Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động chovay doanh nghiệp vừa và

Một phần của tài liệu 273 hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội chi nhánh hưng yên thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 95 - 99)

a. Những hạn chế

Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp SME tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng còn

hạn chế. Số lượng khách hàng doanh nghiệp phát sinh quan hệ tín dụng với chi nhánh tăng lên hàng năm, tuy nhiên, so với tổng doanh nghiệp hiện nay thì con số ấy vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 5%. Nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán tại MB, rồi một thời gian sau không phát sinh giao dịch, dẫn đến tài khoản rơi vào trạng thái

Inactive khá nhiều, không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Số doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của MB còn ít, phải phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe từ phía ngân hàng. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay của chi nhánh.

Thứ hai, tỷ trọng dư nợ trên tổng nguồn vốn chưa hợp lí. Tỷ lệ này năm 2018 rơi vào khoảng 90%. Nếu trong thời gian tới, chi nhánh tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng, mà không kiểm soát chặt chẽ công tác thu hồi nợ thì rất dễ xảy ra rủi ro. Cơ cấu dư nợ theo kì hạn không đồng đều, ở chi nhánh chủ yếu là các khoản vay có kì hạn ngắn, dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng 20% so với tổng dư nợ.

Thứ ba, về tỷ lệ an toàn vốn. Chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của ngân hàng nhà nước, tuy nhiên, cao hơn rất nhiều so với các đơn vị khác trên địa bàn. Tỷ lệ nợ xấu có phần giảm đi nhưng là do tổng dư nợ tăng lên chứ không phải quy mô nợ xấu giảm. Đặc biệt, nợ xấu năm 2018 tăng mạnh, tăng hơn 32 tỷ đồng. Công tác quản lí nợ xấu chưa thật sự sâu sát, nợ xấu cũ chưa xử lí triệt để lại thêm nợ xấu mới, làm giảm hiệu quả cho vay của chi nhánh.

Thứ tư là những hạn chế còn tồn tại trong chính sách tín dụng. Có thể nói, quy chế cho vay của MB khá chặt chẽ, khắt khe về điều kiện cũng như TSBĐ. So với các đối

thủ cạnh tranh thì tỷ lệ cấp tín dụng thường thấp hơn một mức nhất định. Ví dụ, đối với sản phẩm cho vay mua ô tô phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện nay, tỷ lệ tài trợ dựa trên TSBĐ hình thành từ phương án rơi vào khoảng 75-80%, nếu ô tô có giá trị trên 3 tỷ, tỉ lệ này chỉ đạt mức 50%, trong khi một số ngân hàng khác, tỷ lệ này có thể lên đến 85-90%. Tài sản đảm bảo là điều kiện rất cần thiết trong hoạt động cho vay, tuy nhiên, nếu quá cứng nhắc sẽ làm mất đi cơ hội hợp tác giữa khách hàng và ngân hàng. Ngoài ra, hồ sơ vay vốn được đề xuất dựa trên BCTC, mà BCTC nhiều khi chưa thực sự

chính xác, ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

Thứ năm là tình trạng thiếu thông tin. Giữa ngân hàng và khách hàng có sự bất cân xứng về thông tin. Nguồn thông tin khách hàng cung cấp thường không đầy đủ, thiếu

tính chính xác, ảnh hưởng đến việc ra quyết định tín dụng cũng như chất lượng khoản vay. Khi muốn tìm hiểu, cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian, công sức để thu thập, kiểm tra thông tin và đánh giá khách hàng. Trung tâm thông tin tín dụng CIC là một trong những kênh tham khảo thường xuyên của ngân hàng, tuy nhiên, thông tin trên đây chưa đầy đủ, chưa có thông tin về những khách hàng mới, cũng là một hạn chế ảnh hưởng

đến hiệu quả cho vay DNVVN.

Thứ sáu là những hạn chế về đội ngũ nhân viên. Độ tuổi trung bình của CBNV chi nhánh còn khá trẻ, có sự năng nổ, nhiệt huyết, tuy nhiên lại thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm việc thực tế, dẫn đến có thể xảy ra một số rủi ro, sơ xuất trong quá trình tác nghiệp. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt, môi trường kinh doanh có nhiều biến động,

đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải thực sự nhạy bén, nắm bắt thời cơ, biết phối hợp với các

bộ phận khác trong quá trình tác nghiệp. Ngoài ra, sự thiếu kinh nghiệm, kiến thức ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phê duyệt hồ sơ bởi các báo cáo đề xuất phụ thuộc khá nhiều vào quan điểm chủ quan của chuyên viên quan hệ khách hàng.

Trên đây là một số những vướng mắc trong hoạt động cho vay doanh nghiệp SME,

có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Trong thời gian tới, chi nhánh cần phải nghiêm túc xem xét vấn đề này, tìm ra phương hướng khắc phục, tháo gỡ những

khó khăn, vướng mắc để góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. b. Nguyên nhân

về phía ngân hàng, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là chính sách chặt chẽ, quy trình tín phức tạp. Chính sách về TSBĐ của chi nhánh thiếu linh hoạt với tỷ lệ cho vay còn thấp. Điều này, có thể sẽ giúp ngân hàng giảm thiếu được rủi ro tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, tuy nhiên, đây cũng chính là rào cản cho doanh nghiệp khi muốn vay vốn tại MB. Nếu một ngân hàng cơ chế không tốt, thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp, không có sản phẩm riêng biệt, thủ tục rườm rà, thì sẽ không thể cạnh tranh được.

Một nguyên nhân nữa đến từ phía đội ngũ cán bộ nhân viên, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng thiếu kiến thức về ngành nghề, chưa có sự phối hợp giữa các bộ phận. Một số nhân viên chưa tự giác, làm việc còn mang tính hình thức, không chủ động trong

việc tìm tòi, cập nhật tài liệu mới. Công tác kiểm tra, giám sát trước và sau giải ngân vẫn

chưa được thực hiện sát sao. Các cảnh báo rủi ro còn ít, khi ngân hàng phát hiện ra sai phạm thì số tổn thất đã rất lớn, đối tượng vi phạm thường không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng.

về phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc doanh nghiệp vừa và nhỏ không vay được vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Doanh nghiệp có nhu cầu nhưng không vay được vốn thì cũng không thể làm tăng doanh số cho vay và dư nợ cho vay của ngân hàng. Phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô nhỏ, thiếu TSBĐ,

tiềm lực tài chính còn hạn chế, trình độ quản lí thấp, khó đáp ứng các điều kiện vay vốn

của ngân hàng. Hơn nữa, thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp thường thiếu chính xác, chưa cụ thể, ảnh hưởng đến việc thẩm định khách hàng. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng làm giả hóa đơn, giấy tờ khống, số liệu BCTC thay đổi để có những con số đẹp nhất, đáp ứng yêu cầu của ngân hàng. Chính vì vậy, với khẩu vị rủi ro khá chặt chẽ như ở chi nhánh hiện nay thì việc vay vốn ngân hàng của các DNVVN là rất khó. Các doanh nghiệp lại hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung khiến cho công tác quản lí, giám sát của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

về môi trường kinh doanh, hiện nay, hoạt động tài chính ngân hàng diễn ra rất sôi động, cạnh tranh gay gắt. Chỉ riêng địa bàn Hưng Yên cũng đã có đến gần 30 ngân hàng khác nhau, trải dài khắp khu vực. Các ngân hàng đều nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng nên luôn chú trọng đầu tư, phát triển, tích cực mở rộng khách hàng. Tuy nhiên, môi trường pháp lí vẫn chưa có sự đồng bộ, thống nhất, còn nhiều lỏng lẻo, thủ tục phức tạp, gây nhiều bất cập. Điều này, không chỉ làm cho doanh nghiệp SME khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà còn làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng, kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước.

Tóm lại: Chương 2 đã trình bày cụ thể về thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN tại MB chi nhánh Hưng Yên, giai đoạn 2016 - 2019. Nội dung chương cũng đã khái quát được lịch sử hình thành cũng như cơ cấu tổ chức của chi nhánh, tình hình hoạt động kinh doanh. Mặc dù chất lượng tín dụng của chi nhánh được đánh giá khá cao,

kết quả hoạt động có nhiều điểm sáng tích cực nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Những phân tích, đánh giá này sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị ở chương tiếp theo, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại chi nhánh.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTM CP QUÂN ĐỘI

- CHI NHÁNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu 273 hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP quân đội chi nhánh hưng yên thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w