5. Kết cấu luận văn
1.1.3. Nội dung thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực
Thứ hai, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục
Hoạt động thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục để giúp cơ quan nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, nâng cao chất lượng đầu tư; điều này có ý nghĩa quan trọng, khi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục đảm bảo chất lượng, đúng thiết kế sẽ góp phần rất quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Thứ ba, góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục
Hoạt động thanh tra giúp các chủ thể quản lý đánh giá đúng thực trạng đầu tư gắn với quy hoạch mạng lưới trường lớp học, cơ sở giáo dục, sử dụng đất đai, việc phân bổ, sử dụng vốn đầu tư, quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư… để từ đó kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công bằng trong đầu tư, thu hẹp khoảng cách giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn, tạo điều kiện để tất cả các vùng đều có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập và thực hiện công bằng trong giáo dục.
1.1.3. Nội dung thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục giáo dục
1.1.3.1. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra
Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 1 năm do thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện định hướng chương trình,
kế hoạch thanh tra và yêu cầu quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp [17].
Kế hoạch thanh tra là văn bản pháp lý quan trọng, thể hiện được các nội dung thanh tra trong năm để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, nhiệm vụ chính trị của ngành, của địa phương và chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên; đồng thời giúp thủ trưởng các cơ quan thanh tra nhà nước điều hành nhiệm vụ thanh tra một cách khoa học nhất, điều hòa và chỉ đạo phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và trên từng lĩnh vực thuộc quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.
Hằng năm, Chánh Thanh tra tỉnh căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của UBND tỉnh, trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra.
Chánh thanh tra sở, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, chánh thanh tra huyện căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của sở, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, UBND cấp huyện trình giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, chủ tịch UBND, phê duyệt kế hoạch thanh tra.
Kế hoạch thanh tra được xây dựng trên cơ sở chương trình công tác, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của ngành; định hướng chỉ đạo chung của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên; những dấu hiệu vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan thanh tra phát hiện và nguồn lực của cơ quan thanh tra như: Đội ngũ cán bộ thanh tra, điều kiện vật chất, điều kiện thời gian…
Nội dung kế hoạch thanh tra phải toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng thanh tra tràn lan, tuỳ tiện, chồng chéo. Trọng tâm là “lựa chọn việc đích đáng nhất”,“việc quan trọng nhất”, “làm được việc này, kết luận cho
tốt thì có thể phát huy ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc, có lợi cho nhiều mặt” [37]. Mỗi địa phương, mỗi ngành có nhiều vấn đề bức xúc, nhưng chỉ có thể chọn một số nội dung quan trọng, bức xúc nhất để đưa vào kế hoạch thanh tra. Triển khai thực hiện tốt, hiệu quả sẽ có tác dụng thiết thực, góp phần tăng cường công tác quản lý.
Trọng điểm chính là xác định địa bàn, những “nút” quan trọng, mà ở đó có phát sinh “vấn đề” trong triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội. Địa bàn, đơn vị, cơ sở đó nếu được người quản lý, cơ quan quản lý và cơ quan thanh tra xem xét, giải quyết kịp thời, giúp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn sẽ khắc phục được những sai lầm, khuyết điểm, khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý, trong điều hành, sẽ tạo thế ổn định để phát triển.
Các cơ quan thanh tra nhà nước cấp tỉnh, huyện, thanh tra sở căn cứ định hướng chỉ đạo chung của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, kết quả theo dõi, tổng hợp thông tin về thực trạng tình hình sử dụng vốn, quản lý đầu tư của địa phương; những dấu hiệu vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan thanh tra phát hiện để lựa chọn nội dung đầu tư XDCB nói chung, đầu từ XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục đưa vào kế hoạch thanh tra hằng năm.
1.1.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra
Quy trình thực hiện một cuộc thanh tra theo kế hoạch hằng năm được thực hiện theo Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn. Một cuộc thanh tra đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục ở những giác độ khác nhau đều liên quan trực tiếp đến việc thực hiện dự án, công trình đầu tư XDCB, quy trình thanh tra được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thanh tra
Công tác chuẩn bị giúp cho hoạt động thanh tra diễn ra thuận lợi, chủ động, có mục tiêu rõ ràng. Chuẩn bị thanh tra được tính từ khi chuẩn bị ban
hành quyết định thanh tra cho đến khi đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra. Nội dung bước chuẩn bị gồm:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra
Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (gọi chung là người giao nhiệm vụ nắm tình hình) chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra. Thông thường, việc khảo sát, nắm tình hình trong những trường hợp: nội dung thanh tra là việc thực hiện một chủ trương, chính sách hay lĩnh vực công tác lớn, phải tiến hành trên diện rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều đầu mối, nhiều cấp quản lý có trách nhiệm liên quan. Nội dung thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình chủ yếu gồm:
- Quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư (nếu có), dự án đầu tư; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán, tổng dự toán; quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của các gói thầu; hợp đồng thi công xây lắp công trình; các tài liệu khác...
- Tình hình triển khai thực hiện dự án, công trình: Tình hình thực hiện đấu thầu các gói thầu; tiến độ thi công của các gói thầu, vốn đã thanh toán cho từng gói thầu, tổng vốn đã thanh toán.
- Nội dung các đơn khiếu nại, tố cáo; các thông tin trên công luận, báo chí và dư luận về những tiêu cực, vi phạm của đối tượng; các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra.
- Kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (nếu có).
Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình được thực hiện thông qua nhiều kênh, như: Nắm trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng; cơ quan cấp trên của đối tượng; cơ quan thống kê, cơ quan thuế nơi quản
lý đối tượng; các cơ quan hữu quan khác có liên quan; tập hợp thông tin qua báo chí, dư luận, mạng internet; tổ chức tiếp xúc với những người đi khiếu nại, tố cáo; người am hiểu về những nội dung dự kiến thanh tra.
Sau khi kết thúc cuộc khảo sát, trưởng nhóm khảo sát báo cáo bằng văn bản về kết quả khảo sát, ngoài ra cần đề xuất một số nội dung sau: Những nội dung cần thanh tra, kiểm tra (nêu rõ nội dung chính, trọng tâm); các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan; những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành thanh tra; dự kiến thành phần, số lượng thành viên đoàn thanh tra, thời gian tiến hành cuộc thanh tra; công tác chuẩn bị tài liệu và các nội dung khác có liên quan đến cuộc thanh tra (nếu cần thiết).
b) Ban hành quyết định thanh tra
Dựa trên các căn cứ để ra quyết định thanh tra và báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình (nếu có), người giao nhiệm vụ nắm tình hình giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra, ký ban hành, gửi cho đối tượng thanh tra và tổ chức công bố quyết định thanh tra. Nội dung quyết định thanh tra gồm: Căn cứ pháp lý để thanh tra; đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra; thời hạn tiến hành thanh tra; trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát hoạt động đoàn thanh tra.
c) Xây dựng và trình duyệt kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra
Quyết định thanh tra là một văn bản có giá trị pháp lý, là căn cứ để chỉ đạo tiến hành thanh tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra là thể hiện phương án để Đoàn triển khai lực lượng thực hiện quyết định. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm dự thảo và hoàn chỉnh kế hoạch thanh tra, họp đoàn để thảo luận dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra trước khi trình người giao nhiệm vụ nắm tình hình phê duyệt. Kế hoạch phải cụ thể hoá mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thanh
tra; xác định rõ đối tượng, những trọng tâm và trọng điểm, bố trí lực lượng tiến hành và phương pháp tiến hành; chế độ báo cáo; thời hạn kết thúc cuộc thanh tra; những yêu cầu chuẩn bị về kinh phí, phương tiện vật chất cho cuộc thanh tra.
Trong đó nội dung thanh tra chủ yếu:
- Xem xét việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án (báo cáo đầu tư, dự án đầu tư), thiết kế - dự toán tổng dự toán, đấu thầu, thực hiện các hợp đồng; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
- Xem xét tình hình sử dụng vốn đầu tư cho dự án.
- Làm rõ nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đối với những tồn tại, khuyết điểm, sai sót, sai phạm trong quản lý đầu tư, xây dựng và kiến nghị hình thức xử lý.
- Kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý đầu tư, xây dựng.
Sau khi kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt, trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn để phổ biến và phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, thành viên của đoàn; thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra, sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên trong đoàn. Trưởng đoàn phải bám sát kế hoạch để chỉ đạo, điều hành các hoạt động của đoàn thanh tra. Từng thành viên đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo với trưởng đoàn thanh tra.
d) Xây đựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Báo cáo theo đề cương của đoàn thanh tra về những nội dung thanh tra là yêu cầu bắt buộc đối với đối tượng thanh tra. Báo cáo của đối tượng thanh tra là một văn bản có giá trị pháp lý được lưu giữ trong hồ sơ cuộc thanh tra.
đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung được thanh tra. Đề cương cần nêu cụ thể để đối tượng thanh tra báo cáo được những nội dung cơ bản của dự án từ khi chuẩn bị đầu tư đến thời điểm dự án đang thực hiện; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án; đề xuất biện pháp giải quyết; kiến nghị bổ sung, sửa đổi các qui định pháp luật liên quan đến dự án.
Báo cáo của đối tượng thanh tra giúp đoàn thanh tra tiếp cận, nghiên cứu, xác định trọng tâm, trọng điểm thanh tra và là căn cứ để đánh giá thái độ hợp tác, mức độ trung thực của đối tượng thanh tra. Mặt khác, báo cáo của đối tượng thanh tra là một căn cứ để từ đó đoàn thanh tra cân nhắc, chọn lọc những vấn đề chưa rõ cần tập trung xác minh và thu thập thông tin, tài liệu.
e) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra. Trong thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung buổi làm việc công bố quyết định thanh tra, thành phần tham dự, nghe đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương hướng dẫn của Đoàn tại buổi công bố quyết định thanh tra.
Để tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra chủ động sắp xếp, bố trí thời gian, thành phần, địa điểm thì trưởng đoàn thanh tra nên trao đổi trước nội dung thông báo cho thủ trưởng đơn vị là đối tượng thanh tra.
Bước 2: Tiến hành thanh tra
Tiến hành thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra cho đến khi kết thúc việc thanh tra tại đơn vị được thanh tra. Đây là bước quyết định chất lượng cuộc thanh tra, do đó phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình thu thập, xác minh thông tin, tài liệu.
a) Công bố quyết định thanh tra
Việc công bố quyết định thanh tra tại đơn vị là đối tượng thanh tra là khâu có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện ý chí của Nhà nước trong hoạt động thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra; đọc toàn văn quyết định thanh tra; quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, thời hạn cuộc thanh tra đã ghi trong quyết định; làm công tác chính trị - tư tưởng để đối tượng thanh tra thông suốt quan điểm, có nhận thức đúng đắn về cuộc thanh tra; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người tiến hành thanh tra cũng như đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật; đề ra chương trình và quan hệ công tác; thống nhất với đối tượng thanh tra về lịch làm việc; lề lối và phương pháp công tác; các nội dung cần thiết khác khi làm việc tại cơ quan đơn vị là đối tượng thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo trực tiếp về những nội dung thanh tra theo đề cương đã gửi. Qua nghe báo cáo của đối tượng thanh tra, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, trưởng đoàn thanh tra có thể yêu cầu đối tượng thanh tra tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo. Việc công bố quyết định thanh tra phải làm thành biên bản.
b) Tiến hành thanh tra
Đoàn thanh tra thực hiện thanh tra, kiểm tra ngay sau khi công bố quyết định thanh tra; lập biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định. Đối với dự án, công trình đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục có thể thực hiện một hoặc tất cả các nội dung sau:
i) Thanh tra về trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng:
- Hồ sơ pháp lý: Yêu cầu đơn vị cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý của dự án.