COVID-19 là một đại dịch truyền nhiễm hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại về mọi phương diện diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Hiện tại, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến một cách khó lường và phức tạp, tuy ở Việt Nam dịch đang được kiểm soát rất tốt nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn đang chật vật trong việc chống dịch, điều này xảy ra ngay cả với những quốc gia lớn có thể mạnh về kinh tế cũng như khoa học
công nghệ tiên tiến nhất như Mỹ, Trung Quốc. Nen kinh tế đang bắt gặp nhưng có sốc lớn, tác động diện rộng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề và ngành thủy sản cũng không phải là một ngoại lệ. Vì COVID-19 mà mọi hoạt động xuất nhập khẩu của ngành bị đình trệ, nguồn đầu vào con giống cho nuôi trồng hay thủy sản nhập khẩu cho chế biến bị thiếu hụt nghiêm trọng khiến các cơ sở sản xuất thiếu nguyên liệu chế biến không hoạt động hết công suất lãng phí thời gian, chi phí vốn, sẽ gây thiệt hại đến tổng sản lượng thủy sản đầu ra. Các đơn hàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới phải hủy hoặc hoãn vô thời hạn, dẫn tới lượng hàng thủy sản xuất khẩu giảm mạnh, cụ thể: Theo VASEP tính đến hết tháng 3/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu cá tra giảm mạnh nhất (31%), chủ yếu do giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc từ 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm giảm nhẹ 4,3%, trong khi xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác giảm tương đối sâu như: Cá ngừ giảm 13,5%; mực, bạch tuộc giảm 28%... Do dịch bệnh có thể lan truyền nhanh chóng khi có tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách gần giữa người với người nên các hoạt động phân phối bán hàng trực tiếp tại các chợ, của hàng thủy sản bị gián đoạn và hạn chế nhiều so với trước.
Đứng trước COVID-19, cả thể giới đang chững lại, những thị trường lớn về xuất nhập khẩu thủy sản là Trung Quốc, Mỹ, EU đang bị ảnh hưởng cực lớn từ dịch, tính đến tháng 3/2020 các nhiễm và tử vong vẫn ở mức báo động. Ản Độ và Ecuador là những đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại hai thị trường chính là Mỹ và khu vực ASEAN nhưng cũng chính do sự ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 mà tại Ản Độ, các nhà sản xuất phải chật vật về vấn đề nguồn giống và thức ăn nuôi tôm trong khi các vấn đề tại các cảng cũng gây khó khăn cho các đơn hàng xuất, còn tại Ecuador phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công khi các nhà máy chế biến phải giảm 50% công suất chế biến do sự lo sợ lây nhiễm dịch bệnh của công nhân nhà máy. Đây sẽ là cơ hội vàng để Việt Nam có những bước nhảy vọt và vùng lên trong ngành thủy sản ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Điều này sẽ có thể đạt được là nhờ các chỉ đạo, những chương trình kế hoạch nhiệm vụ kiếm soát dịch kịp thời, hiệu quả của bộ máy nhà nước ta. Tranh thủ thời gian mà các quốc gia là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong ngành thủy sản đang dùng để ngăn chặn, ứng phó dịch bệnh lan rộng, đây là dịp để chuẩn bị các điều kiện và cơ sở
hạ tầng cần thiết, cải thiện lại những lỗ hổng trong ngành như đã nói ở các phần trên. Các hoạt động phân tích dự thị trường ngành thủy sản cần được đấy nhanh để thông báo cho người dân, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành yên tâm tăng gia sản xuất để đủ sản lượng xuất khẩu ngay khi các nước mở cửa trở lại.
Thêm vào đó, những cơ hội hiện hữu trước mắt trong mùa dịch có thể thấy như nhu cầu sử dụng các sản phẩm dễ chế biến, đã qua chế biến, đóng hộp, đồ khô, đông lạnh đang tăng cao do mọi người dân bị hạn chế ra ngoài đường, họ thường ưu tiên mua những đồ ăn loại này để sử dụng trong một khoảng thời gian dài, không phải đi siêu thị hay chợ nhiều lần trong một tuần. Tiếp theo, nhu cầu mua hàng trực tuyến cũng tăng mạnh tạo động lực cho các doanh nghiệp cải tiến mô hình kinh doanh, tham gia thương mại điện tử, mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng trên toàn cầu.
Một khi đại dịch kết thúc, chắc chắn nhu cầu về mặt hàng thủy sản sẽ được cải thiện, người dân sẽ được phép quay trở lại các nhà hàng quán ăn, từ đó cầu về thủy sản cũng tăng, giá thủy sản cũng có thể tăng khi các thị trường hoạt động bình thường trở lại, bây giờ nhân cơ hội này phát triển các dòng sản phẩm mới phù hợp thị hiếu để triển khai trên thị trường quốc tế những vẫn phải đặc biết chú ý đến những tiêu chuẩn khắt khe của các hàng rào phi thuế quan.