Đây là hai FTA thế hệ mới với mức độ cam kết cao hơn và phạm kết rộng hơn so với các FTA thông thường đã ký kết trước đây. Nếu trong các FTA thông thường, các lĩnh vực cam kết chỉ là những lĩnh vực vốn đã và đang được điều chỉnh bởi các hiệp định của WTO, ví dụ như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ,... thì với các FTA thế hệ mới, phạm vi cam kết được mở rộng sang cả những lĩnh vực mới khác “phi truyền thống” như mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, thương mại trong mối quan hệ với môi trường, lao động, thương mại điện tử,... Về mức độ cam kết, tỷ lệ thuế quan được xóa bỏ đối với hàng nhập khẩu của các FTA thế hệ mới thường đạt gần 100% trong khi các FTA thông thường thấp hơn.
EVFTA được ký kết vào 30/6/2019 biến Việt Nam thành đối tác chiến lược với 28 nước thành viên của EU. Tuy chưa có hiệu lực chính thức nhưng đây là một cơ hội cực kỳ quan trọng giúp thủy sản Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường EU. Từ lâu EU đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã tăng hơn 13,77 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,83 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 11,46 lần (1,3 tỷ USD lên 14,90 tỷ USD).
Bảng 3.1 - Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU
2017 3βL336,9 12,75 12.097,6 8,57 50.434 5 11.72 2018 41.885,5 9,42 13.892.3 13,95 55.777,8 10,59 2019 41.546.6 •0,81 14.906,3 7,30 56.452,9 1,21 TT Tên hàng 2017 2018 2019 2019/2018 ¢1 Giày dép 4.612,3 4.677,3 5.029,4 +7,51% 02 Dệt may 3.733,3 4 10'.7 4.261,9 +3,90% 93 Thủy hài sàn 1.422,1 1.435,2 1.247,6 -13,07% 04 Cà phê 1.365,4 1.360,5 1.157,7 14,91% 05 Đỗ gồ 751,4 779,1 846,6 +8,65% 06 Mảy Vi tinh 4.097,5 5.072,9 4.660,4 -8,13% ¢7 Đĩện thoại 11.773,0 13.161.4 12.209,2 7,23%
08 Túi xách, vi, valị mũ & ô dù B79.5 929,8 965,6 +3,85%
09 Sàn phẩm từ thép 399,8 563,3 551,4 3,06%
10 Phương tiện VT và PT 705 671,6 814.3 +21,24%
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong đó thủy sản đứng thứ 3 về các mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang EU.
Bảng 3.2 - Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU
Theo EVFTA, hầu như các sản phẩm thủy sản đều sẽ được xóa bỏ hoàn toàn và các hàng hóa đó không bị áp thuế quan kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, số còn lại cắt giảm theo lộ trình 3-7 năm; thực phẩm từ thủy sản cũng sẽ được xóa bỏ thuế sau 6-8 năm. Cụ thể là một khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ có hơn 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0-22%, đa số từ 6-22%, sẽ xóa bỏ (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5-26% sẽ được xóa bỏ dần đều sau từ 3 đến 7 năm. Ngoài ra, đa số các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được xóa bỏ, các sản phẩm khác như surimi, cá cờ kiếm cũng như vậy. Đối với sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh (HS 03061792) được xóa bỏ hoàn toàn và không bị áp thuế quan kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực (trước đó thuế mức cơ bản là 20%). Các sản phẩm tôm khác theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Đối với sản phẩm cá tra lộ trình giảm thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm. Sản phẩm cá ngừ đông lạnh được xóa bỏ thuế khi hiệp định có hiệu lực, trừ thăn cá ngừ đông lạnh (loin) cần lộ trình 7. Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các sản phẩm thủy sản nước ta tại EU, tạo thêm cơ hội và điều kiện để các doanh nghiệp thử sức, trải nghiệm tăng dần kinh nghiệm xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu xúc tiến, hoàn thiện chất lượng và vượt qua các yêu cầu khắt khe sản phẩm chế biến sâu mới vào thị trường được coi là khó tính nhất thế giới.
CPTPP được ký vào ngày 8 tháng 3 năm 2018 tại Chile với sự tham gia của Australia, Việt Nam, Canada, Chile, Brunei, Malaysia, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Peru và Singapore, chính thức có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 14 tháng 01 năm 2019. Thị trường CPTPP đang chiếm 25,7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Tôm là mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất sang các nước CPTPP với 970,48 triệu USD; tiếp đó là hải sản với 910,32 triệu USD; cá tra 328,35 triệu USD. Hiệp định sẽ góp phần vào việc đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng thủy sản nói riêng và các hàng hóa khác nói chung sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico, những cái tên này là một trong những đối tác thương mại lớn của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tượng tự EVFTA, các mặt hàng thủy sản được các nước cam kết xóa bỏ phần lớn các dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, còn một
số ít dòng thuế xóa bỏ theo lộ trình 3 đến 16 năm. Các nước Australia, New Zealand, Canada, Brunei, Malaysia, Singapore, Chile, Peru đã cam kết xóa bỏ ngay thuế quan với tất cả các dòng thuế thủy sản. Mexico cam kết xóa bỏ thuế quan với khoảng 41% (106/255) các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào, còn lại sẽ cắt giảm theo lộ trình 3 đến 16 năm. Còn Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan ngay 65% dòng thuế, còn lại xóa bỏ theo lộ trình từ 6 đến 16 năm. Việt Nam cam kết xóa bỏ ngay 83% số dòng thuế với thủy sản. Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình từ 4 đến 11 năm, trong đó đa số lộ trình 4 năm; 8 năm với cua chế biến, cá hồi, cá nục hoa chế biến; 11 năm với cá trích dầu bảo quản. Canada, Mexico, Peru là 3 nước chưa có FTA với Việt Nam trước khi có CPTPP áp dụng thuế theo MFN, CPTPP là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào các thị trường này. Các đối thủ cạnh tranh ở thị trường các nước thành viên CPTPP là Trung Quốc, Ản Độ, Na Uy, Thái Lan sự xóa bỏ thuế quan như trên sẽ phần nào cân bằng lại lợi thế của Việt Nam khi phải cạnh tranh với các nước này.
Trung Quốc, Thái Lan, Italy, Indonesia, Philippines và Việt Nam là top 6 nước xuất khẩu cá ngừ sang Canada mà Trung Quốc và Thái Lan là hai đối thủ nặng ký nhất nhưng lại không thuộc CPTPP. Còn đối với ngành tôm, đối thủ trực tiếp với nước ta là Ản Độ cũng không có trong CPTPP. Tại Úc, trước đó Việt Nam mới chiếm khoảng 11% trong thị phần nhập khẩu của Úc thuộc top 4 nhà cung cấp thủy sản lớn nhất và có nguồn cung cấp tôm lớn nhất thị trường này, chiếm 31,1% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Úc, tiếp đến là Trung Quốc chiếm 28%, Thái Lan 23%, Malaysia 11%. Riêng với cá tra, Việt Nam gần như độc chiếm thị trường Australia, từ 96% đến 98% với phi-lê cá tra tươi hoặc ướp lạnh. Trong bối cảnh các quốc gia cạnh tranh rất lớn về thị phần, CPTPP chắc chắn sẽ là cơ hội lớn giúp Việt Nam tạo cách biệt lớn với đối thủ của mình trong tương lai.