5. Kết cấu luận văn
4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo, đầu tư
vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu
4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo, đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh Lai Châu những năm tới
Trong những năm tới, bối cảnh tình hình đất nước và khu vực có những thời cơ, thuận lợi, song không ít khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của tỉnh Lai Châu; phát huy thuận lợi và kết quả đạt được sau 12 chia tách và thành lập tỉnh, với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ tỉnh đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh những năm tới là: “Duy trì và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; khai thác hiệu quả, hợp lý tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm giữ gìn biên giới ổn định, hòa bình, hữu nghị, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Phát triển toàn diện,
nhanh và bền vững, đưa Lai Châu thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc”.
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của giáo dục trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; trên cơ sở Chiến lược quốc gia về phát triển giáo dục và điều kiện thực tế địa phương, tỉnh Lai Châu xác định mục tiêu phát triển giáo dục, mục tiêu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học những năm tới là:
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục. Nâng cao giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.
Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xoá mù chữ. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đi học đạt trên 95%; tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh THCS đạt trên 90%. Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học.
Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. Khắc phục tình trạng chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng, địa phương. Chăm lo hỗ trợ điều kiện học tập cho học sinh vùng cao, vùng gặp nhiều khó khăn, bảo đảm chất lượng giáo dục phổ thông cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục.
chất lượng dạy và học. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, các chương trình, dự án để phát triển giáo dục. Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông có học sinh bán trú.
Về đầu tư XDCB, từ năm 2016 thực hiện chuẩn hóa các hạng mục cơ sở vật chất kỹ thuật, phấn đấu đến năm 2020 tất cả các cơ sở giáo dục cơ bản có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đáp ứng yêu cầu dạy và học. Dành kinh phí từ nguồn vốn Chương trình MTQG để củng cố cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; tập trung cải tạo, xây dựng ký túc xá và các hạng mục phụ trợ phục vụ sinh hoạt, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ cho học sinh nội trú; dành quỹ đất để tăng gia sản xuất cho học sinh các trường này.
Phát huy hiệu quả của hệ thống trang thiết bị kỹ thuật (mạng internet, thiết bị dạy học…) hiện có. Mở rộng dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ cho các trường phổ thông trong toàn tỉnh. Thí điểm xây dựng mô hình trường học thông minh; xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý trực tuyến qua mạng. Tiếp tục trang cấp đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cho giáo dục mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, tạo tiền đề thực hiện phổ cập các độ tuổi mẫu giáo còn lại. Bảo đảm đủ kinh phí cho các cơ sở giáo dục theo tỷ lệ giữa chi lương và các khoản chi khác, từng bước đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục.
Mục tiêu cụ thể:
- Mầm non: Huy động trẻ dưới 3 tuổi ra nhà trẻ đạt trên 20%; trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt trên 98%; trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo trên 99%. Hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất tại các điểm trường chính cho các nhà trường mầm non trong tỉnh, phấn đấu có 61/139 trường đạt chuẩn quốc gia.
- Tiểu học: Huy động trên 99,5% trẻ trong độ tuổi ra lớp, cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường đáp ứng theo hướng trường
đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu có 67/144 trường đạt chuẩn quốc gia.
- THCS: Cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất ở các nhà trường đáp ứng theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu có 38/119 trường đạt chuẩn quốc gia.
- THPT: Cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất ở các nhà trường đáp ứng theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu có 10/26 trường chuẩn quốc gia. Hoàn thiện cơ sở vật chất Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn và phấn đấu đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020 theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa, đáp ứng việc tuyển sinh. Nâng cấp, hoàn thiện, tăng quy mô trường phổ thông dân tộc nội trú huyện thành trường dân tộc nội trú THPT. Xây dựng trường THPT dân tộc nội trú tỉnh có chất lượng cao.