Bài học kinh nghiệm hoàn thiện quản trị chất lượng sản phẩm cho Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.Bài học kinh nghiệm hoàn thiện quản trị chất lượng sản phẩm cho Công

Công ty TNHH MTV Cơ khí 17

Sau khi đã phân tích kinh nghiệm quản trị chất lượng sản phẩm từ ba doanh nghiệp Công ty cổ phần xích lip Đông Anh, Công ty kim khí Thăng Long và Công ty TNHH MTV cơ khí 25 và so sánh với thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH MTV cơ khí 17 có thể rút ra bài học cần áp dụng đó là:

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản trong công ty theo hệ thống ISO

Sổ tay chất lượng: Tài liệu công bố chính sách chất lượng và mô tả HTCL của Công ty.

Kế hoạch chuẩn hóa chất lượng: Cung cấp quy trình sản xuất và tiến trình công nghệ tại các xí nghiệp của Công ty.

Quy trình sản xuất: Chỉ ra các bước công việc cần thực hiện tại mỗi chặng công nghệ.

Biểu mẫu: Thống nhất biểu mẫu ghi chép, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, tiết kiệm thời gian khi cần truy tìm nguồn gốc.

Hồ sơ tài liệu: Cung cấp những bằng chứng khách quan, trung thực về kết quả các hoạt động sản xuất đã thực hiện.

Thứ hai, tổ chức các buổi bổ sung, truyền đạt kiến thức về hệ thống tiêu chuẩn ISO để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công nhân viên. Đào tạo đội ngũ chuyên viên đánh giá nội bộ của Công ty (khoảng 3-5 người) đủ trình độ và kỹ năng để tiến hành các cuộc đánh giá chất lượng nội bộ theo yêu cầu của hệ thống ISO tại Công ty.

Thứ ba, đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị mới thay thế máy móc đã cũ, hết niên hạn sử dụng. Việc nâng cấp này ngoài đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty đề ra, còn gia tăng khả năng sản xuất trong Công ty tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Hệ thống quản trị chất lượng là tập hợp các yếu tố có liên quan và tương tác để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng sản phẩm. Hệ thống

quản trị chất lượng có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống quản trị chất lượng ISO được coi là chuẩn mực để doanh nghiệp hội nhập cùng thị trường quốc tế. Quản trị chất lượng đòi hỏi phải thực hiên theo các nguyên tắc (1) quản trị chất lượng phải hướng tới khách hàng; (2) coi trọng con người; (3) thực hiện toàn điện và đồng bộ; (4) quản trị chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng; (5) quản trị chất lượng phải thực hiện theo hệ thống; (6) quản trị chất lượng tuân theo nguyên tắc kiểm tra. Quản trị chất lượng thực hiện các chức năng: (1) hoạch định; (2) tổ chức; (3) kiểm tra, kiểm soát; (4) đảm bảo chất lượng.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi thứ nhất: Hiện trạng quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 như thế nào?

Câu hỏi thứ hai: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17?

Câu hỏi thứ ba: Những giải pháp nào để hoàn thiện quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17?

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là thông tin do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của luận văn. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn này bao gồm:

- Các báo cáo năm của Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17. - Các báo cáo Tổng cục của Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17. - Các báo cáo tổng hợp từ lần thẩm định cuối cùng (14/06/2019) với Trung tâm chứng nhận năng lực phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất ngành cơ khí Quacert.

- Các tài liệu thứ cấp khác như sách, giáo trình, bài báo, báo cáo khoa học, tham luận khoa học, luận văn đã được nêu rõ trong danh mục Tài liệu tham khảo ở trang 92.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp từ phiếu điều tra thực tế nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17.

* Nội dung phiếu điều tra:

Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát như: Giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, chức vụ, thời gian ...

Phần II: Nội dung khảo sát. Các câu hỏi cụ thể có tính biểu thị theo mục tiêu phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hướng đến quản trị chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17.

* Đối tượng điều tra:

- Thủ trưởng các đơn vị phòng ban;

- Người lao động thuộc Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17; - Khách hàng (công ty, tập đoàn).

n =

N 1 + N.e2 Trong đó:

n: Số mẫu điều tra (cỡ mẫu), N: Là tổng số mẫu

e: Sai số cho phép thường được lấy là 5%

Bảng 2.1: Số mẫu điều tra

STT Mẫu Tổng số mẫu (N) Sai số cho phép (e) Số mẫu điều tra (n)

1 Người lao động thuộc Công ty

TNHH một thành viên cơ khí 17 1.129 0,05 295

2 Khách hàng 100 0,05 80

Tổng số 1.229 0,05 375

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả.

Với đối tượng người lao động trong Công ty, tác giả điều tra các đơn vị trong nội bộ Công ty như sau:

Bảng 2.2: Số liệu điều tra

STT Đơn vị Số lượng điều tra

1 Ban giám đốc 5

2 Phòng kỹ thuật công nghệ 4

3 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm 14

4 Phòng cơ điện 4

5 Phòng tổ chức lao động 2

6 Phòng chính trị 1

7 Phòng vật tư 4

8 Phòng kinh doanh 6

9 Phòng nghiên cứu phát triển thị trường 5

10 Phòng tài chính 3

11 Phòng hành chính hậu cần 12

12 Ban an toàn 1

13 Xưởng sản xuất và kinh doanh tổng hợp 15

14 Xí nghiệp Cơ khí 1-17 76 15 Xí nghiệp Cơ khí 2-17 67 16 Xí nghiệp HHC 3-17 56 17 Xưởng DCCĐ 20 Tổng cộng 295 Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Với đối tượng là khách hàng của Công ty, tác giả gửi bảng khảo sát ngẫu nhiên tới 80 đơn vị có trụ sở tại Việt Nam (Phụ lục 6).

2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.

a. Phương pháp phỏng vấn

- Đối tượng & cách thức phỏng vấn

+Trực tiếp: Các CBCNV đang làm việc trực tiếp tại Công ty thuộc BGĐ và khối văn phòng.

+ Qua điện thoại: các CBCNV thuộc khối văn phòng được chọn trên hệ thống nhưng không có mặt vào ngày phỏng vấn

- Nội dung phỏng vấn

Tham khảo chi tiết trong danh mục Phụ lục 1. - Xử lý dữ liệu

Ghi chép, tổng hợp các thông tin thu thập được nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm, ưu nhược điểm và đưa ra các giải pháp để giải quyết các hạn chế trên.

b. Phương pháp điều tra

- Đối tượng và cách thức phỏng vấn điều tra

+ Qua email: Các khách hàng trong nước của Công ty

+ Qua phiếu điều tra: phát phiếu điều đến các CBCNV đang làm việc trực tiếp tại Công ty. Các nhân viên trong mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên trên hệ thống nhân sự của toàn Công ty thông qua hệ thống lọc các chỉ tiêu về: phân xưởng, giới tính, thời gian vào làm và tình trạng hôn nhân, thai sản

- Nội dung phỏng vấn điều tra

Tham khảo chi tiết trong danh mục Phụ lục 1Phụ lục 2.

- Xử lý dữ liệu

Sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu thu thập được trên Excel, và SPSS để đánh giá thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cơ khí 17.

2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả để thông qua các số liệu thống kê có thể phản ánh thực trạng, tình hình triển khai các quy trình quản lý sản xuất.

+ Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin, nội dung trong quản lý trên các hàng và cột.

+ Mô tả bằng số liệu: Dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân phản ánh quy mô, khối lượng các chỉ tiêu.

- Phương pháp phân tích: Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cơ khí 17.

- Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau. Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

- Phương pháp dự báo thống kê: Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Dự báo sự biến động về thị trường, doanh thu, khả năng đầu tư phát triển của Công ty trong thời gian tới.

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp

a) Giá trị sản xuất: là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ.

Công thức tính như sau: GO = Σ Qi x Pi (2.1) GO: Giá trị sản xuất

Qi: Sản lượng sản phẩm i

b) Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ.

Công thức tính như sau: DT = Σ Qi x Pi (2.2) DT: Doanh thu

Qi: Số lượng bán được của sản phẩm i Pi: Đơn giá sản phẩm i

c) Giá trị tăng thêm: là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ tạo ra từ quá trình sản xuất.

Công thức tính như sau: VA = GO – IC (2.3) VA: Giá trị tăng thêm.

GO: Giá trị sản xuất IC: Chi phí trung gian

d) Lợi nhuận trước thuế: là tổng lợi nhuận trước khi trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả.

Công thức tính như sau: Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí (2.4) e) Thu nhập bình quân/người/tháng được tính bằng cách lấy tổng quỹ tiền lương chia cho số lao động của doanh nghiệp trong 12 tháng.

Thu nhập bình quân = Tổng quỹ lương Tổng số lao động x 12

2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản trị chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nghiệp

Doanh nghiệp cần tiến hành giá hệ thống quản trị chất lượng mà mình đã xây dựng và đang vận hành để biết được thực trạng của hệ thống đang triển khai so với các yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Đánh giá hệ thống quản trị chất lượng được thực hiện độc lập và có ba hình thức là đánh giá nội bộ, đánh giá của khách hàng và đánh giá chứng nhận.

Một cuộc đánh giá thông thường nhằm xác định:

thành văn bản và phổ biến cho toàn thể lao động trong doanh nghiệp. - Sự tuân thủ và thực hiện theo các mục tiêu đã đề ra.

- Tính đảm bảo chất lượng của hệ thống.

- Những hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến cần thiết để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị chất lượng.

Các chỉ tiêu đo lường đánh giá thường được sử dụng:

a) Hệ số chất lượng (Ka): để đánh giá, so sánh các chỉ tiêu chất lượng. Ka = ∑ni=1CiVi (2.6)

Trong đó:

Ka: Hệ số chất lượng.

Ci: Giá trị chất lượng của chỉ tiêu chất lượng thứ i. Vi: trọng số của chỉ tiêu chất lượng thứ i.

n: số lượng các chỉ tiêu chất lượng.

b) Mức chất lượng (Mq): biểu thị mức độ phù hợp của sản phẩm so với nhu cầu. Mq = ∑ Ci Coi n i=1 Vi (2.7) Trong đó: Mq: Mức chất lượng.

Ci: Giá trị chất lượng của chỉ tiêu chất lượng thứ i. Coi: Giá trị cao nhất của chỉ tiêu chất lượng thứ i. Vi: trọng số của chỉ tiêu chất lượng thứ i.

n: số lượng các chỉ tiêu chất lượng.

c) Trình độ chất lượng (Tc) : phản ánh khả năng thỏa mãn những nhu cầu xác định trong những điều kiện quan sát tính cho một đồng chi phí để sản xuất. Tc = Lnc

Gnc (2.8) Trong đó:

Lnc: Lượng nhu cầu có khả năng được thỏa mãn. Gnc: Chi phí để thỏa mãn nhu cầu.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ 17 3.1. Khái quát về Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty được thành lập ngày 19/05/1956 tại Hạ Lý - Hải Phòng. Bước đầu gọi là xưởng quân cụ X10, với số lượng ban đầu là 157 người với máy móc, trang thiết bị lạc hậu chỉ bao gồm 07 máy tiện thô sơ, máy phay, máy bào và máy sọc mỗi loại 03 chiếc. Nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo các sản phẩm như: Lưỡi lê, thông nòng súng, dao tông, ống dầu, xe cút kít... chủ yếu để phục vụ cho quân đội.

- Ngày 07/01/1959 Thủ trưởng Tổng cục ký quyết định nâng cấp xưởng X10 thành một xưởng cơ khí tương đối hoàn chỉnh để sản xuất các máy trung và đơn giản, các phụ tùng cơ khí điện, quân cụ cho quân đội.

- Thời kỳ 1960-1965: Chủ yếu xí nghiệp sản xuất và sửa chữa các loại sản phẩm phức tạp như pháo và máy chỉ huy, đây là nhiệm vụ trọng tâm.

- Quý III năm 1965: Bộ Quốc phòng quyết định nâng cấp xưởng thành Nhà máy lấy mật danh là MZ 253. Nhà máy có 5 phân xưởng sản xuất là phân xưởng cơ khí, phân xưởng chế tạo phụ tùng thay thế, phân xưởng sửa chữa pháo, phân xưởng đúc, phân xưởng cơ điện với quân số 1.200 người. Nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục sửa chữa pháo, sản xuất vũ khí và các mặt hàng quân sự theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng.

- Năm 1965: Do chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Tổng cục quyết định chuyển Nhà máy về Đông Xuân - Kim Anh - Vĩnh Phú (Nay là huyện Sóc Sơn - Hà Nội) để tiếp tục sản xuất phục vụ quân đội.

- Thời kỳ sau năm 1975: Đất nước hoàn toàn thống nhất cùng với sự đi lên của đất nước, Nhà máy bước vào một giai đoạn mới: Xây dựng và trưởng thành.

- Ngày 20/03/1978: Chính phủ nước cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thiết kế lại Nhà máy và phê chuẩn nhiệm vụ như sau:

Ký hiệu: Nhà máy cơ khí Quốc phòng. Tên gọi: Z117.

Nhiệm vụ: Sản xuất đạn cối lớn, đạn tên lửa không điều khiển, sản xuất ngòi đạn pháo, hàng quân dụng, Huân huy chương các loại ...

- Thời kỳ 1990: Nền kinh tế đất nước có bước chuyển biến, Nhà nước xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh.

- Năm 1993: Nhà máy được thành lập lại theo quyết định QĐ/345/TTg với tên giao dịch: Nhà máy cơ khí 17-BQP; tài khoản giao dịch: 73010058G tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Anh - Hà Nội.

- Ngày 01/11/2010: Nhà máy cơ khí 17-BQP đổi tên thành:

Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng.

Địa chỉ Xã Đông Xuân - Huyện Sóc Sơn - Hà Nội Điện thoại 024.38843323 / 5830540

Fax 024.38842222

Email mechanical17@gmail.com

Mã số thuế 0100634056 Người đại diện

pháp luật của công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Trang 49)