Thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay

Một phần của tài liệu 273 hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội chi nhánh hưng yên thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)

Nhìn chung, ở các quốc gia trên thế giới, phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được đánh giá cao. Số lượng DNNVV tăng mạnh, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các doanh nghiệp, lên đến 90% - 98%. Theo thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước khối EU chiếm khoảng 90%, tại Mỹ chiếm 98%, tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chiếm 96%, tại Nhật Bản và Việt Nam là khoảng 98%. Số lượng công ăn việc làm mà nhóm doanh nghiệp này tạo ra tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu lao động dồi dào, đặc biệt là ở nông thôn, là một trụ cột kinh tế quan trọng. Nếu như các doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các vùng miền, có đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, DNNVV sử dụng trên 60% lao động, tại Nhật Bản khoảng 75%. Mức đóng góp của các DNNVV vào tổng thu nhập quốc dân ngày càng tăng trưởng.

Ở Việt Nam, đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI đã đưa ra chủ trương đổi mới toàn bộ nền kinh tế nước ta từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính bước đi đúng đắn này đã mở ra con đường mới cho sự phát triển của đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển rất mạnh. Tính đến năm 2017, cả nước có gần 517.900 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 51,6% so với năm 2012, trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 98,1%. Cụ thể, số DNNVV là 507.860 doanh nghiệp, tăng 52,1% (tương đương 174.000 doanh nghiệp) so với thời điểm 01/01/2012. Có gần 8.500 doanh nghiệp vừa, chiếm 1,6%; doanh nghiệp nhỏ là 114.100 doanh nghiệp, chiếm 22%, và doanh nghiệp siêu nhỏ là 385.300, chiếm cao nhất với 74,4% (Tổng cục Thống kê, 2017). DNVVN ở nước ta trải dài từ Bắc đến Nam, có mặt ở tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực. Chính sự phong phú này là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, khẳng định vị trí của mình. Hơn nữa, việc phát triển phân khúc SME tại Việt Nam là hoàn toàn phù hợp khi hình thức này không đòi hỏi nhiều về vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm, dễ thay đổi thích ứng với thị trường, hiệu quả cao.

Đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có trình độ không cao, thiếu kiến thức, kinh nghiệm, ít được đào tạo bài bản. Thiếu vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thống gặp nhiều khó khăn. Điều này, do nhiều nguyên nhân, một mặt do các DNVVN không đáp ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Mặt khác, nguồn vốn tín dụng chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp lớn. Hiểu rõ được những vấn đề này, NHTM CP Quân đội đã đưa ra những giải pháp, sản phẩm mới, đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục những khó khăn này.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Hiệp định Thương mại Tự do FTA giữa Việt Nam và Hồng Kông chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 là một bước tiến quan trọng để nước ta đẩy mạnh tiến độ hội nhập thị trường. Đây chính là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước bạn. Yêu cầu đặt ra đối với DNVVN nước nhà là phải phát triển thật nhanh, thật chắc, xây dựng một nền tảng vững vàng. Và trong tương lai, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển mạnh mẽ như một điều tất yếu, là cầu nối giữa các lực lượng và thành phần trong nền kinh tế.

1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay CIta ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày một tăng lên. Tuy nhiên, một thực tế là DNVVN lại gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn. Không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đủ các điều kiện để vay vốn, cũng tìm đến được những nguồn vốn chính thống chứ không phải tín dụng đen, lãi suất cao. Chính vì vậy, ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Hoạt động cho vay của NHTM chính là hoạt động cấp vốn của ngân hàng cho các chủ thể trong nền kinh tế. NHTM cho vay một số tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện bên đi vay phải hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi. Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng với

khách hàng, ta có định nghĩa: iiCho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”. Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 cũng có bổ sung thêm về khái niệm cho vay, trong đó, bên cho vay chỉ cần giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền là đã thiết lập nên quan hệ tín dụng. Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về hoạt động cho vay, nhìn chung đều có sự giống nhau. Ngân hàng chính là chủ sở hữu, giao cho bên đi vay quyền sử dụng vốn. Thu nhập đến từ hoạt động cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của NHTM, đồng thời là hoạt động đem lại nhiều rủi ro nhất.

Nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động cho vay là sử dụng vốn đúng mục đích. Việc sử dụng vốn đúng mục đích không chỉ góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng mà còn giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, rất dễ gây nên rủi ro, và việc hoàn trả gốc lãi đúng hạn chắc chắn sẽ gặp khó khăn.

1.2.2. Vai trò hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ nhất, giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là đòn bẩy tài chính, hỗ trợ các DNVVN phát triển, mở rộng quy mô. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay được thành lập với số vốn tự có khá hạn chế, không phải doanh nghiệp nào cũng có tiềm lực tài chính vững chắc, đủ trang trải cho các nhu cầu phát sinh. Hoạt động cho vay phát triển là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn dễ dàng với chi phí thấp, thời gian nhanh chóng.

Thứ hai, thúc đẩy các DNVVN phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, điều tiết nền kinh tế. Khi mà các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển thì nền kinh tế cũng phát triển theo. DNVVN đóng góp một phần không nhỏ vào GDP, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nền kinh tế ổn định hơn, đời sống người dân được nâng cao.

Thứ ba, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lí, hoàn thiện quy trình kế toán. Để có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng, các DNVVN đã phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe từ phía ngân hàng, do đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được những yếu kém, bất cập trong nội tại doanh nghiệp mình.

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận trong hoạt động cho vay. Ở đây, đối tượng mà ngân hàng tập trung vào là phân khúc khách hàng SME. Đây là đối tượng gặp khá nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn chính thức của các NHTM. Bởi vậy, các doanh nghiệp SME rất cần có sự chung tay giúp sức, đồng hành của các ngân hàng. Sự kết hợp giữa các nguồn tài trợ sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả, tăng thu nhập với mức giá vốn rẻ nhất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, việc mở rộng hoạt động cho vay đối doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần thiết, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong thời kì hội nhập.

1.2.3. Đặc điểm của hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc khách hàng có quy mô nhỏ với những hạn chế về trình độ quản lí, năng lực ban lãnh đạo, kinh nghiệm nhân viên, công nghệ lạc hậu,... Chính vì vậy, hoạt động cho vay các DNVVN mang một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, về quy mô. Quy mô các khoản tín dụng mà DNVVN vay tương đối nhỏ, phụ thuộc vào chu kì sản xuất kinh doanh cũng như các dự án đầu tư, giá trị hợp đồng đã kí kết. Mặc dù có giá trị nhỏ, nhưng các khoản vay vẫn phải tuân thủ đầy đủ theo quy trình tín dụng, vẫn phải cung cấp đầy đủ hồ sơ giấy tờ, do đó, có thể làm tăng chi phí lãi vay.

Thứ hai, về TSBĐ. TSBĐ là điều kiện quan trọng để Ngân hàng ra quyết định cho vay. Giá trị TSBĐ là bao nhiêu còn phụ thuộc vào uy tín, năng lực tài chính, mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Hiện nay, đa số các DNVVN thường không có hoặc không đủ TSBĐ để bảo đảm cho giá trị khoản vay, ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Thứ ba, về kiểm tra, giám sát. Các DNVVN thường có trình độ không cao, hạn chế về năng lực quản lí, điều hành. Do đó, các khoản cho vay DNVVN thường phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía ngân hàng để giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

1.2.4. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay, các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vô cùng phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

a. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn ngắn, từ 1 năm trở xuống, thường là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt trong kì sản xuất kinh doanh. Cho vay ngắn hạn lại bao gồm các sản phẩm riêng biệt như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, chiết khấu GTCG, cho vay thấu chi, cho vay dựa trên TSBĐ, hàng tồn kho, khoản phải thu...

- Cho vay từng lần là hình thức vay phổ biến của ngân hàng thương mại. Cho vay từng lần áp dụng với những khách hàng không có nhu cầu vốn thường xuyên. Mỗi lần vay vốn, khách hàng sẽ lập hồ sơ theo quy định và kí vào hợp đồng tín dụng. Mức cho vay sẽ căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, hình thức này cũng được ngân hàng áp dụng cho các khách hàng mới, chưa có uy tín và mối quan hệ lâu năm với ngân hàng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng xuất phát từ chi phí, nhu cầu vốn lưu động bình quân. Khách hàng chỉ cần lập một bộ hồ sơ duy nhất trong suốt thời gian duy trì hạn mức. Cơ sở giải ngân là hợp đồng tín dụng, giải ngân theo tiến độ bổ sung TSBĐ. Hình thức này được áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, có uy tín, quan hệ với ngân hàng, vòng quay vốn nhanh, vay trả thường xuyên. Cho vay theo hạn mức tín dụng quản lí theo dư nợ, không phụ thuộc vào doanh số cho vay. Nhu cầu vay VLĐ được xác định bằng công thức:

T ng chi phí SXKD b ng ti n kì k ho chổ ằ ề ế ạ , ,τΛ ,, , ..

= ɪ ɪ i ɪɪ ɪ JL * - Vốn tự có - Vốn khác (1.1)

Vòng quay v n l u đ ng kì k ho chố ư ộ ế ạ

- Cho vay thấu chi là phương thức tài trợ ngắn hạn, trong đó ngân hàng cho vay bằng cách cho phép khách hàng được rút tiền mặt vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai trong phạm vi số tiền và thời hạn nhất định. Hình thức này được áp dụng nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết. Cơ sở để xác định hạn mức thấu chi dựa trên bảng cân đối kế toán dự tính được lập tại thời điểm doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động cao nhất trong kì.

b. Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến dưới 5 năm, đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ, đầu tư dự án trung hạn của doanh nghiệp. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ 5 năm trở lên, đáp ứng các nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng và mở rộng sản xuất quy mô lớn,.. .Cho vay trung và dài hạn bao gồm các sản phẩm tài trợ như: cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo kế hoạch tài chính, cho vay theo kì hạn.

- Cho vay theo dự án đầu tư nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm TSCĐ. Đây là hình thức cho vay có thời hạn dài, độ rủi ro cao, do đó, công tác thẩm định phải đặc biệt được chú trọng. Thời hạn cho vay phụ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng, từ nguồn khấu hao, lợi nhuận và nguồn khác. Ngân hàng sẽ giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án, mỗi lần rút vốn, khách hàng sẽ lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp.

- Cho vay hợp vốn là hình thức cho vay có sự kết hợp giữa ngân hàng đầu mối và các ngân hàng thành viên. Đối với doanh nghiệp, cho vay hợp vốn giúp đáp ứng đủ nhu cầu vốn của doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, chi phí. Đối với ngân hàng, không chỉ thỏa mãn nhu cầu phân tán rủi ro mà còn góp phần duy trì mối quan hệ với khách hàng khi ngân hàng không có đủ nguồn vốn đáp ứng. Cho vay hợp vốn có lợi rất lớn cho cả phía doanh nghiệp và ngân hàng.

- Cho vay theo kế hoạch tài chính nhằm tài trợ một dài sản dài hạn hay một nhu cầu dài hạn cho doanh nghiệp. Nguồn trả nợ ở đây được lấy từ dòng tiền tăng thêm qua các chu kì chuyển hóa tài sản liên tiếp trong suốt thời hạn vay. Với hình thức này, doanh nghiệp lựa chọn cho vay những khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, có nguồn vốn chủ sở hữu thích hợp, sử dụng các cam kết vay nợ để giám sát tín dụng.

- Cho vay theo kì hạn là khoản vay mà ngân hàng tài trợ cho khách hàng với một số tiền nhất định trong trung - dài hạn, với một lịch trình trả nợ được ấn định, lãi suất cố định hoặc thả nổi. Ngân hàng cho phép khách hàng vay với một hạn mức định trước, người vay rút tiền ra khi cần và trả nợ ngay khi có nguồn thu bất kì. Thông thường, các khoản thanh toán bao gồm cả gốc và lãi, lịch trả nợ căn cứ vào dòng tiền trong dài hạn của doanh nghiệp và có thể phân bổ để thanh toán dần.

Như vậy, các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp SME rất đa dạng, tuy có thể khác nhau về đặc điểm tính chất, nhưng khách hàng đều phải đáp ứng những điều kiện nhất định trong từng thời kì, phải tuân theo một quy trình cho vay thống nhất để đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động của NHTM.

1.3. Hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Theo P.Samuelson và W.Nordhaus, hiệu quả được định nghĩa là “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không

Một phần của tài liệu 273 hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội chi nhánh hưng yên thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)