Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 34)

1.2.3.1. Nhân tố trực tiếp

Sơ đồ 1.4 - Liên kết dọc của chuỗi giá trị thủy sản

Nguồn: Hiệp hội thủy sản Việt Nam

Mô hình chuỗi liên kết giá trị trong hoạt động xuất khẩu thủy sản được thực hiện chủ yếu theo liên kết dọc. Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể nhận thấy được những yếu tố nội ngành ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản như sau:

Đầu tiên phải nói đến đó là nguồn đầu vào. Nguồn đầu vào ở đây bao hàm nguồn

con giống, nguồn thủy sản khai thác, đánh bắt được từ tự nhiên và từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Để chuỗi được hoạt động một cách hiệu quả thì những thứ xây nền móng cho chuỗi phải vững chắc. Đảm bảo chất lượng con giống và nguồn thủy sản đầu vào cho hoạt động sản xuất là tối quan trọng. Có nguồn giống tốt sẽ có sản lượng

và chất lượng sau nuôi trồng lớn và đồng đều, cũng tương tự với nguồn thủy sản khai

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành thực phẩm luôn là vấn đề phải đặt lên hàng đầu. Ở bất kỳ đâu trong chuỗi giá trị đều phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho sản phẩm được qua xử lý ở đây là thủy sản và còn phải giữ đảm bảo vệ sinh cho cả người lao động tham gia trong ngành nữa, ngay cả trong khâu vận chuyển việc này cũng cần phải được giám sát một cách gắt gao. Người lao động trong lĩnh vực này là những đối

tượng trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc với thủy sản tươi sống trong quá trình sơ chế, kiểm tra, phân loại, vận chuyển, bán hàng... Họ phải hiểu được biết được mình có vai

trò rất quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chuyên môn của những người hoạt động trong ngành thủy sản cũng phải được nâng cao. Họ cần hiểu biết nhiều về các loại thủy sản về các ngoài nguy hiểm có độc hay những loài quý hiếm cần bảo vệ cho đa dạng sinh học, biết về thời gian bảo quản

hay cách làm thế nào để vận chuyển đường xa mà vẫn giữ được độ tươi ngon cho thủy sản.

Khí hậu, môi trường điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố phải kể đến khi nói tới ngành thủy sản. Khí hậu điều kiện không phù hợp làm thủy sản không còn giữ được độ tươi ngon sẽ làm giảm giá trị của sản phẩm cuối cùng gây ra tổn thất lớn cho

toàn bộ chuỗi giá trị. Mỗi loài sẽ có một môi trường một điều kiện sống khác nhau, nên để đảm bảo chuỗi giá trị này không bị gián đoạn ở bất cứ hoạt động nào cần có những hiểu biết và kiến thức tương ứng với từng loại thủy sản mà doanh nghiệp đang

kinh doanh. Ví dụ như vào thời tiết nóng ẩm cá sẽ bị hỏng nhanh hơn khi ở nhiệt độ thường, các doanh nghiệp khi nhận diện được sẽ có những giải pháp phù hợp trong chế biến, vận chuyển và bày bán các mặt hàng thủy sản.

Việc nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, biết họ đang muốn tiêu dùng loại thủy sản nào để gia tăng sản xuất loại thủy sản đó nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sẽ làm tăng thêm giá trị mang lại cho khách hàng. Khi tăng cường nuôi trồng khai thác một loại thủy sản theo thị hiếu khách hàng thì các doanh nghiệp chế biến cũng phải thích nghi bằng việc đưa ra các quy trình mới phù hợp với loại thủy sản này, hay tạo

số loài sẽ bị tuyệt chủng và sẽ không còn những thực phẩm tạo ra từ chúng nữa. Ô nhiễm môi trường chung khiến cho điều kiện sinh sống của các loài thủy sản trong tự

nhiên bị hủy hoại ảnh hưởng đến chất lượng giá trị chúng mang lại, nguy hiểm hơn còn tác động đến sức khỏe con người khi con người tiêu thụ những sản phẩm tạo ra từ chúng.

1.2.3.2. Nhân tố gián tiếp

Điều kiện kinh tế là một nhân tố không thể không kể đến. Nó tác động vào thu nhập người tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến quyết định tiêu thụ các loại thủy hải sản. Khi kinh tế phát triển thuận lợi đời sống người dân khấm khá dư dả họ sẽ có xu hướng

tiêu dùng các loại thủy sản cao cấp hơn có giá trị dinh dưỡng cao như tôm hùm, cua hoàng để,... Bữa ăn hàng ngày của họ trở nên cao cấp, bổ dưỡng hơn nhiều.

Chính sách và luật pháp của mỗi quốc gia vùng lãnh thổ cũng ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản. Trên thế giới ở một số quốc gia có các quy định

về việc khai thác các loại thủy hải sản, ví dụ như các quy định về việc cấm khai thác tận diệt giúp đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài giúp ngành thủy sản phát triển bền vững, hay việc quy định mùa khai thác với một số loại thủy sản đặc biệt cũng là một ví dụ. Nếu một quốc gia nào đột nhiên đó cấm xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu là các thuật ngữ được nhiều nên kinh tế quan tâm trong thời buổi hiện nay. Từ những nghiên cứu của những người đi trước chúng ta có thể hình dung một cách tương đối rõ nét về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị toàn cầu. Hiểu được mối quan hệ giữa các hoạt động trong chuỗi giá trị giúp các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi ngày một hiệu quả, gia tăng giá trị thặng dư sản phẩm từ đó đem lại lợi ích kinh tế. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản gồm các hoạt động chính sau: tạo con giống, nuôi trồng, khai thác, nhập khẩu phục vụ chế biến, chế biến, xuất khẩu và phân phối tiêu thụ. Mỗi doanh nghiệp trong ngành thủy sản đều đã và đang cố gắng tham gia vào một hoặc nhiều công đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị này, tùy vào năng lực và thế mạnh mà từng doanh nghiệp mình đang sở hữu. Nắm được những yếu tố có thể tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản là điều tiên quyết trong hoạch định chiến lược để tham gia sâu rộng vào thị trường

thế giới đồng thời cũng giúp các đơn vị tham gia vào chuỗi dự đoán lường trước những rủi ro có thể gặp phải từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w