Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 84)

Chính phủ đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng các chinh sách, kế hoạch phát triển ngành và ra chỉ thị cho các Bộ liên quan ký kết các hiệp định hợp tác thương mại quốc tế. Các chính sách mà Chính phủ đưa có thể tạo thuận lợi cũng như gây khó khăn cho hoạt động của ngành, mỗi quyết định điều rất quan trọng luôn phải được cân nhắc kỹ càng.

Chính phủ cần quan sát sát sao hơn về tình hình diễn biến ngành thủy sản, quan tâm đến những yêu cầu kiến nghị của các Hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân trong ngành từ đó có những quyết định chính xác kịp thời nhất. Các chương trình, chiến dịch phát triển ngành thủy sản cần được triển khai liên tục, kích thích sự tham gia của toàn thể ngành thủy sản và các ngành liên quan hỗ trợ.

3.4.2.1. Tích cực xúc tiến hợp tác thương mại quốc tế

Dưới góc độ đàm phán quốc tế, thương thảo quốc tế, Chính phủ đốc thúc các bộ ban ngành đi tìm kiếm cơ hội hợp tác xuyên biên giới, khai phá những thị trường mới, mở thêm con đường cho xuất khẩu thủy sản quốc gia. Ngoài việc triển khai tăng

cường hợp tác quốc tế, còn phải có các chính sách tạo điều kiện hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp đúng lúc. Chính phủ cần quan tâm cập nhật tình hình ngành thủy sản liên tục, nhanh chóng để có sự điều chỉnh kịp thời về chính sách, luật pháp và đưa những gói cứu trợ khi cần thiết. Hoạt động thương mại được điều chỉnh thông luật pháp, quy định, tập quán quốc tế và quốc gia nên chúng cần được các trang web chính thức của Chính phủ cập nhật thông tin mới nhất, đi đầu trong nguồn thông tin chính xác đáng tin cậy hàng đầu, tạo sự dễ dàng trong tra cứu tìm kiếm thông tin.

3.4.2.2. Tiếp tục tổ chức các chương trình, chiến dịch phát triển ngành thủy sản

Các chương trình chiến dịch phát triển ngành thủy sản mang tầm cỡ quốc gia sẽ tạo ra một phong trào lớn, toàn thể người dân sẽ có động lực mục tiêu rõ ràng hơn trong phát triển ngành. Mỗi đơn vị hoạt động trong chuỗi giá trị sẽ được định ra mục tiêu cần đạt được, tập trung toàn lực vào một mục tiêu không phân tán tài nguyên nguồn lực quốc gia. Điều này góp phần đẩy nhanh những công việc, mục tiêu trọng tâm cần tiên quyết đạt được trước mắt, rồi dần dần từng bước hoàn thành các kế hoạch ngắn trung dài hạn của ngành thủy sản. Nhưng trước đó cần xem xét lại các đặc điểm, thế mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản để vạch ra lộ trình mục tiêu cần đạt được với mức hạn thời gian tương ứng. Thông qua tác động của các chính sách hỗ trợ sẽ kích thích cách doanh nghiệp tham gia vào các chương trình, chiến dịch một cách mạnh dạn, với phong thái an tâm, tự tin hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương này, trước hết đưa ra các khâu chuẩn bị về con người, công nghệ, cơ sở hạ tầng, tạo mối quan hệ và vị thế trên thế giới là các bước tiền đề để nắm bắt các cơ hội trước mắt. Những chuẩn bị này là rất cần thiết, tạo thêm và nâng cấp những cột trụ của ngành thủy sản. Trong chương cũng đưa ra hai cơ hội mà Việt Nam có khả năng nắm bắt và thực hiện được trong tình hình hiện tại. Thứ nhất là sự tham gia của Việt Nam vào hiệp định thương mại quốc tế gần đây là CPTPP và EVFTA. Thứ hai là thời cơ vàng sau đại dịch COVID-19 đang diễn ra, toàn thế giới đang nỗ lực từng ngày chống dịch, hiện tại nước ta kiếm soát dịch rất tốt nên những hoạt động phát triển ngành vẫn có thể triển khai, không phải mất nhiều thời gian như các nước khác, tận dụng thời cơ đó để vươn lên, chuẩn bị sẵn sàng sản xuất xuất khẩu. Tiếp theo đó là đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp giúp cải thiện mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản. Cuối chương nêu những đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ và hiệp hội trong phát triển chuỗi giá trị ngành thủy sản giúp cải thiện, vun đắp cho ngành ngày một phát triển. Các Hiệp hội và Chính phủ cần phối hợp an ý với nhau, cùng nhau đưa ngành thủy Việt Nam trở thành một ngôi sao sáng trong bầu trời thế giới.

KẾT LUẬN

Khóa luận “Giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành thủy sản Việt Nam” đã cung cấp những thông tin, số liệu và phân tích để tìm ra giải pháp tham gia hiệu quả vào trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản. Các nội dung mà khóa luận đưa ra như sau:

Chương thứ nhất, khóa luận đưa các lý luận, lý thuyết về khái niệm về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu, phân tích cụ thể chuỗi giá trị ngành thủy sản và từng hoạt động giá trị trong đó gồm tạo giống, nuôi trồng, thu mua, nhập khẩu đầu vào chế biến, chế biến, xuất khẩu và phân phối tiêu thụ. Bài viết còn chỉ ra tác động qua lại giữa các hoạt động này, các yếu tố trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản. Điểm mới ở phần này là đã phân tích cụ thể khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản, cụ thể về đối tượng tham gia trong chuỗi, các hoạt động trong đó diễn ra như thế nào, sự tương tác giữa chúng và để cập đến những hoạt động đặc trưng của chuỗi để phân biệt chuỗi này với chuỗi của lĩnh vực, ngành khác. Chương này còn để cập đến một vấn đề ít được quan tâm là các tiêu chí đánh giá sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Chương thứ hai đã nêu ra quá trình hình thành, phát triển và tình hình ngành thủy sản Việt Nam từ năm 2015 đến nay. Thêm vào đó là một số văn bản pháp luật, hiệp định tiêu biểu thúc đẩy ngành thủy sản Việt Nam và quốc tế cùng nhau phát triển. Cũng như đã trình bày thực trạng tham gia các hoạt động trong chuỗi của Việt Nam diễn ra như thế nào. Cuối chương là sự đánh giá về các thuận lợi và khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản.

Chương cuối cùng trước hết đề cập đến những khâu chuẩn bị của ngành thủy sản Việt Nam. Tiếp đó, tác giả đưa ra hai thời cơ có thể tận dụng trong tương lai gần. Kết thúc chương là những giải pháp đối với doanh nghiệp, góp ý, kiến nghị đối với Chính phủ và các Hiệp hội thủy sản Việt Nam để Việt Nam cải thiện chuỗi giá trị thủy sản trong nước, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Đặc biệt chương này nhấn mạnh vai trò của luồng thông tin liên quan đến ngành thủy sản được lưu thông, yêu cầu cần phải chính xác, nhanh chóng, cập nhật kịp thời và phải dễ tiếp cận để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành có thể nắm bắt ứng phó với những thay đổi trong ngành tại Việt Nam và trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

1. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, Nxb Công Thương, Hà Nội.

2. Bộ Công Thương (2016), EVFTA Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam.

3. Nguyễn Thị Thúy Vinh, Trần Hữu Cường, Dương Văn Hiểu (2013), “Một số vấn đề lý luận về phân tích chuỗi giá trị thủy sản”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013,

tập 11(1), trang 125-132.

4. Nguyễn Huy Oanh (2018), Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu việt nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. VCCI (2019), CPTPP và ngành thủy sản Việt Nam, Sổ tay doanh nghiệp.

6. Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê Hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm.

7. Đinh Thị Thanh Long (2015), “Chuỗi giá trị toàn cầu - Cơ hội và thách thức cho sự phát triển”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (159), trang 55-62.

B. TIẾNG ANH

8. Food and Agriculture Organization of the United Nations (2017), Fishery And Aquaculture Statistics, FAO STATISTICS.

9. Food and Agriculture Organization of the United Nations (2018), The State Of World Fisheries And Aquaculture 2018.

10. Food and Agriculture Organization of the United Nations (2019), OECD-FAO AGRICULTURAL OUTLOOK 2019-2028.

11. Gary Gereffi (1999), International trade and industrial upgrading in the apparel commodity chain, Journal of International Economics.

12. International Monetary Fund (2019), Global Value Chains: What are the Benefits and Why Do Countries Participate?.

13. Kummritz, Victor (2016), Do Global Value Chains Cause Industrial Development?, Centre for Trade and Economic Integration, The Graduate Institute. 14. Micheal Porter (1985), Competitive Advantage.

15. Raphael Kaplinsky and Mike Morris (2002), A handbookfor value chain research

C. WEBSITE

16. Agriorbit (2019), An overview of global aquaculture. Truy cập ngày 05/04. https://www. agriorbit. com/an-overview-of-global-aquaculture/

17. AGROinfo (2020), “Xuất khẩu thủy sản việt nam thiệt hại nặng nề bởi virus corona”. Truy cập ngày 02/05.

http://agro.gov.vn/vn/tID29333 Xuat-khau-thuy-san-Viet-Nam-thiet-hai-nang-ne-

boi-virus-corona.html

18. Bộ Công thương, Báo cáo tổng kết công tác và báo cáo tình hình hoạt động các năm năm 2015-2019, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2020. Truy cập ngày 29/03.

http://moit.gov.vn/web/guest/bao-cao-tong-hop1

19. Bộ Công Thương, thông tin về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Truy cập ngày 25/04.

http://cptpp.moit.gov.vn/?page=overview&category id=9040e56c-c3f5-4592-9fe7- baa47f75a7c0

20. Bộ Công Thương, thông tin về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu. Truy cập ngày 25/04.

http://evfta.moit.gov.vn/?page=overview&category id=fb203c7b-54d6-4af7-85ca- c51f227881dd

21. Cảnh Kỳ (2019), “Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng”,

CafeF. Truy cập ngày 05/04.

https://cafef.vn/cac-nha-may-che-bien-thuy-san-thieu-nguyen-lieu-tram-trong- 20191113171120234.chn

22. Cliff White (2017), “Carrefour decides to stop sale of pangasius”, SeafoodSource.

Truy cập ngày 16/04

https://www.seafoodsource.com/news/foodservice-retail/carrefour-decides-to-stop- sale-of-pangasius

23. Cơ quan Tổng cục Hải quan (2019), “Xuất khẩu thủy sản cần nguồn cung lớn từ nguyên liệu nhập khẩu”. Truy cập ngày 15/04.

https://haiquanonline.com.vn/xuat-khau-thuy-san-can-nguon-cung-lon-tu-nguyen- lieu-nhap-khau-112459.html

24. Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, thống kê xuất nhập khẩu các mặt hàng từ năm 2015 đến 2019. Truy cập ngày 11/04.

http://www.chebien.gov.vn/Pages/Bao-Cao-Thuong-Ky-CSDL.aspx

25. Đức Hải (2017), “Ô nhiễm môi trường trong ngành thủy sản”, Hội nông dân Việt Nam - Môi trường nông thôn. Truy cập ngày 25/04.

http://mtnt.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1108/54226/o-nhiem-moi-truong- trong-nganh-thuy-san

26. Duke University-Global Value Chains initiative, Concept & Tools of Value chains. Truy cập ngày 02/04.

https://globalvaluechains.org/concept-tools

27. Hà Chính (2019), “Việt Nam vươn lên thứ 22 toàn cầu về quy mô xuất khẩu”,

VGPNEWS. Truy cập ngày 08/04.

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/V iet-Nam-vuon-len-thu-22-toan-cau-ve-quy-mo-

xuat-khau/383440.vgp

28. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2019), “Thủy sản tận dụng cơ hội gì trước CPTPP”. Truy cập ngày 25/04.

http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1200 58410/Thuy-san-tan-dung-co-hoi-gi-truoc- CPTPP.htm

29. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2019), Tổng quan ngành hải sản. Truy cập ngày 15/04.

http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1025 56189/Tong-quan-nganh-hai-san.htm

30. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2020), “Gorjan Nikolik (Rabobank): Covid ảnh hưởng tới cung cầu tôm thế giới”. Truy cập ngày 02/05.

http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1204 59807/Gorjan-Nikolik-Rabobank-Covid-anh-

huong-toi-cung-cau-tom-the-gioi.htm

31. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Tổng quan ngành thủy sản việt nam. Truy cập ngày 15/04.

32. Hoài Nguyên (2019), “Nuôi trồng thủy sản chịu tác động ô nhiễm và biến đổi khí hậu”, Báo Thừa Thiên Huế. Truy cập ngày 25/04.

https://baothuathienhue.vn/nuoi-trong-thuy-san-chiu-tac-dong-o-nhiem-va-bien-doi- khi-hau-a78131.html

33. Hoàng Trọng (2020), “Gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam vẫn khó”, Thanh Niên. Truy cập ngày 30/04.

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/go-the-vang-cho-thuy-san-viet-nam-van- kho-1188816.html

34. Hoàng Vũ (2019), “Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa: Lạc hậu”, Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 17/04.

https://nongnghiep.vn/che-bien-thuy-san-tieu-thu-noi-dia-lac-hau-d253532.html

35. Hương Đoàn (2016), “Xuất khẩu thủy sản vào EU: Bị phạt nặng nếu không hiểu rõ quy định”, Thế giới và Việt Nam. Truy cập ngày 21/04.

https://baoquocte.vn/xuat-khau-thuy-san-vao-eu-bi-phat-nang-neu-khong-hieu-ro- quy-dinh-37287.html

36. ITC Export Potential Map, Export potential for Fish products (processed). Truy cập ngày 14/04.

https://exportpotential.intracen.org/en/exporters/gap-

chart?fromMarker=i&toMarker=w&market=w&whatMarker=s&what= 11

37. ITC Export Potential Map, Export potential for product: Fish & shellfish. Truy cập ngày 14/04.

https://exportpotential.intracen.org/en/exporters/gap-

chart?fromMarker=i&toMarker=w&market=w&whatMarker=s&what= 10

38. ITC Market Access Map, regulatory requirements for product 030193100. Truy cập ngày 16/04.

https://www.macmap. org/en/query/re gulatory-

requirement?reporter=392&partner=704&product=030193 &level=6&rtype=I

39. Lê Thị Mai Anh (2019), “Hoàn thiện chuỗi giá trị hoạt động xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tài chính. Truy cập ngày 02/04.

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/hoan-thien-chuoi-gia-tri-hoat-dong- xuat-khau-thuy-san-cua-doanh-nghiep-viet-nam-311993.html

40. Nguyễn Văn Hữu (2020), “Sản xuất giống thủy sản lên tầm mới”, Thủy sản Việt Nam. Truy cập ngày 16/04.

http://thuysanvietnam.com.vn/san-xuat-giong-thuy-san-len-tam-moi-article- 23220.tsvn

41. Thanh Trà (2017), “Bài học từ DN thủy sản Na Uy”, Thời báo ngân hàng. Truy cập ngày 25/04.

https://thoibaonganhang.vn/bai-hoc-tu-dn-thuy-san-na-uy-63122.html

42. Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 23/04.

https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuanLichCongBo/Attachments/129 1/2019-T12T-5X(VN-SB).pdf

43. Tổng cục Thống kê Việt Nam, diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo địa phương. Truy cập ngày 15/04.

https://www. gso.gov.vn/default. aspx?tabid=717

44. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác. Truy cập ngày 15/04.

https://www. gso.gov.vn/default. aspx?tabid=717

45. Tổng cục Thống kê Việt Nam, sản lượng tôm nuôi phân theo địa phương. Truy cập ngày 15/04.

https://www. gso.gov.vn/default. aspx?tabid=717

46. Tổng cục Thủy sản, các thông tin về ngành thủy sản Việt Nam. Truy cập ngày 10/04

https://tongcucthuysan. gov.vn/vi-vn/

47. TRADEMAP, List of importing markets for a product exported by Viet Nam - Product: 03 Fish and crustaceans, molluscs and other aquatic invertebrates. Truy cập ngày 24/04.

https://trademap.org/Country SelProductCountry TS.aspx?nvpm=1%7c704%7c%7 c%7c%7c03%7c%7c%7c2%7c1%7c1%7c2%7c2%7c1%7c2%7c4%7c1

48. TRADEMAP, List of products exported by Viet Nam detailed products in the following category: 03 Fish and crustaceans, molluscs and other aquatic invertebrates. Truy cập ngày 24/04.

https://trademap.org/Product SelCountry TS.aspx7nvpm=1%7c704%7c%7c%7c% 7c03%7c%7c%7c4%7c1%7c1%7c2%7c2%7c 1%7c1%7c1%7c1

49. Trương Đình Hòe (2019), “Thực trạng & Xu hướng thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản”, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu. Truy cập ngày 16/04.

http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/785 57933/Nhap-khau-de-san-xuat-xuat-khau-va-gia- cong-xuat-khau-Thuc-trang-Xu-huong-thuc-day-gia-tang-kim-ngach-xuat-khau- thuy-san.htm

50. TTXVN/Vietnam+ (2019), “Thủy sản Việt Nam gỡ "thẻ vàng" của EC như thế nào”, Sputnik Việt Nam. Truy cập ngày 30/04.

https://vn.sputniknews.com/business/201907097757591-go-the-vang-cua-ec-nhiem- vu-quan-trong-cua-nganh-thuy-san/

51. VASEP, Vietnam’s FISHERY PROFILE. Truy cập ngày 09/05. http://mseafood.vasep.com.vn/685/onecontent/fìshery-profìle.htm

52. VCCI (2019), “Vì sao hàng loạt ngành hàng xuất khẩu vào EU giảm mạnh. Truy

cập ngày 28/04

http://trungtamwto.vn/chuyen-de/14624-vi-sao-hang-loat-nganh-hang-xuat-khau-

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w