Để các hoạt động trong chuỗi giá trị được diễn ra một cách trơn tru nhanh gọn, việc sở hữu các công nghệ quy trình nuôi trông, đánh bắt, bảo quản tươi sống, chế biến,... tiên tiến là một điều rất cần thiết. Một khi tiếp cận và thành thạo được các công nghệ như đánh bắt, vận chuyển, bảo quản thủy sản tươi sống cho tới khi lên bờ, lai tạo giống chất lượng cao đồng đều, xử lý nước thải trong nuôi trồng sản xuất chế biến sẽ là một bước chuẩn bị tuyệt với cho tăng cường sản xuất khối lượng lớn để xuất khẩu tham gia vào thị trường thế giới nhiều. Phát triển khoa học công nghệ hiện đại hơn cũng là để giúp thích nghi đáp ứng được các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam hiện tại là Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thêm vào đó, khi có nền tảng công nghệ vững chắc thì việc thực thi các ý tưởng, sáng kiến trong lai tạo, chế biến, vận chuyển sẽ không còn là điều bất khả thi nữa, khả năng biến sáng kiến đó thành hiện thực được nâng cao. Hiện tại, Na Uy và Nhật Bản là hai quốc gia tiêu biểu trong việc đã đang và sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong ngành thủy sản. Ngoài việc hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao bộ ngư cụ đánh bắt cá ngừ đại dương giúp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trong khâu đánh bắt và vận chuyển làm sao để giữ được độ tươi sống, Nhật Bản còn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận các thị trường Châu Âu, Nhật và Mỹ. Na Uy là quốc gia có ngành thủy sản cực kỳ phát triển nổi tiếng nhất là về cá hồi có bề dày phát triển kéo dài hơn 50 năm, đây cũng là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới theo ITC. Kiến thức và năng lực chuyên môn của Na Uy trong lĩnh vực này ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm học hỏi. Các doanh nghiệp và chuyên gia của Na Uy vẫn tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm của họ cho Việt Nam. Ngoài sự hỗ trợ từ bên ngoài bản thân ngành thủy sản Việt Nam phải luôn tự nỗ lực, cố gắng không ngừng, không ngại khó ngại khổ để có thể đưa Việt Nam bắt kịp sánh ngang với những nền văn minh đi trước.