Chuyên môn hóa bộ phận quản trị chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Trang 101 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Chuyên môn hóa bộ phận quản trị chất lượng sản phẩm

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH MTV Cơ khí 17 nói riêng thì việc áp dụng và xây dựng HTCL cho doanh nghiệp là hết sức khó khăn (thiếu thông tin, năng lực quản lý, chi phí…). Do vậy, để việc áp dụng HTCL đạt hiệu quả cao thì nên áp dụng từng phần, một số quá trình trọng yếu và quan trọng hơn là phải chuyên môn hóa bộ phận quản trị chất lượng sản phẩm, để có thể tập trung nghiên cứu và nâng cao hiểu biết về HTCL và đưa ra các báo cáo và hành động thể.

Và ban lãnh đạo của Công ty cần có những hành động như cung cấp các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và các nguồn lực cần thiết khác phục vụ cho quá trình xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm. Cùng với đó cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng trực tiếp tham gia quá trình quản trị chất lượng:

Các hoạt động về đào tạo

– Hướng dẫn, đào tạo nhân viên trong phòng thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng. Phối hợp với nhân viên, công nhận bộ phận QC, bộ phận khác để kiểm soát quy trình sản xuất.

Các hoạt động kiểm tra, giám sát

– Quản lý hoạt động kiểm tra nguyên vật liệu, sản phẩm mới.

– Phối hợp với các bộ phận để tìm ra nguyên nhân gây phát sinh lỗi và đề xuất chính sách cải thiện, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, quản lí chất lượng

(QMS, ISO, Part Quality control…).

– Theo dõi và hổ trợ các bộ phận, phân xưởng xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng;

– Kiểm tra thông tin về hồ sơ, chất lượng trong đơn hàng, chịu trách nhiệm về chất lượng của các đơn hàng; giải quyết các sự cố về chất lượng sản phẩm.

Các hoạt động đảm bảo chất lượng với khách hàng

– Quản lý các báo cáo khách hàng & những bộ phận có liên quan về thông tin sản xuất và kiểm tra sản phẩm; Đối ứng đánh giá của khách hàng, nhận góp ý từ khách hàng, thực hiện các báo cáo về sản phẩm.

– Thực hiện báo cáo hàng tuần/tháng, quý và báo cáo định kỳ cho ban lãnh đạo.

Để đảm trách được các công việc của phòng quản lý chất lượng, các công ty thường tìm kiếm các kỹ sư QC/QA có các kinh nghiệm, kỹ năng như:

– Có kỹ năng huấn luyện, đào tạo nhân viên. – Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt.

– Có thể làm việc độc lập và làm việc theo nhóm – Khả năng tổ chức công việc và giám sát

– Khả năng trình bày tốt

– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật hoặc các ngành có liên quan; có kinh nghiệm liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty.

Những vai trò và kỹ năng trên đây giúp hình dung cơ bản về vai trò, chức năng và hoạt động của các kỹ sư quản lý chất lượng, những nhân tố quan trọng đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng của công ty, tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Trang 101 - 102)