Hưng Yên là một tỉnh ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm giữa tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, được coi là cửa ngõ Thủ đô. Vị trí địa lí có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, đi lại, dân cư đông đúc để phát triển doanh nghiệp. Toàn tỉnh hiện có hơn 10.000 doanh nghiệp, chủ yếu là các DNVVN, chiếm hơn
95% tổng số doanh nghiệp. Hưng Yên là một trong các tỉnh có tốc độ tăng số doanh nghiệp hoạt động cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tăng khoảng 28,2% so với 2016, kì vọng đến năm 2020 sẽ đạt mức 16.000 doanh nghiệp, gấp 1,6 lần so với hiện nay. Theo đặc thù kinh tế địa bàn, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như nhựa, cơ khí, chế tạo máy, may mặc, xây dựng, ô tô, thực phẩm,... Hưng Yên là một trong số các tỉnh có ngành công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc. Hiện tại, số khu công nghiệp có quy mô ngày một tăng, diện tích hơn 2.481 ha, bao
gồm: KCN Phố Nối, KCN Thăng Long II, KCN Như Quỳnh, KCN Kim Động, KCN Quán Đỏ,... Cơ cấu các ngành công nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển của Đảng, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, Hưng
Yên ngày càng được các đối tác nước ngoài chú ý và đầu tư. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến hết ngày 31/12/2018, toàn tỉnh có đến 169 doanh nghiệp FDI, đăng kí
thực hiện 215 dự án, tổng mức vốn đầu tư gần 4.000 USD. Nhật Bản, Hàn Quốc hiện là
những nhà đầu tư lớn nhất tại Hưng Yên, số vốn đầu tư chiếm đến 77% tổng vốn đầu tư của các nhà FDI.
Ông Đặng Đình Quân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hưng Yên cho biết: “Số lượng thì lớn song quy mô thì rất nhỏ, lao động chủ yếu là phổ thông, công nghệ lạc hậu, vốn mỏng, thị trường manh mún; năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, tính liên kết, liên doanh hợp tác, hỗ trợ bảo vệ nhau của các doanh nghiệp cũng
rất yếu.” (Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Tăng sức mạnh bó đũa, 2014). Đây không chỉ là đặc điểm chung của SME Hưng Yên nói riêng mà là của toàn hệ thống DNVVN trên cả nước. Để có thể giải quyết những khó khăn ấy, nhất quyết phải có sự đồng lòng, hợp sức
của tất cả các doanh nghiệp, nhằm nâng cao sức mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa, các ngân hàng thương mại cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp với các giải pháp tài chính hiệu quả. Bộ phận doanh nghiệp SME có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của một tỉnh từng được coi là “đất chật, người đông với xuất phát điểm thấp”. Năm 2018 vừa qua, các chỉ số đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra:
Thứ nhất: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 9,64%.
Thứ hai: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,58%, Công nghiệp và xây dựng 51,56%, Thương mại, dịch vụ là 37,86%.
Thứ ba: Tổng sản phẩm bình quân đầu người 55,3 triệu đồng.
Thứ tư: Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 31.548 tỷ đồng, tăng 11,08%.
Thứ năm: Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.572 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 9.400 tỷ đồng, thu Hải quan 3.172 tỷ đồng.
Thứ sáu: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10,93%.
Thứ bảy: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 31.039 tỷ đồng, tăng 11,73%.
Thứ tám: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,42%.
Thứ chín: Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,55%. (Tổng cục thống kê, 2019)
STT Nội dung Giới hạn
“ĩ Ngành/ Lĩnh vực ưu tiên ≤ 14.5%
Để đạt được những thành tựu đó là một phần sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả các cấp cũng như đóng góp của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là các công ty thuộc Tập đoàn Hòa Phát, các công ty trong Khu công nghiệp Thăng Long 2, Công ty Kinh Đô miền Bắc, Công ty May Hưng Long, Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Việt Hưng,... Theo Cục Thuế Hưng Yên, các doanh nghiệp SME đang dẫn đầu các phân khúc khác về số thuế nộp vào ngân sách. Hưng Yên tự hào phát huy truyền thống "thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến" và là cái nôi quê hương văn hóa của cả nước, đang có những bước đi đột phá trong giai đoạn mới.
Hiện nay, các doanh nghiệp SME trên địa bàn đã được hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp tham gia vào một cộng đồng chung
với tên gọi “Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên”, cùng nhau hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau phát triển. Hiệp hội đã đẩy mạnh truyền thông, hỗ trợ khởi nghiệp,
là cầu nối phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của hội viên tới các cấp có thẩm quyền. Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn do hiệp hội tổ chức hằng năm mang một ý nghĩa to lớn, không chỉ kết nối doanh nghiệp với ngân hàng mà còn tạo điều
kiện cho cả doanh nghiệp và ngân hàng phát triển, đóng góp chung cho sự phát triển của
toàn nền kinh tế.