Đối với các Hiệp hội

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 75)

Các Hiệp hiệp thủy sản là những đối tượng tiếp xúc trực tiếp và nắm tương đối rõ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hộ dân hoạt động ngành nghề này. Đây cũng là những đơn vị gần gũi và đóng vai trò cầu nối giải quyết khó khăn vướng mắc của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong ngành thủy sản với các cơ quan nhà nước. Hiệp hội cũng thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến ngành, là kênh thông tin của doanh nghiệp và các hộ dân hoạt động ngư nghiệp. Khi nhận thấy khó khăn, thách thức lớn xảy ra với ngành thủy sản, Hiệp hội sẽ thay mặt gửi các kiến nghị, yêu cầu hỗ trợ, công văn góp ý cho các bộ ban ngành liên quan để đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, luật hay để xin giúp đỡ. Với mục tiêu đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản ngày một sâu rộng, các chương nhiệm vụ cho các Hiệp hội được đề xuất như sau:

3.4.1.1. Tăng cường mối liễn kết giữa các hoạt động chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Như đã đề cập ở các chương trước, các hoạt động trong chuỗi giá trị tương tác qua lại lẫn nhau, lượng giá trị gia tăng ở giai đoạn sau cũng bị ảnh hưởng bởi những hoạt động giá trị đằng trước đó. Mà Việt Nam tham gia nhiều hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản, không chỉ thế chúng còn liền tiếp và có tác động qua lại trực tiếp với nhau. Để những hoạt động trong chuỗi giá trị thủy sản trong nước diễn ra được trơn tru, không bị gián đoạn các Hiệp hội thủy sản là sợi dây kết nối các doanh nghiệp, tạo ra nơi giao lưu, kết hợp của ngành thủy sản. Sợi dây này giữ cho nguồn cung đầu vào của các hoạt động được đáp ứng đầy đủ kịp thời, đồng thời cũng có được các thông tin cần thiết cho các hoạt động dự báo nhu cầu thị thường, đẩy mạnh xuất nhập khẩu thủy sản.

3.4.1.2. Quảng bá hình ảnh ngành thủy sản Việt Nam

Là đơn vị có mối quan hệ thân thuộc trong ngành, một số còn là đối tác với các Hiệp hội khác của nước ngoài, đây sẽ là nguồn thông tin với các đối tượng ngoại quốc muốn tìm hiểu về thị trường thủy sản Việt Nam. Các Hiệp hội cần đẩy mạnh công tác truyền thông offline qua hội thảo, hội chợ và online qua các trang thương mại điện

tử, website, thiết kế giao diện nền tảng đa ngôn ngữ để tiện cho việc tiếp cận của các đơn vị nước ngoài. Từ đó làm tiền đề cho quảng bá hình ảnh ngành thủy sản Việt Nam một cách chân thực khách quan chính xác nhất, nắm bắt các xu hướng mới, kịp thời đính chính các hiểu nhầm trong mắt bạn bè quốc tế.

3.4.1.3. Truyền thông, phổ biến, giải thích các chính sách mới trong và ngoài nước

Khi có luật, nghị định, thông tư mới được ban hành, đây sẽ là kênh mà các doanh nghiệp và hộ dân hoạt động đơn lẻ thường tìm đến đầu tiên do có các bài viết tóm tắt tổng hợp thông tin quan trọng dễ hiểu, chính vì thế cần đẩy mạnh hơn nữa những bài phân tính, giải thích ngắn gọn dễ hiểu tập trung vào trọng tâm, dễ hiểu nhất cho người đọc, dễ tiếp cận nhất với tất cả đối tượng. Khi nảy sinh các vấn đề cần sự tham gia góp sức của từng cá nhân tổ chức trong ngành, thông qua kênh các Hiệp hội để kêu gọi cũng sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng nhất. Một ví dụ có thể triển khai ngay đó là việc kêu gọi người dân tuân thủ các quy định của IUU để gỡ thẻ vàng từ EU tạo thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu. Việc phổ biến các tiêu chuẩn, quy định quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, đóng gói, bao bì,... của sản phẩm thủy sản xuất khẩu thông qua các Hiệp hội cũng sẽ được tiếp cận một cách nhanh chóng hiệu quả.

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w