Đặc điểm về người lao động tại Công ty TNHH Mazars Việt Nam chinhánh

Một phần của tài liệu 365 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH mazars việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 48)

6. Kết cấu đề tài

2.2.1 Đặc điểm về người lao động tại Công ty TNHH Mazars Việt Nam chinhánh

phiếu khảo sát (Phụ lục 1) đối với toàn bộ 87 nhân viên cấp Senior và Associate tại chi nhánh Hà Nội.

Số phiếu khảo sát phát ra: 87 (phiếu). Thu về: 87 (phiếu).

Số phiếu hợp lệ: 87 (phiếu).

Kết quả khảo sát được trình bày đan xen trong nội dung của khoá luận.

2.2.1 Đặc điểm về người lao động tại Công ty TNHH Mazars Việt Nam -chi nhánh Hà Nội. chi nhánh Hà Nội.

Trình độ và kinh nghiệm

Chi nhánh Hà Nội của Công ty TNHH Mazars Việt Nam hiện đang hoạt động với quy mô 95 người bao gồm từ cấp quản lý tới cấp nhân viên. Cụ thể, cơ cấu số lượng nhân viên tại chi nhánh Hà Nội theo chức vụ như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu số lượng nhân viên tại Công ty TNHH Mazars Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội theo chức vụ tại ngày 31 tháng 3 năm 2020.

Nhân viên (Senior) 19 20.00

Nhân viên (Associate) 68 71.58

(Nguồn: Phòng Nhân sự và Quản lý chung tại Mazars).

Như vậy, lực lượng lao động chiếm phần lớn tại chi nhánh là nhân viên ở cấp độ Associate (chiếm 71.58%), chiếm một phần năm là nhân viên ở cấp độ Senior. Bộ phận quản lý xử lý rất nhiều công việc nhưng chỉ có 8 người (chiếm 8.42%) bao gồm

các Phó giám đốc và Tổng giám đốc.

Các Phó tổng giám đốc tại chi nhánh đều là những người có học thức rất cao không chỉ về chuyên môn Tài chính - Kế toán mà còn về các kiến thức kinh tế nói chung và các kiến thức khác. Họ thường đạt được bằng đại học, bằng thạc sĩ về kế toán, kiểm toán, luật và các chứng chỉ quốc tế như CPA Úc, ACCA UK hay MBA. Thêm nữa, các phó tổng giám đốc tại chi nhánh cũng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc dày dạn, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở trên trường quốc tế. Trung bình, các phó tổng giám đốc đều làm trên 10 năm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính.

Các giám đốc tại chi nhánh cũng là những người có chứng chỉ hành nghề cũng như bằng thạc sĩ tại các trường đại học danh tiếng nước ngoài. Tại vị trí này, thường các giám đốc sẽ có khoảng thời gian từ sáu đến tám năm hoạt động trong nghề và có nhiều anh chị đã từng công tác tại nước ngoài hay các công ty kiểm toán quốc tế lớn

Cấp nhân

viên Nhó

m Lựa chọn

Số người

chọn Tỷ lệ

Chịu sự điều hành của các tổng giám đốc và giám đốc là nhân viên, những người

trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khác hàng. Nhân viên khi ứng tuyển vào công ty, tuỳ vào trình độ và kinh nghiệm, sẽ được xếp vào những vị trí tương ứng từ cấp Associate

đến cấp Senior.

Nhân viên cấp Senior thường sẽ là những nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc

từ 5 đến 7 năm trong nghề. Họ thường lên cấp Senior từ cấp Associate sau khi làm việc một thời gian tại công ty hoặc được tuyển từ bên ngoài vào. Các nhân viên cấp Senior thường đã có hoặc vẫn đang tiếp tục theo đuổi các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA và đã có kinh nghiệm làm việc. Sau khi trải qua từ ba đến năm năm làm

việc, xét trong đặc thù ngành nghề, có thể nói những nhân viên nay đã chọn gắn bó với ngành kế kiểm. Đặc biệt, những nhân viên lên cấp Senior từ vị trí Associate tại công ty, họ là những người đã gắn bó với công ty trong một khoảng thời gian dài. Những nhân viên ở cấp này thường có tuổi đời còn khá trẻ. Họ đã khá quen với các áp lực của công việc và biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh. Tuy vậy, môi trường

kinh tế xã hội thay đổi liên tục khiến cho các vấn đề phát sinh cũng thay đổi, các nhân

viên cấp Senior vẫn thường luôn phải đối mặt với những vấn đề mới và khó khăn. Cuối cùng là nhân viên cấp Associate, lực lượng nhân viên có số lượng lớn nhất

tại chi nhánh. Họ cũng là một trong những lực lượng chính cung cấp dịch vụ tài chính

đến với khách hàng của chi nhánh. Những nhân viên ở cấp này thường khá trẻ. Họ là những sinh viên mới ra trường hoặc đã đi làm được từ một đến ba năm. Các nhân viên này thường được tuyển ngoài hoặc lên làm nhân viên chính thức sau khi kết thúc

kỳ thực tập tại chi nhánh. Những nhân viên này thường mới chỉ trải qua một đến hai đợt cao điểm trong năm. Họ chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong việc ứng dụng

các kiến thức được học vào thực tế cũng như giải quyết các vấn đề với khách hàng hay với cách tự quản lý bản thân trong sắp xếp và điều chỉnh công việc. Thêm nữa,

Mục đích làm việc

Mục đích làm việc của nhân viên là đích tới hay điều mà nhân viên muốn hướng

tới khi tham gia làm việc tại đơn vị. Mục đích làm việc là động cơ dẫn dắt nhân viên tới các hành động làm việc, trở thành động lực làm việc của nhân viên.

Mục đích làm việc của nhân viên các cấp khác nhau cũng thường rất khác nhau

và những mong muốn của họ cũng khác nhau rất nhiều. Sinh viên đã thực hiện khảo sát đối với mục đích khi tham gia làm việc tại công ty đối với cấp Senior và cấp Associate. Ở phần câu hỏi khảo sát này, nhân viên tại chi nhánh sẽ được lựa chọn 3 mục đích công việc đúng nhất với mình, các lựa chọn này là những mục đích làm việc phổ biến nhất theo người lao động (nguồn: CTY TNHH CAREERLINK). Kết quả khảo sát ở các bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát mục đích khi tham gia làm việc của nhân viên cấp Senior tại Công ty TNHH Mazars - Chi nhánh Hà Nội.

Cấp Senior S1 - Thu nhập. - Kinh nghiệm. - Mở rộng quan hệ. 14 73.68 % S2 - Thu nhập. - Kinh nghiệm. - Trải nghiệm. 2 10.53 %

S3 - Thu nhập.- Kinh nghiệm.

- Yêu thích công việc.

3 %15.79

Cấp nhân viên Nhó m Lựa chọn Số người chọn Tỷ lệ Cấp Associate A1 - Kinh nghiệm. - Trải nghiệm.

- Yêu thích công việc hoặc Mở rộng mối quan hệ.

25 36.76%

A2 - Thu nhập. - Kinh nghiệm.

- Mở rộng mối quan hệ hoặc Trải nghiệm.

43 63.24%

Cộng 68 100%

trở nên rất quan trọng với họ khi họ bắt đầu quan tâm và có ý định sẽ làm lâu dài trong ngành kế toán - kiểm toán - tư vấn tài chính. Ngoài ra, ở cấp nhân viên này, có nhiều người sẽ theo đuổi các chứng chỉ nghề nghiệp như CPA, CFA hay ACCA, chi phí cho việc học và thi các chứng chỉ này cũng rất lớn. Vì vậy, để có thể theo đuổi các chứng chỉ này làm tiền đề cho sự phát triển nghề nghiệp, các nhân viên cấp này cũng cần có một nguồn thu nhập để chi trả. Họ cũng vẫn rất quan tâm đến kinh nghiệm

bởi vì tuy đã có kinh nghiệm sau ba đến năm năm làm việc, nhưng những kinh nghiệm

ấy mới chỉ là kinh nghiệm thực hiện các nghiệp vụ. Để có thể phát triển cao hơn, họ sẽ muốn tích luỹ thêm các kinh nghiệm về quản lý cũng như xử lý các vấn đề với vai trò là trưởng nhóm. Những kinh nghiệm này thường có khi nhân viên cấp Senior thực

hiện quản lý nhóm cung cấp dịch vụ và khi làm việc với các giám đốc. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng với họ khi đã gắn bó với công việc tới thời điểm này. Bởi vì ở vị trí này nếu đã có đủ kinh nghiệm, cơ hội nghề nghiệp sẽ là mở rất rộng đối với họ. Thêm nữa, họ cũng rất quan tâm tới việc xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ họ xử lý các vấn đề cũng như thăng tiến trong công việc.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát mục đích khi tham gia làm việc của nhân viên cấp Associate tại Công ty TNHH Mazars - Chi nhánh Hà Nội.

Rất thấp Thấp Trung

bình Cao Rất cao

Trong nhóm A1, trong số 25 người trong nhóm này, có 18 trong 25 người lựa chọn “Mở rộng mối quan hệ” và 7 người lựa chọn “Yêu thích công việc”. Trong nhóm

A2, trong số 43 người thuộc nhóm này, có 37 người lựa chọn “Mở rộng mối quan hệ”

và 6 người lựa chọn “Trải nghiệm”.

Nhóm nhân viên cấp Associate, chiếm số lượng lớn trong tổng số nhân viên tại chi nhánh, theo khảo sát lại có những mục đích làm việc rất khác. Theo số liệu thu thập được, có thể chia cấp nhân viên Associate thành hai nhóm nhân viên với các mục đích làm việc khác nhau: nhóm A1 và nhóm A2.

Nhóm A1 là nhóm những người lựa chọn về kinh nghiệm, trải nghiệm và hoặc mở rộng mối quan hệ hoặc yêu thích công việc. Nhóm A1 có 25 người lựa chọn. Đây

là nhóm nhân viên có cùng một đặc điểm là chưa coi thu nhập là yếu tố quan trọng trong mục đích làm việc. Giải thích cho điều này, các nhân viên Associate đều là những người có kinh nghiệm chưa nhiều và đều còn trẻ, mới ra trường và đi làm được

từ một đến hai năm. Họ đặt mục đích tích luỹ kinh nghiệm và có những trải nghiệm nghề nghiệp lên trên. Đây là những mục đích quan trọng với họ trong khoảng giai đoạn này của nấc thang nghề nghiệp. Họ cần kinh nghiệm để có thể bắt đầu làm quen

với công việc cũng như tạo lợi thế cho mình trong công tác xin việc sau này. Họ cũng

cần trải nghiệm công việc để hiểu thêm về công việc mình đang làm và biết được liệu

mình có phù hợp với công việc và ngành nghề này hay không. Họ là những nhân viên

tham gia mọi công việc được giao, luôn sẵn sàng học hỏi và trau dồi kiến thức. Ngoài

ra, khi xem xét đến mục đích còn lại, có 18 trong 25 người lựa chọn mục đích mở rộng mối quan hệ. Mục đích này cũng giống như ở các cấp nhân viên khác giúp cho nhân viên cấp Associate có thêm nhiều sự giúp đỡ, kết nối và cơ hội trong tương lai. Qua phương pháp phỏng vấn cá nhân, nghiên cứu chỉ ra những người thuộc nhóm này thường là nhân viên mới tốt nghiệp đại học và mới đi làm.

Nhóm A2 là nhóm bao gồm những người lựa chọn thu nhập, kinh nghiệm và Điều này cho thấy, ở nhóm A2 này là những nhân viên đã có kinh nghiệm đi làm lâu hơn nhóm A1 nhưng chưa lên tới cấp Senior, trải nghiệm không còn là thứ mà họ tìm

kiếm nữa, họ đã hiểu công việc bao gồm những gì và có đặc thù ra sao. Họ cũng đã phải dần tự chăm lo cuộc sống của mình bằng việc phải tự đi làm và dùng thu nhập từ công việc để chi trả các sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu. Và vì đã có kinh nghiệm, họ cũng hiểu được tầm quan trọng của mạng lưới những mối quan

hệ trong công việc có thể hỗ trợ họ rất nhiều. Chính vì vậy mà có tới 37 trên 43 người

lựa chọn mối quan hệ là mục đích quan trọng cuối cùng trong nhóm sự lựa chọn của mình. Đây là nhóm nhân viên cấp Associate có sự lựa chọn gần giống với nhóm Senior nhất.

Một phần của tài liệu 365 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH mazars việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w