Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh lai châu (Trang 120 - 122)

5. Kết cấu luận văn

4.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức

Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật phải nhằm đạt được mục đích là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân, làm cho mọi người hiểu rõ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật nói chung, pháp luật thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục nói riêng bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, phù hợp nhằm tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân, để các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận thức, hiểu rõ và chấp hành đúng.

Các cơ quan thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các văn bản pháp luật về thanh tra tại địa phương, tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, giúp cho thủ trưởng các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và công dân hiểu và nắm vững được những quy định của pháp luật để thực hiện đúng theo thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm quản lý

đối với địa phương, ngành. Việc tuyên truyền, hướng dẫn giáo dục pháp luật về thanh tra cần được thực hiện theo nhiều hình thức. Tùy theo tình hình thực tế, mỗi ngành, mỗi địa phương có thể áp dụng một số hình thức như mở các hội nghị tập huấn cho cán bộ chủ chốt và toàn thể cán bộ, công chức của địa phương, của ngành về các văn bản pháp luật về thanh tra, phổ biến pháp luật thông qua cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí; thông qua việc phát hành các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ; qua hoạt động thanh tra, qua việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành, các đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Pháp luật thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục thể hiện ở nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư, chỉ thị… có phạm vi điều chỉnh rộng, tính liên quan, chi phối lẫn nhau, hiểu không sâu, không kỹ, dẫn đến làm sai, nếu vi phạm sẽ gây thất thoát lớn về nguồn vốn NSNN… Vì vậy, yêu cầu tuyên truyền, phổ biến phải kỹ lưỡng, sâu rộng tới các cấp, các ngành, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, giám sát, thi công, đơn vị sử dụng… Nâng cao kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm của cán bộ làm công tác thanh tra; đề cao được trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong việc phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Công tác thanh tra là nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan nhà nước nhưng cũng là nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước vì vậy cần phải tăng cường nhận thức của cấp ủy đảng các cấp và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra.

Công tác thanh tra nói chung, thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, vì vậy, trách nhiệm của người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước là

yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động thanh tra. Do đó, thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải tăng cường vai trò lãnh đạo công tác thanh tra, phải coi công tác này là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, tổ chức, phải coi thanh tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch công tác của các cơ quan, đơn vị. Việc kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn với việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác tổ chức thanh tra. Phải tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thanh tra tới cán bộ, công chức nói chung và cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh lai châu (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)