CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58)

3.1.1. Ve con người

Con người Việt Nam ngày nay luôn chăm chỉ cần cù, sẵn sàng học tập và làm theo tấm gương vĩ đại là Bác Hồ kính yêu. Để tạo ra những bước chân vững vàng khởi đầu trên hành trình phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và phát triển bền vững ngành thủy sản nói riêng, những người trực tiếp và gián tiếp hoạt động trong ngành thủy sản trước hết phải chuẩn bị tâm lý vững vàng cho bản thân mỗi người, cần xác định các mục tiêu trước mắt là tăng cường trau dồi kiến thức học và thực hành không ngừng, cần nhìn nhận cục diện chung chứ không ích kỷ vì lợi ích bản thân mà ảnh hưởng đến cộng đồng đến xã hội. Mọi người cần phải có ý thức nhắc nhở nhau thực hiện các công việc một cách tận tình, điều này rất quan trọng vì khi tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu đảm nhận nhiều hoạt động hơn tham gia sâu hơn vào các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng thấu hiểu đồng lòng góp sức của tất cả mọi người mới có được kết quả thuận lợi nhất, cho dù có xảy ra sai sót thì vẫn có thể sửa sai một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất. Tiếp sau đó là dần dần phát triển và hoàn thiện kế hoạch dài trong tương lai. Người hoạt động trong ngành thủy sản cần được trang bị những kiến thức về pháp luật quốc tế, các quy định yêu cầu quốc tế liên quan đến ngành bởi vì để các sản phẩm của Việt Nam có thể được nhập khẩu vào các quốc trên thế giới phải vượt qua được những tiêu chuẩn, đạt được các yêu cầu ngày càng kh ắt khe của các thị trường nhập khẩu đề ra. Chằng hạn, để xuất khẩu thành công mặt hàng cá chép sang Nhật thì phải đáp ứng được 13 yêu cầu, tiêu chuẩn về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, dư các chất hóa học, quy định nhãn mác,... Ngoài ra, các kiến thức về móc máy thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất chế biến thủy sản cũng cần được trau dồi. Những kiến thức có thể có được thông qua việc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trường dạy nghề hay ở các hội thảo chuyên sâu của ngành. Do đó, xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu của chuyên ngành là điều cần thiết, tạo ra một mạng lưới thông tin tổng hợp chi tiết kịp thời để cập nhật tra cứu miễn phí cho tất cả mọi người có quan tâm đến ngành thủy sản cũng là một mục tiêu cần hướng tới. Điều này sẽ giúp mọi người

có được thông tin mình cần để góp sức mình hoàn thiện cải tiến thêm chuỗi giá trị thủy sản nước nhà, cũng như có được một kế hoạch chi tiết, phù hợp với thời thế để đưa ngành thủy sản Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới.

3.1.2. về khoa học công nghệ

Để các hoạt động trong chuỗi giá trị được diễn ra một cách trơn tru nhanh gọn, việc sở hữu các công nghệ quy trình nuôi trông, đánh bắt, bảo quản tươi sống, chế biến,... tiên tiến là một điều rất cần thiết. Một khi tiếp cận và thành thạo được các công nghệ như đánh bắt, vận chuyển, bảo quản thủy sản tươi sống cho tới khi lên bờ, lai tạo giống chất lượng cao đồng đều, xử lý nước thải trong nuôi trồng sản xuất chế biến sẽ là một bước chuẩn bị tuyệt với cho tăng cường sản xuất khối lượng lớn để xuất khẩu tham gia vào thị trường thế giới nhiều. Phát triển khoa học công nghệ hiện đại hơn cũng là để giúp thích nghi đáp ứng được các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam hiện tại là Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thêm vào đó, khi có nền tảng công nghệ vững chắc thì việc thực thi các ý tưởng, sáng kiến trong lai tạo, chế biến, vận chuyển sẽ không còn là điều bất khả thi nữa, khả năng biến sáng kiến đó thành hiện thực được nâng cao. Hiện tại, Na Uy và Nhật Bản là hai quốc gia tiêu biểu trong việc đã đang và sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong ngành thủy sản. Ngoài việc hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao bộ ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương giúp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trong khâu đánh bắt và vận chuyển làm sao để giữ được độ tươi sống, Nhật Bản còn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận các thị trường Châu Âu, Nhật và Mỹ. Na Uy là quốc gia có ngành thủy sản cực kỳ phát triển nổi tiếng nhất là về cá hồi có bề dày phát triển kéo dài hơn 50 năm, đây cũng là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới theo ITC. Kiến thức và năng lực chuyên môn của Na Uy trong lĩnh vực này ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm học hỏi. Các doanh nghiệp và chuyên gia của Na Uy vẫn tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm của họ cho Việt Nam. Ngoài sự hỗ trợ từ bên ngoài bản thân ngành thủy sản Việt Nam phải luôn tự nỗ lực, cố gắng không ngừng, không ngại khó ngại khổ để có thể đưa Việt Nam bắt kịp sánh ngang với những nền văn minh đi trước.

3.1.3. Cơ sở hạ tầng

Để khai thác xa bờ cần tàu lớn và chất liệu tốt, để nuôi cá đạt chất lượng tốt sản lượng cao cần hồ nuôi và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn, để chế biến đảm bảo quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cần nhà máy hiện đại phù hợp... do đó cơ sở hạ tầng cũng góp phần kích thích hoàn thiện thêm chuỗi giá trị ngành thủy sản. Bắt đầu với người ngư dân, để họ có thể ăn tâm ra khơi đánh cá, việc xây dựng thêm các nơi tránh trú bão và cảng cá cần được lưu tâm hơn. Tại Hội nghị tổng kết ngành thủy sản năm 2019 chiều 26/12, theo lời thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận xét như sau: “Thực tế, chúng ta hiện có 146 cơ sở tránh trú bão thì mới thực hiện được 60%. Cảng cá cũng vậy. Tôi đi thực tế ở Bến Tre kiểm tra, cảng cá có 4 cái cột thì 3 cột bị gỉ sét cần phải làm lại. Nhiều chỗ cảng cá không còn có cả cái mái che để ngồi phân loại cá. Đặc biệt, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch rất lớn, công nghệ còn hạn chế”. Tiếp theo là về việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, để đáp ứng được các quy định yêu cầu về truy xuất nguồn gốc khi tham gia xuất khẩu thì cái cần làm cấp bách hiện tại có lẽ là xây dựng một mạng lưới thông tin chính xác trung thực cập nhật liên tục đầy đủ thông tin về các sản phẩm ngành thủy sản Việt Nam. Nó sẽ làm cho việc thâm nhập các thị trường trở nên dễ dàng hơn, hạn chế được những lỗi lầm không đàng có, tránh vi phạm những điều luật quy định quốc tế về truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Ô nhiễm môi trường cũng là một vẫn đề nổi cộm trong ngành thủy sản vì nó ảnh trực tiếp đến các hoạt động trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn quốc gia sẽ phần nào hạn chế ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến, nuôi trồng thủy sản.

3.1.4. Khẳng định vị thế trên trường quốc tế và tạo mối quan hệ

Muốn có sức ảnh hưởng và tạo được nhiều mối quan hệ làm ăn trên trường quốc tế việc phải thực hiện đầu tiên chính là giải quyết các lệnh phạt, các vi phạm mà Việt Nam đang mắc phải, cũng như đính chính những hiểu lầm, thông tin sai lệch đang gặp phải. Đầu tiên là thẻ vàng của EU do vi phạm quy định IUU, quy định IUU của Liên minh châu Âu là một định chế cấm các hành vi khai thác trái phép, khai thác không khai báo và khai báo không đúng, để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị khai thác IUU vào thị trường này. Khi bị dính thẻ vàng thì thủy sản xuất khẩu sẽ bị kiểm soát 100% (về xuất xứ, chất lượng và an toàn vệ sinh thực

phẩm,...) trong khi các nước không bị phạt chỉ kiểm tra theo xác suất. Việc gỡ thẻ vàng IUU này sẽ giúp tăng danh tiếng của ngành thủy sản Việt Nam, tạo lòng tin tốt đẹp về sản phẩm thủy sản Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Các cơ hội làm ăn hợp tác cũng sẽ có nhiều hơn về quy mô và số lượng, sự tin tưởng của đối tác dành cho thương hiệu Việt cũng tăng theo. Tiếp theo là tìm cách tìm cách giải oan cho không ít lần hình ảnh cá tra nói riêng hay thủy sản Việt Nam đã bị cố tình bôi nhọ, tiêu biểu là vụ tập đoàn bán lẻ lớn nhất Châu Âu Carrefour ngừng bán cá tra Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha, Ý, Pháp và một số nước họ có chi nhánh vào năm 2017 do một phóng sự trên đài truyền hình Cuatro TV về nuôi cá tra ở Việt Nam, phóng sự này thể hiện những thông tin không chính xác, thiếu tính khách quan và có ý bôi nhọ hình ảnh cá tra của nước ta. Các tổ chức, hiệp hội thủy sản Việt Nam đã nhanh chóng gửi kiến nghị và sắp xếp những phiên làm việc trực tiếp để tìm cách giải quyết vấn đề, tránh ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu quốc gia của cá tra - một trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đến nay chúng ta vẫn chưa có một lời hồi đáp chính thức từ phía Carrefour. Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị nhiều hơn nữa các chứng nhận quốc tế được thế giới công nhận như: GlobalGAP (Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), tiêu chuẩn của ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản quốc tế), tiêu chuẩn của MSC (Hội đồng quản lý biển), BRC (tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm), BAP (nuôi trồng thủy sản tốt), IFS (độ an toàn),...

Biều đồ 3.1 - Thực tế và tiềm năng xuất khẩu thủy sản chế biến của Việt Nam với top 5 nước nhập khẩu nhiều nhất

Đơn vị: USD

United States Of America Japan Korea. Republic of United Kingdom Australia Germany Netherlands Canada France Italy 40 mn 60 mn 80 mn 100 mn 200 mn 400 mn 600 mn 800 mn 1 bn 2 bn

Export in S Log scale / Linear scale

SORTBY I EXPORT POTENTIAL O ∙ ACTUAL EXPORTS O M POTENTIAL TO ACTUAL EXPORTS GAP O

Nguồn: ITC Biểu đồ 3.2 - Thực tế và tiềm năng xuất khẩu thủy sản (không qua chế biến) của

Việt Nam với top 10 nước nhập khẩu nhiều nhất

Đơn vị: USD

United States of America Japa n China Korea. Republic of Thailand United Kingdom Germany Italy i France Spa in 60 mn 80 mn 100mn 200 mn 400 mn 6OOmn 800 mn 1 bn 2 bn 3 bn Export in $ Log scale / Linear scale

SORTBY I EXPORT POTENTIAL O ∙ ACTUAL EXPORTS O M POTENTIALTOACTUALEXPORTSGAPO

Nam Xuất khảu Nhập khẩu Xuát nhập khẩu

Tri giá Tàng (%) Trigia Tàng (%) Tri giá Tàng (%)

2ơf5 30.940,1 ■\ữ,T7 10.433.9 17,16 41.374.0 12,31

Các nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc đang là các mối làm ăn tốt trong ngành thủy sản với Việt Nam. Các nghiên cứu phân tích đánh giá thị trường, các quy định về sản phẩm sẽ góp phần đáp ứng đúng, đủ và phù hợp với những mong đợi của họ, tạo liên kết bền chặt làm ăn lâu dài hơn nữa.

Một khi giải quyết được các hiểu lầm và sửa sai những sai lầm mắc phải, vị thế của Việt Nam sẽ tự nhiên được tăng cao trên trường quốc tế, tạo ra điều kiện thuận lợi hơn bao giờ hết để không chỉ tham gia sâu hơn mà còn dần có tiếng nói trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản.

3.2. TIẾN HÀNH, TẬN DỤNG NẮM BẮT THỜI CƠ

3.2.1. Do Hiệp định thương mại EVFTA và CPTPP mang lại

Đây là hai FTA thế hệ mới với mức độ cam kết cao hơn và phạm kết rộng hơn so với các FTA thông thường đã ký kết trước đây. Nếu trong các FTA thông thường, các lĩnh vực cam kết chỉ là những lĩnh vực vốn đã và đang được điều chỉnh bởi các hiệp định của WTO, ví dụ như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ,... thì với các FTA thế hệ mới, phạm vi cam kết được mở rộng sang cả những lĩnh vực mới khác “phi truyền thống” như mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, thương mại trong mối quan hệ với môi trường, lao động, thương mại điện tử,... Về mức độ cam kết, tỷ lệ thuế quan được xóa bỏ đối với hàng nhập khẩu của các FTA thế hệ mới thường đạt gần 100% trong khi các FTA thông thường thấp hơn.

EVFTA được ký kết vào 30/6/2019 biến Việt Nam thành đối tác chiến lược với 28 nước thành viên của EU. Tuy chưa có hiệu lực chính thức nhưng đây là một cơ hội cực kỳ quan trọng giúp thủy sản Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường EU. Từ lâu EU đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã tăng hơn 13,77 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 14,83 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 11,46 lần (1,3 tỷ USD lên 14,90 tỷ USD).

Bảng 3.1 - Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU

2017 3βL336,9 12,75 12.097,6 8,57 50.434 5 11.72 2018 41.885,5 9,42 13.892.3 13,95 55.777,8 10,59 2019 41.546.6 •0,81 14.906,3 7,30 56.452,9 1,21 TT Tên hàng 2017 2018 2019 2019/2018 ¢1 Giày dép 4.612,3 4.677,3 5.029,4 +7,51% 02 Dệt may 3.733,3 4 10'.7 4.261,9 +3,90% 93 Thủy hài sàn 1.422,1 1.435,2 1.247,6 -13,07% 04 Cà phê 1.365,4 1.360,5 1.157,7 14,91% 05 Đỗ gồ 751,4 779,1 846,6 +8,65% 06 Mảy Vi tinh 4.097,5 5.072,9 4.660,4 -8,13% ¢7 Đĩện thoại 11.773,0 13.161.4 12.209,2 7,23%

08 Túi xách, vi, valị mũ & ô dù B79.5 929,8 965,6 +3,85%

09 Sàn phẩm từ thép 399,8 563,3 551,4 3,06%

10 Phương tiện VTPT 705 671,6 814.3 +21,24%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong đó thủy sản đứng thứ 3 về các mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang EU.

Bảng 3.2 - Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU

Theo EVFTA, hầu như các sản phẩm thủy sản đều sẽ được xóa bỏ hoàn toàn và các hàng hóa đó không bị áp thuế quan kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, số còn lại cắt giảm theo lộ trình 3-7 năm; thực phẩm từ thủy sản cũng sẽ được xóa bỏ thuế sau 6-8 năm. Cụ thể là một khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ có hơn 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0-22%, đa số từ 6-22%, sẽ xóa bỏ (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5-26% sẽ được xóa bỏ dần đều sau từ 3 đến 7 năm. Ngoài ra, đa số các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được xóa bỏ, các sản phẩm khác như surimi, cá cờ kiếm cũng như vậy. Đối với sản phẩm tôm, tôm sú đông lạnh (HS 03061792) được xóa bỏ hoàn toàn và không bị áp thuế quan kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực (trước đó thuế mức cơ bản là 20%). Các sản phẩm tôm khác theo lộ trình 3-5 năm, riêng tôm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm. Đối với sản phẩm cá tra lộ trình giảm thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm. Sản phẩm cá ngừ đông lạnh được xóa bỏ thuế khi hiệp định có hiệu lực, trừ thăn cá ngừ đông lạnh (loin) cần lộ trình 7. Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các sản phẩm thủy sản nước ta tại EU, tạo thêm cơ hội và điều kiện để các doanh nghiệp thử sức, trải nghiệm tăng dần kinh nghiệm xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu xúc tiến, hoàn thiện chất lượng và

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w