Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Trang 105 - 106)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan

Cần tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục, cung cấp kiến thức kinh nghiệm cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà nước nên có nhiều văn bản chỉ thị về phương hướng biện pháp, chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm. Riêng trong hệ thống chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá thực hiện đã buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Trong phân phối lợi nhuận, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ các mặt hàng có chất lượng cao và trao giải thưởng cho các mặt hàng đạt chất lượng cao nhất, mẫu mã đẹp nhất. Chúng tôi kiến nghị Các Bộ, ban ngành liên quan nghiêm cấm nhập lậu và có biện pháp thích đáng đối với những cơ sở sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

trong nước thông qua cơ chế tạo đơn hàng. Vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp rất quan trọng, song điều quan trọng hơn, để tạo “cú huých”, bước chuyển lớn, thì Nhà nước cần làm “bà đỡ”, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ khí đủ khả năng được tham gia các dự án công nghiệp lớn mặc dù bước đầu quá trình sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhà nước cần mạnh dạn, tin tưởng các doanh nghiệp thì họ mới có điều kiện tích lũy được năng lực, kinh nghiệm và tài chính để vươn lên, làm chủ các dự án tiếp theo.

Về tư vấn thiết kế và công nghệ, cần thực hiện chuyên môn hóa các cơ quan nghiên cứu cơ khí hiện có, xây dựng các dự án khoa học công nghệ cần phù hợp các sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm tạo nguồn kinh phí cho các cơ sở nghiên cứu cơ khí hoạt động hiệu quả. Hợp tác các cơ sở nghiên cứu cơ khí trong nước với các công ty tư vấn nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, đào tạo. Nhà nước cũng cần hỗ trợ trong này.

Hiện nay, sức cạnh tranh của ngành cơ khí rất yếu, thiếu sự trợ giúp của Nhà nước thì ngành cơ khí không thể phát triển được. Để các sản phẩm cơ khí Việt Nam có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài và đặc biệt là các nhà cung cấp khu vực thì cần nâng cao năng lực tư vấn thiết kế và năng lực chế tạo, trong đó giải pháp nâng cao năng lực tư vấn thiết kế là việc cần làm trước vì giá trị phần công việc tư vấn thiết kế chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị công trình, lại có giá trị gia tăng cao.

Các bộ, ngành, địa phương cần tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí phát triển đúng hướng, đúng quy luật theo phương châm chuyên môn hóa sâu, hợp tác hóa rộng, tránh đầu tư trùng lặp và cạnh tranh gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Cần sớm sắp xếp lại khối các doanh nghiệp cơ khí nhà nước, tạo sức mạnh liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất cho toàn ngành, củng cố nguồn lực cho các Công ty đã thành lập tạo được sức mạnh chủ lực cho ngành cơ khí chế tạo cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)