ưu của một loài nào đó phụ thuộc nguồn nguyên liệu làm thức ăn (tỉ lệ protein và năng lượng, thành phần amino acid và độ tiêu hóa protein), giai đoạn phát triển của cơ thể, các yếu tố bên ngoài khác. Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn không có protein thì cơ thể giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng protein của cơ thể để duy trì các chức năng hoạt động tối thiểu của cơ thể để tồn tại. Trái lại nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều protein thì protein dư không được cơ thể hấp thu để

tổng protein mới mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Thêm vào đó cơ thể còn phải tốn năng lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ thể giảm.

Hoạt động 3: Đánh bắt, khai thác thủy sản

Song hành với việc nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản từ tự nhiên cũng góp

phần đáng kể để thúc đẩy chế biến sản xuất phục vụ xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Theo thống kê của FAO, hiện nay lượng tàu đánh cá trên thế giới đã vượt quá con số 4,6 triệu tàu, đây là một con số rất lớn nó phần nào cũng cho thấy lượng thủy sản khai thác được hàng năm cũng không hề nhỏ. Tuy vậy cũng đi cùng với một số điều bất cập như hiện tượng khai thác tận diện, quá mức cho phép, chính vì vậy vấn đề bảo đảm đa dạng sinh học nước mặn và nước ngọt cần được để tâm hơn.

Hoạt động 4: Thu mua

Thu mua lại từ các hộ nuôi trồng thủy hải sản, từ các thương lái, chợ thủy sản, các nhà tàu đi khai thác ngoài khơi xa để phân phối hoặc đưa vào quá trình chế biến. Khả năng đàm phán của người thu mua ảnh hưởng phần lớn đến lợi nhuận thu được của họ. Thực tế, ai cũng biết rằng đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản, việc thu mua được nguyên liệu có chất lượng tốt, giá hợp lý là điều kiện tiên quyết, sống còn để doanh nghiệp phát triển.

Hoạt động 5: Nhập khẩu thủy sản để chế biến

Thay vì tự sản xuất thủy sản để đưa vào chế biến, các quốc gia có thể chọn tham

phát triển của ngành chế biến lớn hơn nhiều ngành nuôi trồng dẫn đến chế biến không

hết công suất, việc nhập khẩu thủy sản để chế biến giúp tận dụng tốt đa năng lực của quốc gia.

Hoạt động 6: Chế biến

Sau khi nuôi đến một trọng lượng nhất định, thời điểm thu hoạch đã đến, thủy sản được mang đi đến điểm tiêu thụ hoặc tiếp tục đi vào quá trình chế biến. Ở khâu này các doanh nghiệp chế biến sẽ triển khai các phương pháp kiểm tra, bảo quản, phù

hợp với từng loại thủy sản; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Trước khi chế biến thường sẽ phân loại đánh giá chất lượng so bộ, tiếp theo đó đối với từng sẽ doanh nghiệp cụ thể sẽ có những quy trình và cách thực hiện việc chế biến khác nhau với tiêu chí tận dụng triệt để không lãng phí. Không những thế còn có thể tận dụng những phế liệu tự hoạt động này để làm thức ăn gia súc, dầu ca, dầu sinh học, và các chế phẩm sinh học khác. Các kỹ năng cần có khi chế biến có thể kể đến như phân loại được nguyên liệu thủy sản theo loài, chất lượng, kích cỡ; thực hiện được công việc bảo quản tươi, sống nguyên liệu thủy sản đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu; thực hiện được các thao tác trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản một cách thành thục; có khả năng đề xuất các biện pháp, phát hiện và kịp thời khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến; sử dụng được các thiết

bị đo, lắp đặt và vận hành được một số máy và thiết bị trong quá trình chế biến; tích cực tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình thực tế sản xuất; đánh giá kiểm tra được các chỉ tiêu chất lượng đã đề ra của sản phẩm.

Hoạt động 7: Xuất khẩu

Xuất khẩu là công đoạn có vai trò kết nối doanh nghiệp sản xuất, các trung gian

phân phối với nhà bán lẻ trên toàn thế giới. Tuy đây chỉ là công đoạn trung gian không

có tác động trực tiếp tới sản phẩm nhưng thu lại lợi nhuận không nhỏ.

Hoạt động 8: Phân phối tiêu thụ

phẩm này. Đảm nhận hoạt động này cần nắm bắt, hiểu được nhu cầu người tiêu dùng và xu hướng hiện tại, đồng thời hoạt động này cũng phần nào giúp mở rộng theo chiều

ngang của chuỗi giá trị và đôi khi là định hướng phát triển ngành thủy sản toàn cầu.

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w