Kinh nghiệm của một số địa phương về thanh tra đầu tư XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh lai châu (Trang 65 - 69)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về thanh tra đầu tư XDCB từ NSNN

giáo dục

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về thanh tra đầu tư XDCB từ NSNN trong lĩnh vực giáo dục NSNN trong lĩnh vực giáo dục

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Lào Cai là 1 trong những tỉnh có tốc độ phát triển khá nhanh và toàn diện, nhu cầu và quy mô đầu tư trong đó có đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tăng nhanh. Đây là thời cơ thuận lợi, song sẽ cũng là thách thức phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý nhà nước; nhận thức sâu sắc vấn đề này tỉnh Lào Cai đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, coi đây là 1 trong các giải pháp quan trọng để phát triển bền vững. Từ năm 2010 đến nay, ngành thanh tra tỉnh đã tiến hành hơn 500 cuộc trên nhiều lĩnh vực quan trọng và được dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm với tổng số tiền trên 75 tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu hồi nộp vào NSNN hơn 35 tỷ đồng, kiến nghị giảm trừ khối lượng khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản và kiến nghị khác trên 40 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra, xử lý hành chính nhiều tập thể và cá nhân sai phạm [2].

Từ thực tế kết quả hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Lào Cai những năm qua rút ra một số kinh nghiệm:

Thứ nhất,tăng cường tính định hướng trong xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm, định hướng xây dựng kế hoạch hằng năm của thanh tra cấp trên có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo kế hoạch thanh tra bao quát toàn diện nhiệm vụ, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời tránh được sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

người ra quyết định thanh tra thực hiện chỉ đạo và giám sát suốt quá trình diễn ra cuộc thanh tra; trên cơ sở báo cáo kết quả hoạt động thanh tra, người ra quyết định thanh tra ra văn bản kết luận thanh tra, bảo đảm chất lượng của kết luận thanh tra. Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên của việc thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Vì các kết luận, kiến nghị có đúng, phản ánh khách quan kết quả thanh tra mới làm cho đối tượng thanh tra “tâm phục khẩu phục” và dư luận đồng tình, như vậy mới tạo cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả các kết luận, kiến nghị sau thanh tra.

Thứ ba, tăng cường tập huấn, bối dưỡng nghiệp vụ thanh tra; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ giúp cán bộ thanh tra, thanh tra viên nắm chắc trình tự, thủ tục thực hiện tiến hành thanh tra. Ngoài ra đối với thanh tra chuyên đề diện rộng hoặc những cuộc thanh tra có nội dung phức tạp, quy mô lớn, người ra quyết định thanh tra cần tổ chức tập huấn để mọi thành viên tham gia đoàn thanh tra nắm chắc về kế hoạch và các nội dung cần tiến hành thanh tra.

Thứ tư, phát huy vai trò của thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong xử lý thực hiện kết luận thanh tra, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra sẽ khiến kết luận thanh tra được xử lý kịp thời, người có hành vi vi phạm bị xử lý nghiêm minh, những sơ hở, yếu kém được sửa chữa, khắc phục nhanh chóng, tạo ra tác động tích cực làm thay đổi nhận thức của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm. Ngược lại, ở đâu thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không quan tâm chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các kết luận của cơ quan thanh tra thì dường như những kết quả của hoạt động thanh tra không phát huy được hiệu quả trên thực tế, thậm chí vai trò của cơ quan thanh tra bị xem nhẹ, ảnh hưởng đến hình ảnh cơ quan thanh tra.

Thứ năm, chú trọng công tác tổng kết, báo cáo kết quả; tổng kết và báo cáo kết quả là cơ sở quan trọng đánh giá đúng kết quả đạt được, nhất là những kiến nghị về cơ chế, chính sách, kết quả phát hiện và xử lý sai phạm, đồng thời

phân tích, chỉ rõ hạn chế, yếu kém trong hoạt động thanh tra để kịp thời rút kinh nghiệm, không lặp lại khuyết điểm, hạn chế.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Điện Biên

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Điện Biên đạt khá, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng trong sản xuất nông nghiệp bước đầu có hiệu quả, xây dựng cánh đồng đạt giá trị cao được nhân ra diện rộng, tỉnh đã có nhiều bứt phá về phát triển du lịch, xây dựng hạ tầng như điện, đường, trường, trạm. Hoạt động văn hoá xã hội, nhất là giáo dục có bề dày truyền thống và đạt nhiều kết quả quan trọng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cũng đã bộc lộ những hạn chế trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng và tình hình an ninh trật tự của tỉnh. Giai đoạn trước 2010, tình hình sai phạm trong quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN có diễn biến phức tạp, thất thoát, lãng phí trong sử dụng NSNN, cá biệt có trường hợp cán bộ cấp tỉnh, giám đốc đơn vị thi công phải truy cứu trách nhiệm hình sự… Trước tình hình đó các cấp, các ngành đã tập trung cao độ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, coi đây là giải pháp quan trọng để phát triển bền vững, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền… Kết quả công tác thanh tra của tỉnh Điện Biên những năm qua đạt nhiều thành tích quan trọng: Từ 2004 đến 2015, ngành thanh tra tỉnh đã tiến hành thanh tra 3.029 cuộc thanh tra hành chính, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, 216 cuộc thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, 175 cuộc thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng… Qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo đã phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý, thu hồi nộp NSNN 77 tỷ đồng, khôi phục quyền lợi cho 158 công dân, minh oan cho 43 người, xử lý hành chính 346 người [1].

qua rút ra một số kinh nghiệm:

Thứ nhất, hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu trong xây dựng kế hoạch thanh tra; cơ sở dữ liệu có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong xây dựng kế hoạch mà còn trong tổ chức thanh tra, đối với hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra đầu ta XDCB nói riêng việc xây dựng cơ sở dữ liệu như số dự án được đầu tư, kế hoạch vốn, tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân, cơ chế thực hiện, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát... sẽ giúp cơ quan thanh tra lựa chọn, định hướng đúng lĩnh vực tiến hành thanh tra.

Thứ hai, chú trọng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, hoạt động thanh tra được thực hiện qua nhiều khâu, nhiều bước với yêu cầu độ chuẩn xác cao và tính logic chặt chẽ, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện sẽ giúp Đoàn thanh tra, thanh tra viên có sổ tay nghiệp vụ hữu hiệu nhất, tránh được những sai sót không đáng có, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng thanh tra.

Thứ ba, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra và các cơ quan có liên quan, trong triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra kinh tế xã hội rất cần tranh thủ sự đồng tình của các ngành trong khối nội chính, kiểm tra Đảng. Sự hợp tác trong quá trình xác minh, kết luận, xử lý những vụ việc phức tạp, quan trọng để có tiếng nói chung giữa thanh tra với kiểm tra đảng, các cơ quan trong khối nội chính là rất quan trọng, rất cần thiết. Thực tế cho thấy, sở dĩ còn nhiều cuộc thanh tra kinh tế xã hội, giải quyết các vụ việc khiếu tố kéo dài, kết thúc khó khăn, một trong những nguyên nhân là do trong quá trình thanh tra, xác minh, kết luận không phối hợp tốt, không tham khảo và tranh thủ sự đồng tình của các ngành hữu quan, vì thế khó khăn cho người có thẩm quyền quyết đáp cuối cùng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn thanh tra, kết quả thanh tra phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của đoàn thanh tra, nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn thanh tra phải được thực hiện ở tất cả các khâu chuẩn

bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra, báo cáo kết quả và dự thảo kết luận, có như vậy mới nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục tại tỉnh lai châu (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)