Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh lai châu (Trang 100 - 103)

5. Kết cấu luận văn

3.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư

XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu

Để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến những thành tựu và hạn chế của công tác thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Lai Châu, luận văn đã khảo sát ý kiến 120 cán bộ thanh tra, cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn. Kết quả như ở bảng 3.13 sau:

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá tầm quan trọng và thực tế ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

trong lĩnh vực giáo dục đến sự phát triển giáo dục của tỉnh Lai Châu

Tiêu chí Điểm về mức độ quan trọng Điểm thực tế đạt được Chênh lệch

1. Sự đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và tính hiệu lực của hệ thống luật pháp về thanh tra đầu tư XDCB

1.1. Mức độ rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp, thống nhất của hệ thống các

Tiêu chí Điểm về mức độ quan trọng Điểm thực tế đạt được Chênh lệch

1.2. Mức độ tính hiệu lực, nghiêm minh của hệ thống các văn bản pháp

luật về thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN 4,69 3,84 -0,85 1.3. Đảm bảo tính công bằng của hệ thống các văn bản pháp luật về thanh

tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN 4,38 3,96 -0,42

2. Tổ chức quản lý, thực thi trách nhiệm, chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra; năng lực đội ngũ

2.1. Mức độ thực thi trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình về tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình

4,64 3,37 -1,27

2.2. Mức độ thực thi trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra

3,89 3,41 -0,48

2.3. Mức độ thực thi trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong

việc cung cấp tài liệu, thông tin phục vụ công tác thanh tra 3,42 3,08 -0,34 2.4. Sự phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ

chức hữu quan như công an, viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong

việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật 4,68 3,15 -1,53 2.5. Chỉ đạo thực hiện thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra 4,73 3,59 -1,14 2.6. Sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác

chuyên môn: kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn của cán bộ 4,81 3,23 -1,58 2.7. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thanh tra 4,69 3,15 -1,54 2.8. Ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra 4,52 4,14 -0,38 3. Điều kiện làm việc của thanh tra

3.1. Mức độ đảm bảo kinh phí hoạt động cho hoạt động thanh tra 3,56 3,12 -0,44 3.2. Việc quản lý, cấp và sử dụng ngân sách của cơ quan thanh tra 3,42 3,09 -0,33

3.3. Đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra 4,18 2,62 -1,56

3.4. Chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, trang phục và chế độ đặc

thù đối với Thanh tra viên 4,24 3,89 -0,35

Tiêu chí Điểm về mức độ quan trọng Điểm thực tế đạt được Chênh lệch

4.1. Công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện về

thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục 3,69 3,27 -0,42 4.2. Nhận thức của các cấp các ngành về công tác thanh tra đầu tư XDCB

từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục 4,47 3,30 -1,17

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

3.3.1. Môi trường pháp luật, ban hành các văn bản về hướng dẫn tổ chức thực hiện

Luật Thanh tra 2010 điều chỉnh khá toàn diện về tổ chức và hoạt động của thanh tra, quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình thanh tra với những quy định đổi mới, tháo gỡ được những bất cập, vướng mắc của Luật Thanh tra 2004, điển hình như tháo gỡ về thời hạn thanh tra, thẩm quyền của đoàn thanh tra, thanh tra viên.

Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã cụ thể hóa bằng các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật, quy định quy trình tiến hành thanh tra, quy chế công khai kết luận thanh tra, hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, chế độ báo cáo công tác thanh tra và chế độ, chính sách đối với cán bộ thanh tra… Đồng thời, hệ thống pháp luật chuyên ngành về đầu tư XDCB khá đầy đủ trên các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, ngân sách… cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện đã cụ thể hóa thành các văn bản để tổ chức thực hiện tạo cơ sở pháp lý quan trọng, có nhiều tác động tích cực đến công tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát với 3 công việc được lựa chọn để đánh giá, có 2 công việc có điểm chênh lệch trên 0,5 cho thấy hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về thanh tra đầu tư XDCB nói riêng nhìn chung chưa hoàn chỉnh và

đồng bộ, có quy định còn khó thực hiện. Cơ quan thanh tra còn phụ thuộc vào thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp, chỉ có quyền kiến nghị, đề xuất mà không có thẩm quyền quyết định xử lý nên gặp khó khăn trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra một cách tập trung, thống nhất. Quyết định xử lý thuộc về người đứng đầu cơ quan hành chính cùng cấp trong khi chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh để buộc thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp với cơ quan thanh tra chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc ra các quyết định thanh tra, chỉ đạo thanh tra, xử lý kịp thời, đúng đắn các kết luận, kiến nghị đã thể hiện trong báo cáo thanh tra. Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hình sự cơ quan thanh tra chuyển cho cơ quan điều tra xử lý mà không có quyền khởi tố…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh lai châu (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)