5. Kết cấu luận văn
3.3.4. Nhận thức của các cấp, các ngành
Kết quả khảo sát với 2 công việc được lựa chọn để đánh giá, có 1 công việc có điểm chênh lệch dưới 0,5 cho thấy cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra các cấp đã quan tâm công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện về thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến còn chưa sâu rộng, có nơi còn hình thức, hiệu quả thấp; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục của đối tượng thanh tra còn hạn chế, có hiện tượng đối tượng thanh tra chây ỳ, chậm thực hiện kết luận thanh tra… Bên cạnh đó, nhận thức về trách nhiệm của thủ trưởng một số cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý, chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra chưa sâu sắc, có hiện tượng thiếu kiên quyết xử lý theo thẩm quyền, còn né tránh, ngại đụng chạm… đối với đơn vị trực thuộc và các cá nhân có liên quan đến vi phạm qua thanh tra.
3.4. Đánh giá hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu hiện nay
3.4.1. Thành tựu chủ yếu trong thực hiện các khâu thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu
Hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu đã trở thành công cụ quan trọng của quản lý nhà
nước về đầu tư XDCB, góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, hiệu quả giáo dục.
Thứ nhất, kế hoạch thanh tra hằng năm cơ bản đã bám sát định hướng chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, đơn vị, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, dễ xảy ra sai phạm, từng bước hạn chế sự chồng chéo trong tiến hành thanh tra.
Thứ hai, thực hiện các cuộc thanh tra cơ bản đảm bảo nguyên tắc, quy trình, thủ tục, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.
Bước đầu coi trọng việc thu thập thông tin, tài liệu nắm tình hình ban đầu. Kế hoạch thanh tra đã thể hiện được mục đích, yêu cầu; phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo cơ bản đi vào các vấn đề tập trung, tránh dàn trải; phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên đoàn thanh tra. Tập trung nghiên cứu các thông tin, tài liệu được thu thập, kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung thanh tra; kết quả thanh tra đã phát hiện và xử lý vi phạm về kinh tế, kiến nghị xử lý hành chính, kiến nghị các biện pháp quản lý cho phù hợp. Báo cáo kết quả, kết luận thanh tra đã thể hiện các nội dung đã thanh tra và kết quả thu thập được; ưu điểm, khuyết điểm, các nội dung còn tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; kiến nghị xử lý đã chỉ ra nội dung, vấn đề sai phạm và trách nhiệm thực hiện của từng cơ quan, đơn vị có liên quan. Chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra từng bước được nâng lên.
Thứ ba, thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; thu hồi sai phạm về kinh tế, xử lý hành chính tổ chức, cá nhân vi phạm và xử lý vấn đề khác thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra.
Thứ tư, định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, báo cáo kết quả thanh tra.
3.4.2. Hạn chế chủ yếu trong hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu
những hạn chế tập trung vào 9 vấn đề xếp thứ tự cụ thể như sau:
Hộp 3.2: Khâu yếu nhất trong hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu
1. Sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn
2. Mức độ rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp, thống nhất của hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
3. Nhận thức của các cấp các ngành về công tác thanh tra đầu tư XDCB trong lĩnh vực giáo dục 4. Sự phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật
5. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thanh tra
6. Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra; ra quyết định thanh tra
7. Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế 8. Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật
9. Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG THANH TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI LAI CHÂU