Nội dung quản trị chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Trang 75 - 81)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Nội dung quản trị chất lượng sản phẩm

Đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức và khu vực kinh tế như: WTO, AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đòi hỏi mỗi tổ chức, doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp để tạo dựng và giữ vững thương hiệu. Quản lý chất lượng là biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy tạo dựng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Nắm bắt được điều này, lãnh đạo Công ty TNHH MTV cơ khí 17 đã xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ năm 1995 và được Tổ chức Quacert cấp chứng nhận năm 1999.

3.2.1.1. Hoạch định chất lượng sản phẩm

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn của lãnh đạo Công ty về sự cần thiết, quan trọng của yếu tố chất lượng trong cạnh tranh cũng như trong quá trình hội nhập nền kinh tế, công ty đã xây dựng và áp dụng HTQLCL ISO 9001:2000 trong sản xuất. HTQLCL được xây dựng và áp dụng nhằm mục đích:

- Vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt hiệu quả cao và liên tục. - Đảm bảo tỉ lệ hỏng các chặng công nghệ không vượt quá mức cho phép. - Cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Giải quyết kịp thời, nhanh chóng mọi góp ý, khiếu nại của khách hàng. Hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện theo quy trình:

STT Các yếu tố HTQLCL áp dụng tại Công ty

Chương mục tương đương của ISO

9001:2000

1 Kiểm soát tài liệu, dữ liệu 4.2.3

2 Kiểm soát hồ sơ chất lượng 4.2.4

3

Trách nhiệm lãnh đạo 5

Kế hoạch chất lượng chuẩn 5.5.4

STT Các yếu tố HTQLCL áp dụng tại Công ty

Chương mục tương đương của ISO

9001:2000

Xem xét của lãnh đạo 5.6

4 Quản lý nguồn nhân lực 6.2

5 Quản lý thiết bị 6.3

6 Môi trường làm việc 6.4

7 Lập kế hoạch tổ chức sản xuất 7.1

8 Xem xét đáp ứng yêu cầu khách hàng 7.2

9 Mua sắm 7.4

10 Kiểm soát các quá trình sản xuất 7.5.1 và 7.5.2 11 Nhận diện và truy tìm nguồn gốc sản phẩm 7.5.3 12 Tiếp nhận, lưu kho, bảo quản giao hàng 7.5.5 13 Kiểm soát dụng cụ đo lường va kiểm tra 7.6

14 Thỏa mãn khách hàng 8.2.1

15 Đánh giá chất lượng nội bộ 8.2.2

16 Theo dõi đánh giá các quá trình 8.2.3

17 Đo lường sản phẩm 8.2.4

18 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 8.3

19 Phân tích dữ liệu 8.4

20 Khắc phục, phòng ngừa và cải tiến 8.5

Nguồn: Sổ tay chất lượng Công ty TNHH MTV cơ khí 17

Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV cơ khí 17 luôn dành sự ủng hộ cao nhất đối với xây dụng chính sách chất lượng. Điều này được thể hiện qua cam kết của lãnh đạo:

- Phổ biến tới toàn bộ CB,CNV các vấn đề liên quan theo quy định tại HTQLCL của Công ty

- Thiết lập mục tiêu chất lượng

- Thực hiện việc xem xét của lãnh đạo theo định kỳ - Đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của HTQLCL

Quy trình kế hoạch sản xuất áp dụng cho các đơn vị sản xuất như sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình sản xuất chung cho các đơn vị sản xuất

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh

Diễn giải lưu đồ:

- Sau khi nhận được đơn đặt hàng, phòng kế hoạch kinh doanh lập kế hoạch sản xuất trình đồng chí Phó Giám đốc Sản xuất hoặc Phó Giám đốc Kỹ thuật phê duyệt. Khi lập kế hoạch sản xuất cần chú ý các yếu tố như thời gian đảm bảo tài liệu sản xuất, thời gian đảm bảo vật tư, thời gian hoàn thành sản xuất.

- Sau khi kế hoạch sản xuất được phê duyệt, phòng kế hoạch kinh doanh Đơn đặt

hàng

Lập kế hoạch sản xuất

Phòng Kế hoạch kinh doanh

Duyệt Phó Giám đốc sản xuất Phó Giám đốc Kỹ thuật Thực hiện kế

hoạch sản xuất

Các đơn vị sản xuất

Kiểm soát quá trình sản xuất

Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Đánh giá kế hoạch sản xuất

Phòng Kế hoạch kinh doanh Các đơn vị sản xuất

chuyển xuống đơn vị sản xuất thực tế.

- Trong quá trình thực hiện sản xuất, phòng kế hoạch kinh doanh phối hợp phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm theo dõi tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm trên dây chuyền.

- Sau khi hoàn thành sản xuất, phòng kế hoạch kinh doanh căn cứ việc theo dõi tiến độ và chất lượng sản phẩm đánh giá việc thực hiện sản xuất của đơn vị và lưu lại báo cáo để bình xét thi đua.

Mục tiêu chất lượng mà Công ty đặt ra là:

- Liên tục cải tiến và phát huy tính hiệu lực của hệ thống quản lý iso 9001:2015 một cách tốt nhất.

- Hệ thống quản lý chất lượng vận hành đạt hiệu quả cao và liên tục. - Duy trì và thực hiện 100% các qui trình của hệ thống quản lý chất lượng iso 9001: 2015.

- Đảm bảo tỉ lệ hỏng của các chặng công nghệ không vượt ngưỡng cho phép. - Các khiếu nại, góp ý của khách hàng đều được giải quyết kịp thời 100%. Chất lượng là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, do vậy Công ty luôn chú trọng việc quản lý chất lượng. Công ty không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức; không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, uy tín của người lãnh đạo. Luôn có sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt trong hoạt động sản xuất giữa các phòng, ban đơn vị. Tăng cường hợp tác chuyên gia trong nước và nước ngoài, hướng tới khách hàng, đảm bảo thực hiện chính sách chất lượng mà Công ty đề ra.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện chương trình cải tiến chất lượng

Dưới sự tác động không ngừng của các yếu tố kinh doanh, Công ty cũng phải liên tục vận động phát triển để phù hợp với môi trường kinh doanh và đáp ứng được các nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng. Mục đích quản lý chất lượng không phải là loại bỏ sản phẩm xấu, kém, không đạt chất lượng mà phải ngăn chặn không cho những sản phẩm kém chất lượng xuất hiện trong sản

xuất.

a) Đối với các sản phẩm truyền thống

Công ty dựa trên kinh nghiệm đúc rút thực tế thông qua quá trình sản xuất để tiến hành nghiên cứu, phân tích. Từ kết quả đó, Công ty đánh giá tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trên từng chặng gia công và đưa ra những cải tiến phù hợp để hạn chế sản phẩm kém chất lượng, giảm tỷ lệ sai, hỏng trên chặng gia công, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm nguyên công lao động để làm giảm chi phí sản xuất. Công ty luôn ghi nhận cải tiến của các cá nhân trong quá trình sản xuất để tăng năng suất, tăng tiến độ, giảm chi phí trung gian... Cuối năm đều có họp khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị có những cải tiến xuất sắc, mang lại kết quả tốt trong toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bảng 3.4: Tổng hợp sáng kiến trong sản xuất năm 2016-2018

2016 2017 2018

Số lượng sáng kiến 174 124 138

Lợi nhuận ước tính (tỷ

đồng) 18,3 22,6 30

Nguồn: Số liệu tổng hợp của ban xét duyệt sang kiến

b) Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới

Ngoài việc cải tiến quy trình sản xuất các mặt hàng truyền thống, Công ty còn nghiên cứu thị trường nhằm thu nhận các thông tin cần thiết, làm căn cứ để thiết kế các loại sản phẩm mới có chỉ tiêu, đặc trưng cụ thể, mức chất lượng phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ kết quả xử lý thông tin thu được, Công ty có những bổ sung, điều chỉnh đúng đắn về chính sách chất lượng.

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất, Công ty đã tiến hành phát triển sản phẩm mới theo các giai đoạn sau:

Xác định nhiệm vụ thiết kế trên cơ sở đơn đặt hàng Xác định trình độ kỹ thuật sản phẩm

Đề xuất các giải pháp kỹ thuật dựa trên công nghệ hiện có của Công ty Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của sản phẩm

Trên cở sở nhiệm vụ thiết kế và các giải pháp kỹ thuật đề ra, Công ty tiến hành thực hiện thiết kế tổng thể, thiết kế chi tiết đưa ra bảng chỉ tiêu nguyên vật liệu, định mức kỹ thuật, bản vẽ sản phẩm, hướng dẫn lắp ráp, hướng dẫn sử dụng, quy định về bao bì, đóng gói. Các thiết kế của Công ty luôn được xem xét kỹ lưỡng, tỉ mỉ để tránh những sai sót không hợp ý ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

3.2.1.3. Giám sát và đánh giá chương trình cải tiến chất lượng.

Với phương châm “làm đúng ngay từ khâu đầu”, quyết tâm tạo lập môi trường sản phẩm không khuyết tật, công tác kiểm soát chất lượng được Công ty chú trọng hàng đầu

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng Công ty đã thiết lập và duy trì hệ thống ghi chép chính xác. Các kết quả kiểm tra được ghi theo bảng mẫu quy định. Với cách này, các kết quả được thống nhất và việc truy xuất nguồn gốc nhanh chóng, truy tìm nguyên nhân, khắc phục dễ dàng

Công ty sử dụng phiếu nhận biết sản phẩm theo màu cho mỗi tháng. Phòng KCS kiểm tra các chặng bán thành phẩm khi giao hàng giữa các đơn vị, có phiếu kiểm soát chất lượng, kiểm soát lưu trình rõ ràng, minh bạch.

* Quy trình kiểm soát chất lượng:

Thiết lập các phương pháp đo lường

Thiết lập các tiêu chuẩn kiểm soát Đo lường thuộc tính sản phẩm

So sánh với tiêu chuẩn

Không đạt Hành động để san bằng sự khác biệt

Sơ đồ 3.3: Quy trình kiếm soát chất lượng

Nguồn: Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm

Diễn giải lưu đồ:

Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm căn cứ mỗi sản phẩm sẽ thiết lập các phương pháp đo lường cụ thể phù hợp.

Sau đó thiết lập các tiêu chuẩn kiểm soát dựa trên thiết kế kỹ thuật, yêu cầu chất lượng của sản phẩm.

Dựa trên kết quả so sánh giữa đo lường thuộc tính sản phẩm và tiêu chuẩn, nhân viên kiểm tra đưa ra kết luận đối với sản phẩm.

Trong trường hợp kết quả đo lường không đạt yêu cầu, bộ phận kỹ thuật sẽ nghiên cứu đưa ra hành động khắc phục tướng ứng.

Sau khi thực hiện hàng động khắc phục, sản phẩm sẽ được đo lại kiểm tra kết quả của hành động khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Trang 75 - 81)