THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 58)

TRONG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH THỦY SẢN THẾ

GIỚI

2.3.1. Thuận lợi

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Việt Nam là một nước có nhiều kiểu khí đậu thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của đa dạng các loài thủy sản được ưa chuộng và có giá trị cao. Từ dãy Hoành Sơn đổ về phía bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, khí hậu nhiệt đới gió mua là đặc trưng của phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn và phần kéo dài từ phía Nam dãy Hoành Sơn tới Mũi Dinh, tiếp theo là khí hậu nhiệt đới xavan bao phủ khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, cuối cùng là khí hậu nhiệt đới mùa hải dương tạo thành hình chữ S của lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với Biển Đông. Đường bờ biển dài 3.260 km chưa kể các đảo, cộng với mạng lợi sông ngòi, ao, hồ dày đặc phù hợp phát triển nông nghiệp nuôi trồng khai thác thủy sản.

2.3.1.2. Nguồn nhân lực

Người nông dân có kinh nghiệm lâu đời trong ngành thủy sản. Trình độ của người nông dân hoạt động trong ngành dần được nâng cao, tiếp thu được những tri thức mới, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Họ luôn luôn sẵn sàng tiếp thu học hỏi từ các nước bạn, có những người đam mê nhiệt huyết với nghề sẵn sàng vươn khơi bám biển không chỉ vì lợi ích kinh tế để trang trải cuộc sống cho gia đình mà còn để khẳng định bảo vệ chủ quyền hải đảo quốc gia. Các phương tiện tàu thuyền hỗ trợ người dân được nâng cấp, hiện đại hơn giúp người ngư dân trong công việc hằng ngày của mình.

2.3.1.3. Chính sách của nhà nước

Nhà nước đã và đang có những sự quan tâm tích cực và kịp thời đối với ngành thủy sản. Bộ máy nhà nước trong khai thác thủy sản được cải cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Các đội tàu kiểm ngư được thành lập để giám sát hoạt động nghề cá, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các nghiên cứu khoa học phục vụ thiết thực cho ngành thủy sản cũng được quan tâm, hỗ trợ. Đầu năm 2020 gần đây do dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến nên kinh tế toàn cầu, ngành thủy sản của Việt Nam cũng chịu những tổn thất nặng nề, thủy sản khai thác chế biến nhưng không xuất đi được hoặc

nếu có thì cũng bị vướng phải nhiều khó khăn, giá thủy sản đồng loạt giảm mạnh tác động đến đời sống của người ngư dân và những công ty hoạt động trong ngành. Trước tình cảnh này, Việt Nam đã có những động thái vô cùng tích cực như đưa ra các gói hỗ trợ, lui thời hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, phí công đoàn, tiền thuê đất đối với ác doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong ngành nông lâm thủy sản.

2.3.2. Khó khăn

2.3.2.1. Biển đổi khí hậu

Khí hậu thay đổi tác động trở nên ngày càng rõ rệt và tác động trực tiếp đến ngành thủy sản như mưa, lốc, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra với tần suất tăng dần trên khắp các địa phương vùng miền trên cả nước gây thiệt hại nghiêm trọng đe dọa đến ngành thủy sản Việt Nam. Hiện nay, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra trên diện rộng rất đáng báo động ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, độ mặn tăng cao ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài tôm cá, dẫn đến giảm sản lượng, tăng nguy cơ nhiễm bệnh, nặng nề hơn là mất trắng cho người nông dân.

2.3.2.2. Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước, mà nước chính là môi trường sinh sống của tất cả các loại thủy hải sản, khi một khu vực bị ô nhiễm sẽ rất dễ lây lan nhanh sang các khu khác nếu bị ô nhiễm nghiêm trọng trên diện rộng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thủy sản nói riêng và tất cả sinh vật trên trái đất nói chung. Hiện ở tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, nhất là các khu nuôi tôm thâm canh bán thâm canh có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ: BOD, COD, nồng độ các chất ni-tơ, phốt-pho,... cao hơn nhiều tiêu chuẩn cho phép, đồng thời xuất hiện các khí độc hại gây phát sinh dịch bệnh cho thủy sản. Sự ô nhiễm này đến từ sự thiếu quan tâm của các nhà máy xí nghiệp trong khâu xử lý nước thải, họ muốn tiết kiệm chi phí nên đã không đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn mà trực tiếp xả thải ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các sinh vật, trong đó có cả con người. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường nước cũng đến từ việc người nông dân sử dụng hóa chất cải tạo ao hồ, thuốc trừ sâu để diệt giáp xác để tích kiệm chi phí trong khâu cải tạo lại ao nuôi, cũng như dùng các loại kháng sinh, hóa chất cho thủy sản không đúng quy định vượt quá liều lượng cho phép. Ý thức của một số hộ nuôi trồng thủy hải sản còn chưa

cao vẫn chạy theo lợi ích kinh tế chưa để ý đến hậu quả để lại sau này cho chính họ và những người khác.

2.3.2.3. Phát triển, xúc tiến các sản phẩm chế biến sâu

Tuy Việt Nam có nguồn lợi thủy hải sản dồi dào, nhưng các sản phẩm có nguồn gốc thủy sản ở Việt Nam vẫn nhạt nhòa ở các thị trường nước bạn, yếu kém nội tại về sản xuất nhỏ, phân tán, mặc dù đã được khắc phục nhiều, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế, do đó, chưa đáp ứng được hoàn toàn những nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm qua chế biến được xuất khẩu đi chưa tạo ra đặc sắc riêng chủ yếu vẫn là các loại cá tôm sò được sơ chế làm sạch đông lạnh, đồ hộp, một số ít là các sản phẩm tươi sống và đồ khô. Theo báo cáo của VASEP, cơ cấu sản phẩm gồm sản phẩm đông lạnh chiếm chủ yếu với 80%, sản phẩm khô chỉ chiếm 7%, sản phẩm dạng mắm là 5%, các sản phẩm khác 8%. Các sản phẩm này chưa mang lại lợi nhuận cao, sức cạnh tranh còn nhạt nhòa trên trường quốc tế. Mặc dù hiện phát triển các sản phẩm chế biến sâu đang được quan tâm nhưng chưa thấy biểu hiện nào nổi trội. Các sản phẩm Việt Nam thường được xuất khẩu bằng các kênh nước ngoài chứ không phải do trực tiếp Việt Nam phụ trách, sản phẩm có thể có xuất xứ từ Việt Nam nhưng có thể được chế biến tiếp ở một quốc gia khác rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng, dẫn đến việc trong mắt người tiêu dùng cuối dùng cụm từ “xuất xứ Việt Nam” bị nhạt nhòa, không để lại ấn tượng và niềm tin trong mắt người tiêu dùng quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương này, đầu tiên chúng nhận diện được những nét khái quát của nên thủy sản Việt Nam. Việt Nam đã có một hành trình phát triển lâu dài từ rất sớm và đã có được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, chương 2 cũng giới thiệu một số hiệp định thương mại quốc tế, quy định, văn bản pháp luật tiêu biểu ảnh hưởng đến ngành thủy sản Việt Nam. Tuy có những thuận lợi nhất định trong phát triển ngành thủy sản như về kinh nghiệm của con người, sự quan tâm của Chính phủ, điều kiện tự nhiên nhưng cũng vướng phải không ít khó khăn. Những khó khăn này thứ nhất đến từ ý thức của mỗi người dân, sự ích kỷ chạy theo lợi ích của một bộ phận cá nhân đoàn thể khiến ảnh hưởng đến toàn ngành. Thứ hai, là khó khăn do sự thay đổi khí hậu toàn cẩu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản. Cuối cùng là khó khăn trong việc làm sao để tăng giá trị cho sản phẩm ngành thủy sản bằng việc tăng cường chế biến sâu các sản phẩm nhưng hiện nay chưa đạt được thành tựu nào nổi bật. Chương này cũng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi Việt Nam đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản chưa, theo các tiêu chí đã đề cập ở mục 1.1.4. Và câu trả lời ở đây là rồi, và thậm chí có thể coi là tương đối sâu bởi hầu như tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị Việt Nam có mặt ở một góc độ nào đó. Chúng ta còn thấy được những số liệu và biểu hiện của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thấy được thủy sản là một trong các ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam thời buổi hiện nay.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w