Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06 (Ký hiệu: TĐGVN 06), được Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính, quy định về nội dung và thể thức của Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá, Hồ sơ thẩm định giá như sau:
1.1.6.1 Báo cáo kết quả Thẩm định giá
Báo cáo kết quả thẩm định giá (sau đây gọi là Báo cáo) phải thể hiện thông tin đúng theo thực tế, mang tính mô tả và dựa trên bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản cần thẩm định giá. Những thông tin này phải được trình bày theo một trình tự khoa học, hợp lý, từ mô tả về tài sản đến những yếu tố tác động tới giá trị của tài sản. Báo cáo phải có các lập luận, phân tích những dữ liệu thu thập trên thị trường hình thành kết quả thẩm định giá. Báo cáo là một phần không thể tách rời của Chứng thư thẩm định giá.
nhất, hợp lý, việc mô tả tài sản hay những yếu tố tác động tới việc tăng hay giảm của tài sản đó, sau khi phân tích những dữ liệu thu thập trên thị trường nhằm để có được kết quả báo cáo thẩm định giá. Báo cáo kết quả phải thể hiện được những trình bày chặt chẽ mang tính thuyết phục, cách thức, phương pháp được áp dụng trong quá trình thẩm định và giải thích một cách rõ ràng tất cả những vấn đề có tác động đến giá trị tài sản.
Nội dung chi tiết của báo cáo kết quả thẩm định giá có thể thay đổi theo đối tượng thẩm định giá, mục đích, yêu cầu tiến hành thẩm định và theo yêu cầu của khách hàng, tuy nhiên một báo cáo thẩm định giá phải gồm các nội dung cơ bản sau: Tên, loại tài sản; Nguồn gốc của tài sản (máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ...); Vị trí của bất động sản (đất đai, nhà cửa và công trình kiến trúc khác); tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của khách hàng yêu cầu thẩm định giá; ngày tháng năm thẩm định giá; Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá hoặc chi nhánh; Họ và tên thẩm định viên lập báo cáo thẩm định giá; Họ và tên, chữ ký của giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức thẩm định giá hoặc phụ trách chi nhánh.
Báo cáo kết quả thẩm định giá được sử dụng để làm căn cứ để khách hàng và các bên liên quan của chủ doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá sử dụng theo mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
1.1.6.2. Chứng thư thẩm định giá
Chứng thư Thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.
Chứng thư thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau: Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá; Thông tin về khách hàng thẩm định giá; Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kinh tế - kỹ thuật); Mục đích thẩm định giá; Thời điểm thẩm định giá; Căn cứ pháp lý; Cơ sở giá trị của tài sản thẩm định giá; Giả thiết và giả thiết đặc biệt; Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá; Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá; Kết quả thẩm định giá cuối cùng; Họ
tên, số thẻ và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký Báo cáo; Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá.
Chứng thư thẩm định giá có mục đích chủ yếu là thông báo cho khách hàng khách hàng và các bên liên quan của chủ doanh nghiệp thẩm định giá biết về kết quả của báo cáo kết quả thẩm định giá. Trong chứng thư thẩm định giá sẽ nêu những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá.
1.1.6.3 Hồ sơ thẩm định giá
Hồ sơ thẩm định giá là các tài liệu có liên quan đến công việc thẩm định giá trị tài sản do thẩm định viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong quá trình thực hiện thẩm định giá. Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thẩm định viên có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định giá để chứng minh quá trình thẩm định giá đã được thực hiện theo đúng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định của pháp luật về giá có liên quan. Hồ sơ thẩm định giá được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về lưu trữ. Việc khai thác Hồ sơ thẩm định giá phải đảm bảo tính bảo mật theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thẩm định giá bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá.
Trong hoạt động thẩm định giá tài sản tại Việt Nam để thẩm định giá một cách chính xác thì hồ sơ cung cấp đầy đủ, chi tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ đó thẩm định viên có đầy đủ căn cứ pháp lý để đánh giá tài sản thuyết phục nhất cho các bên liên quan. Trong trường hợp pháp lý, kỹ thuật không rõ ràng, thiếu cơ sở để tiến hành thẩm định giá. Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định phải thông báo với khách hàng đề nghị cung cấp pháp lý đầy đủ để tiến hành thẩm định giá. Trong
những trường hợp khách hàng không cung cấp đủ hồ sơ cần thiết thẩm định giá, thẩm định viên cần thông báo với công ty và có quyền từ chối thẩm định giá theo đúng tiêu chuẩn và quy định của pháp luật.