GIẢI PHÁP THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 72)

NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

3.3.1. Đẩy mạnh sản xuất chế biến sản phẩm có nguồn gốc từ phụ phẩm thủy hải sản

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện ngành chế biến phụ phẩm thủy sản Việt Nam mới đạt khoảng 275 triệu USD, nhưng nếu khai thác hết nguồn nguyên liệu hiện có, thì có thể đạt 4 - 5 tỷ USD. Hiện nay, một lượng lớn các phụ phẩm thủy sản bị lãng phí, chưa được tận dụng triệt để. Các phụ phẩm như da cá, đầu cá, nội tạng, xương, vỏ, mai sẽ là nguồn nguyên liệu lý tưởng để chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ cho các ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và dược phẩm cho con người mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Điển hình như con cá tra, không chỉ có phile cá mà còn có thể sản xuất được tinh dầu cá, collagen, genlatin, da cá sấy, thực phẩm chức năng, bong bóng cá, phân bón, thức ăn chăn nuôi. Trong đó sản phẩm tinh

dầu cá, collagen, genlatin, thực phẩm chức năng là cá sản phẩm có bổ dưỡng có giá trị kinh tế cao và ngày càng được ưa chuộng.

Sản lượng thủy sản 2019 vào khoảng 8,2 triệu tấn trong đó lượng phụ phẩm sau sơ chế, chế biến lên tới 15-20% sản lượng (khoảng 1,23 đến 1,64 triệu tấn). Đây là một số lớn, nếu lượng phụ phẩm được sử dụng một cách hợp lý sẽ mang lại những giá trị kinh mới, bổ sung thêm vào chuỗi giá trị thủy sản của Việt Nam một hoạt động nòng cốt chưa được chú ý tới, có tiềm năng phát triển cực kỳ lớn trong tương lai. Việc bỏ quên các phụ phẩm thủy sản này không chỉ làm mất cơ hội đạt lợi ích kinh tế mà còn gây ô nhiễm môi trường. Ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 320 nghìn tấn phụ phẩm tôm nhưng mới chỉ chế biến được một phần rất nhỏ, lượng dư thừa nếu không được xử lý đúng cách, thải ra ngoài tự nhiên sẽ gây ra ô nhiễm mỗi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi trồng tôm và các loại thủy sản khác. Công ty Việt Nam Food hiện có thể coi là một trong số rất ít doanh nghiệp xử lý phụ phẩm tôm hàng đầu ở nước ta cho biết họ đã giảm 80% lượng ô nhiễm so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Do đó chúng ta có thể nhận thấy được lợi ích kép mà việc chế biến phụ phẩm đem lại, nó bao gồm cả giá trị gia tăng về kinh tế và cả sự bền vững về môi trường để cho ngành thủy sản phát triển bền vững lâu dài.

Một bài toán đặt ra là làm sao để làm sạch, xử lý nhiều loại phụ phẩm khác nhau và chiết suất ra các sản phẩm có giá trị cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần đầu tư vào khoa học công nghệ, máy móc, tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao có nguồn gốc phụ phẩm thủy sản. Công ty Việt Nam Food cũng đã cho biết, hiệu quả kinh tế trong chế biến phụ phẩm tôm so với các nước tiên tiến hiện tương đối thấp mới chỉ bằng khoảng 1/6. Tập trung phát triển các dự án và nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm, thực nghiệm cần đẩy mạnh, tuy quá trình từ thực nghiệm đến sản xuất lớn là một hành trình dài, đòi hỏi đầu tư rất nhiều cả về kinh phí và công sức nhưng kết quả mà nó mang lại sẽ là một sự đền đáp xứng đáng cho công sức, nỗ lực bỏ ra, giúp ngành thủy sản Việt Nam mở ra những con đường, hướng phát triển mới.

3.3.2 Xây dựng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc thủy sản tiên tiến, hiện đại, thống nhất

Theo xu thế chung của thị trường hàng hóa, các yêu cầu về sản phẩm ngày càng được nâng, và một trong số đó chính là nhu cầu tìm hiểu về thông tin nguồn gốc về sản phẩm mình đang mua. Điều này lại càng trở thành một trở ngại lớn đối với ngành thủy sản Việt Nam. Lý do thứ nhất là do ý thức của những cá nhân, tập thể trực tiếp ra khơi khai thác thủy hải sản, một số do không nắm được các quy định về khai thác trái phép, còn một số khác thì cố tình vi phạm các quy định đó để đạt được lợi ích kinh tế cho bản thân nhiều nhất. Lý do thứ hai dẫn đến điều này do các cơ sở chế biến, sản xuất, thu mua lấy nguồn đầu vào từ rất nhiều nguồn khác nhau dẫn đến tình trạng khó quản lý về xuất xứ, khó truy xuất nguồn gốc, khi thực hiện việc thu mua họ cũng chưa quan tâm đến truy xuất xuất xứ trong tương lai.

Các doanh nghiệp, hộ nông dân bây giờ cần phải tìm hiểu thêm về các quy định truy xuất nguồn gốc thủy sản, bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết, tránh bỏ lỡ những cơ hội thâm nhập vào các thị trường lớn, chú trọng hơn trong quá trình ghi nhận và quản lý xuất xứ đầu vào của sản phẩm. Dần dần hình thành nên các hệ thống cung cấp truy tìm thông tin về các sản phẩm thủy sản đầy đủ, chính xác, thống nhất là mục tiêu quan trọng cần đạt được trong tương lai gần. Một khi hệ thống này hoàn thiện, chuỗi giá trị thủy sản của nước ta sẽ vững chắc hơn, các hoạt động sẽ bổ trợ cho nhau tốt hơn, sự tin tưởng của người tiêu dùng thế giới với đối với sản phẩm Việt Nam cũng sẽ cao hơn. Nguồn gốc, chất lượng thực phẩm được quản lý, theo dõi nghiêm ngặt hơn bao giờ hết, dần dần tháo gỡ những vướng mắc trong rào cản về nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường khó tính nước ngoài. Thêm vào đó, hệ thống này cũng sẽ góp phần giúp kiểm soát các rủi ro vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm hay đánh bắt bất hợp pháp. Từ nguồn thông tin thu thập được đối chiếu với thực tế sẽ giúp nhận diện các hành vi vi phạm quy định trong ngành thủy sản. Không chỉ thế, nước ta đã và đang triển khai ký kết, thông qua các hiệp định thương mại quốc tế song phương, đa phương với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, với nguồn thông tin đầy đủ đáng tin cậy mà hệ thống cung cấp sẽ rất thuận tiện cho việc xác định xuất xứ hàng hóa để hưởng các ưu đãi thuế quan tương ứng, hạn chế một số sai lệnh, gian dối trong khai báo hải quan.

Một phần của tài liệu 260 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w