5. Bố cục của luận văn
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chất lượng sản phẩm
1.1.7.1.Các yếu tố khách quan
a) Chính sách kinh tế và cơ chế quản lý:
Quản trị chất lượng chịu sự tác động chặt chẽ bởi các chính sách kinh tế của Nhà nước: chính sách đầu tư, phát triển kinh doanh các ngành nghề, chủng loại sản phẩm, các quy định về việc xuất nhập khẩu...
Dựa trên các chính sách kinh tế mà doanh nghiệp sẽ xây dựng được chiến lược kinh doanh và tổ chức bộ máy phù hợp với đường lối phát triển chung của xã hội.
Bên cạnh đó, sản xuất luôn chịu sự tác động của cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhất định. Nhà nước kiểm tra, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sản xuất nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
b) Yếu tố về văn hóa, truyền thống, thói quen:
những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Do đó, quan niệm tính hữu ích mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng của mỗi thị trường, dân tộc là khác nhau. Trình độ văn hóa khác nhau thì những yêu cầu về chất lượng cũng khác nhau. Dẫn đến những mục tiêu khác nhau mà hệ thống quản trị chất lượng hướng đến.
1.1.7.2 Các yếu tố chủ quan
a) Con người
Yếu tố con người bao gồm người lãnh đạo các cấp, công nhân trong hệ thống sản xuất. Sự hiểu biết và tinh thần của mọi người trong hệ thống sẽ quyết định rất lớn đến việc hình thành chất lượng sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần có các chính sách tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nhân lực đầy đủ trước khi đưa vào làm việc.
b) Phương pháp
Những phương pháp bao gồm: phương pháp quản lý, phương pháp sản xuất, cách thức điều hành, quản trị công nghệ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng cũng như các chỉ tiếu chất lượng sản phẩm hướng đến.
c) Trang thiết bị, công nghệ sản xuất
Trang thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố quyết định khả năng kỹ thuật của sản phẩm. Dựa trên cở sở đó, sẽ xác định được các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Việc cải tiến, đổi mới công nghệ sẽ nâng cao chất lượng tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành ổn định.