5. Bố cục của luận văn
4.3.2. Đối với Tổng cục Công Nghiệp Quốc Phòng
Tổng cục cần nghiêm khắc chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm, chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về vấn đề này. Trên cơ sở đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ sản xuất quốc phòng và kinh tế; đảm bảo việc kết hợp không làm tổn hại đến an ninh quốc gia, lợi ích dân tộc. Thời gian tới, Tổng cục hướng trọng tâm lãnh đạo vào đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 520- NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương, Nghị quyết 383-NQ/ĐU của Đảng ủy Tổng cục, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, cùng với tích cực triển khai các dự án trọng điểm, nhằm tạo bước chuyển biến quan trọng về năng lực công nghệ sản xuất quốc phòng, Tổng cục cần tiếp tục tham mưu, đề xuất và chỉ đạo đẩy mạnh kiện toàn mô hình tổ chức, hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các khối đặt hàng - sản xuất, sửa chữa - khai thác, sử dụng, đảm bảo gắn kết chặt chẽ nghiên cứu, thiết kế với sản xuất, sản xuất với sửa chữa, nâng cao hiệu quả kết hợp quốc phòng với kinh tế. Trong đó, tập trung đẩy mạnh cổ phần hóa các cơ sở sản xuất quốc phòng; chuyển đổi hoạt động của các viện nghiên cứu sang mô hình đơn vị tự chủ về tài chính; nghiên cứu thành lập các tập đoàn, tổng công ty theo nhóm sản phẩm, ngành nghề, nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh. Mặt khác, chỉ đạo cơ cấu lại ngành nghề, sản phẩm kinh tế đối với những đơn vị sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả. Từng bước xúc tiến triển khai một số đề án hợp tác, liên doanh với các đối tác, kể cả đối tác nước ngoài trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhằm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Đối với các đơn vị, doanh nghiệp, Tổng cục cần tiếp tục thực hiện đồng bộ biện pháp cả về thị trường, nguồn vốn đầu tư, khoa học, công nghệ, để phát triển sản phẩm quốc phòng, kinh tế mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao; tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện quản trị doanh nghiệp, tăng tính tự chủ, đáp ứng yêu cầu của
thị trường, v.v. với mục tiêu đến năm 2020, ngành Công nghiệp quốc phòng xây dựng được một số ngành, lĩnh vực then chốt (cơ khí, đóng tàu, hóa chất, điện - điện tử,...) và một số ngành công nghiệp hỗ trợ đạt trình độ tiên tiến, tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm công nghiệp, dịch vụ khoa học, công nghệ trong nước.