5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới
Biển đổi khí hậu vẫn là mối quan tâm chung của nhiều nhà khoa học và tổ chức quốc tế. Hiện thực thế giới nóng lên đang dần nghiêm trọng. Mưa lớn ở Pakistan, lũ lớn ở Mỹ, Úc và một số nước khác là những điển hình. Độ tập trung khí nhà kính trên trái đất tăng kỷ lục, sẽ tăng độ giữ nhiệt trong không khí và lẫn trong đại dương. Năm 2010 cũng so sánh tương đương với năm nóng kỷ lục 2005, với nhiệt độ đất liền và bề mặt biển toàn cầu cao hơn 0,62oC so với nhiệt độ trung bình 13,9oC của thế kỷ 20. Bờ Đông Mỹ tuyết lạnh hơn, Amazon ở Brazil hạn hán tồi tệ. Nhiệt độ hiện nay chỉ tăng 0,7oC nếu tăng hơn sẽ thế nào, chiến tranh hạt nhân sẽ có thể giảm 3-4oC (NASA) sẽ tác động trái đất ra sao? La Nina, El Nino ảnh hưởng có liên quan gì trái đất ấm lên? Trung Quốc hạn hán gây bất ổn giá thực phẩm đẩy lạm phát tăng 5,4% (thông tấn Bloomberg) ngân hàng Trung Quốc đã bình ổn tăng lãi suất 6,06%. Bất ổn và diễn biến cực đoan cần phải có sự dự phòng.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vấn đề biến đổi khí hậu đang làm nhiều người trên thế giới lâm vào cảnh đói ăn hơn.
Kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sản xuất lúa gạo tại châu Á có thể sẽ giảm 4% trong thế kỷ này. Ở Ấn Độ, nếu nhiệt độ không khí gia tăng 2oC, năng suất lúa sẽ giảm 0,75 tấn/ha và tại Trung Quốc năng suất lúa
nước trời sẽ giảm từ 5 đến 12%. 40 quốc gia vùng cận Sahara ở châu Phi sẽ giảm sản lượng cây lương thực lấy hạt từ 10 đến 20% do BĐKH.
Thế giới đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH, Đông Nam Á cũng là một trong khu vực phải hứng chịu tác động khắc nhiệt do BĐKN. Năm nước ở Đông Nam Á gồm Indonesia, Myanmar, Việt Nam, Philippines và Campuchia nằm trong danh sách 30 nước chịu tác động khắc nghiệt của thay đổi khí hậu. Đông Nam Á có thể sẽ là một trong những khu vực dễ bị tác động nhất trước tình trạng biến đổi khí hậu trái đất, do phần lớn trong số 500 triệu dân của khu vực sống trong các khu vực đồng bằng châu thổ hoặc các quần đảo có độ cao tương đối thấp so với mực nước biển. Những khu vực này rất dễ bị ngập nếu mực nước biển dâng lên do hiện tượng Trái đất nóng lên. Tuy nhiên, vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của dư luận và chính quyền các nước.
Theo dự báo của Trung tâm nghiên cứu năng lượng châu Á-Thái Bình Dương (APERC), cơ quan do Diễn đàn APEC bảo trợ, từ năm 2002 tới 2030, lượng khí thải nhà kính tại Đông Nam Á có khả năng sẽ tăng gấp 4 lần - gấp đôi Nhật Bản và bằng khoảng 1/3 của Mỹ, 1/4 của Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn, mức độ hấp thụ tự nhiên các loại khí thải nhà kính tại Đông Nam Á đang có chiều hướng giảm do nạn phá rừng, đặc biệt tại các khu vực vốn có thảm thực vật bao phủ như đảo Kalimantan (Indonesia), bang Sarawak và Sabah trên đảo Borneo (Malaysia) và khu vực miền núi dọc theo sông Mekong tại Việt Nam, Lào, Campuchia, một số khu vực của Myanmar, Thái Lan.
Một số nước trong khu vực đang đẩy mạnh chiến lược sử dụng nhiên liệu sinh học, chủ yếu từ dầu cọ, do lo ngại biến động của giá dầu trên thị trường thế giới và sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu, nhưng chiến lược này kéo theo nguy cơ gia tăng phá rừng để mở rộng diện tích canh tác.
Trong khi đó, chiến lược chuyển đổi sang các loại nhiên liệu khác như khí hóa lỏng, thủy điện…của nhiều nước trên thực tế cũng không khắc phục
được tình trạng phá hoại môi trường. Quá trình sản xuất khí gas bản thân nó đã gây ô nhiễm nặng, trong khi phát triển thủy điện sẽ kéo theo những tác động tiêu cực tới điều kiện tự nhiên. Thực tế các đập nước thủy điện ở thượng nguồn song Mekong đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống của các cộng đồng dân cư ở hạ lưu, đặc biệt là tại Việt Nam. Ba mùa khô vừa qua, mực nước sông Mekong đã hạ xuống mức rất thấp do ảnh hưởng của các đập thủy điện ở phía Bắc.
Năng lượng hạt nhân cũng là một trong những chủ đề được nhiều nước chú ý. Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanmar đang có ý định xây dựng các nhà máy điện nguyên tử quy mô lớn, có thể hoàn thành vào cuối thập kỷ tới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa lường hết đối với loại hình năng lượng này.
Hầu hết các nước Đông Nam Á đều sử dụng phổ biến các phương tiện giao thông thế hệ cũ. Đây là nguồn khí thải rất độc hại, đặc biệt là từ hàng chục triệu xe máy đang lưu hành ở các nước. Do bình quân thu nhập đầu người trong khu vực còn thấp, tỷ lệ hộ gia đình có ô tô không cao, nhưng trong vài năm tới, số lượng ô tô sẽ tăng lên, trong khi các dự án giao thông công cộng mặc dù đang có kế hoạch triển khai, nhưng cũng phải mất nhiều năm nữa mới bắt đầu triển khai.
Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ "nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên. Nhiều hậu quả không diễn biến theo một con đường thẳng. Thí dụ về mặt sinh thái, khí CO2 tăng sẽ ảnh hưởng có lợi cho sự phát triển rừng, nhưng khi khí hậu biến đổi thì rừng sẽ bị phá hủy - đây là tác động có hai hậu quả đối nghịch với điều chúng ta dự kiến trong tương lai.
- Núi băng biến mất
Nhiệt độ trái đất tăng cũng khiến chúng ta dễ dàng nhận thấy, diện tích của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần bị thu hẹp lại. Vùng lãnh
nguyên (vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ, hay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất hiện. Nước biển dâng cao do nhiệt độ trái đất ngày càng tăng. Nó khiến cho các tảng băng tăng nhanh hơn, làm mực nước biển và đại dương trên toàn thế giới tăng theo.
Phản ứng nhạy cảm của nhiều núi băng về việc tăng nhiệt độ tương đối thấp của khí hậu là điềm báo trước cho chúng ta thấy, nếu sức nóng toàn cầu gia tăng lên nhiều độ C thì phần lớn các núi băng trên thế giới sẽ không còn. Núi băng còn là nơi dự trữ nước, ngay cả khi mưa nhiều vẫn cho nước quanh năm. Ngành nông nghiệp và nước sinh hoạt trong các thành phố lớn vùng núi lệ thuộc vào nguồn nước này. Nếu các núi băng biến mất thì điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề lớn và đe dọa cuộc sống của hàng triệu người vì thiếu nước.
Sự tan hủy của vùng băng phủ có thể chỉ xảy ra trong khoảng thời gian vài trăm năm, chứ không phải vài ngàn năm.
- Mực nước biển đang dâng lên
Một trong những hậu quả có tính vật lý do khí hậu toàn cầu nóng gây ra là mực nước biển tăng lên. Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Người ta đã từng quan sát hiện tượng này trong lịch sử phát triển của khí hậu. Vào cao điểm của thời băng giá (cách đây khoảng 20 000 năm), lúc khí hậu toàn cầu lạnh hơn khoảng 4 đến 70C thì mực nước biển thấp hơn hiện nay khoảng 120m và người ta có thể đi bộ mà không bị ướt chân từ châu Âu lục địa sang Anh quốc. Vào cuối thời băng giá, mực nước biển tăng nhanh, đến khoảng 5m cho mỗi thế kỷ.
Theo hãng tin AFP, WMO cho biết mực nước biển tăng cao kỷ lục vào tháng 3/2013. Tốc độ mực nước biển dâng hiện tại là 3,2mm/năm, cao gấp đôi con số 1,6mm/năm của thế kỷ 20. “Mực nước biển dâng cao khiến các khu vực ven biển dễ bị tổn thương hơn trước sóng lớn do bão gây ra. Chúng ta đã được thấy tận mắt điều này từ thảm họa bão tố ở Philippines”.
- Dòng hải lưu biến đổi
Khí hậu nóng lên có thể làm các chuyển động hải lưu yếu đi bằng hai cách: sức nóng làm giảm độ đậm đặc của nước biển do nước giãn nở ra và gia tăng tăng lượng nước mưa cũng như nước ngọt từ các núi băng tuyết tan; nhất là ở Greenland đổ vào. Hai yếu tố này làm cản trở sự hình thành dòng hải lưu dưới sâu và trong trường hợp xấu nhất có thể làm chúng biến mất hoàn toàn.
Trực tiếp nhất là hậu quả của việc bảo quản chất dinh dưỡng ở vùng bắc Đại Tây Dương, nơi mà hiện nay nhờ vào sự hình thành các dòng hải lưu dưới biển sâu đã tạo thành một vùng biển với nhiều chất dinh dưỡng và nhiều cá nhất trên trái đất (S. Rahmstorf, 2008). Việc hấp thụ CO2 của đại dương cũng nhờ các dòng hải lưu sâu, vì vậy người ta tìm thấy ở Đại Tây Dương phần lớn khí CO2 do con người thải ra (S. Rahmstorf, 2008).. Sự biến mất các dòng hải lưu sâu có nghĩa là biển sẽ giảm hấp thụ lượng CO2. Sự hủy diệt của các dòng hải lưu được xem như một biến cố trong hệ thống khí quyển - nó là một hiện tượng khó tiên đoán với một hậu quả khủng khiếp.
- Thời tiết cực đoan
Những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt lội hay khô hạn là hậu quả của sự biến đổi khí hậu mà nhiều người phải trực tiếp chịu đựng. Những đợt nắng nóng gay gắt: Hàng loạt những kỷ lục về nhiệt độ bị xô đổ, hạn hán, cháy rừng cùng những hệ lụy xấu chưa bao giờ xuất hiện nhiều và liên tục đến như thế. Chính con người chứ không phải ai khác phải hứng chịu tất cả những hậu quả này.
Bắt đầu với những năm đầu thế kỷ 20: Lần đầu tiên trên thế giới ghi nhận những trận hạn hán, nắng nóng ghê gớm xảy ra tại các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi. Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.
Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, trong 50 năm trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng từ 2-4 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm tới, số lượng các đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần. Theo đó, nắng nóng sẽ làm tăng số vụ cháy rừng, các loại bệnh dịch, và mức nhiệt độ trung bình trên hành tinh trong tương lai cũng sẽ tăng the.
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất (S. Rahmstorf, 2008)..
- Bão lụt
Nhiều dự báo cho rằng những năm tới, lũ lụt sẽ còn nặng nề hơn. Đáng sợ nhất trong số các hiện tượng thiên nhiên là động đất và núi lửa phun trào. Nhiều trận thiên tai loại này đã để lại dấu vết vô hình mà đậm nét trong ký ức nhân loại và đi vào lịch sử. Nỗi nguy hiểm đối với nhân loại còn là những thiên tai khác như nước lụt, bão, hạn hán, cháy rừng, lở đất, lũ cuốn. “Dữ liệu thống kê cho thấy, nếu đà gia tăng tổn thất vẫn tiếp tục theo nhịp độ như vậy thì đến giữa thế kỷ này, tổng khối lượng thiệt hại chung trên thế giới sẽ lến tới 300 tỷ USD một năm. Chừng đó có nghĩa là bằng hầu như một nửa GDP toàn cầu”. Đi kèm với hiện tương băng tan và nước biển dâng cao thì hiện tượng bão lụt cũng tăng. Theo số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi. Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão.
- Hạn hán
Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển đã đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng. Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng
chịu cảnh ngập lụt do mực nước biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác hạn hán lại đang hoành hành. Các chuyên gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng ấm hơn. Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực trên toàn cầu trở nên bấp bênh.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
Trong khi đó, nhiều nơi sẽ bị hạn hán nặng nề. Nạn hạn hán kéo dài "hành hạ" nhiều quốc gia trong năm 2010 đã làm nổi lên một câu hỏi nhức nhối: Liệu thế giới có đủ nước dùng? Vấn đề bao hàm không chỉ nước uống, mà còn cả cái gọi là “nước ẩn tàng”. Châu Phi là lục địa khô thứ 2 sau Australia và ngày càng có nhiều người châu Phi trở thành nạn nhân của hiện tượng thiếu nước, trong khi mà lục địa đen lại có nguồn nước lớn như các sông Công, Nil, Nigiê, hay các hồ nước như Sát và Victoria. Nhưng theo một nghiên cứu của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (CEDEAO), các nước châu Phi chỉ kiểm soát được 4% tiềm năng thuỷ lợi, trong khi tại các nước giàu là 70% và 80% ở châu Á. Hiện nay, có khoảng 14 nước thuộc lục địa đen đang sống trong tình trạng khan hiếm nguồn nước và 11 nước khác sẽ có chung số phận vào năm 2025. Nguy cơ thế giới đối mặt với cuộc chiến tranh giành nước đã hiển hiện.
- Các hệ sinh thái bị phá hủy
Nhiều nhà sinh vật học lo ngại rằng, trong thế kỷ này sẽ có hàng loạt động vật và thực vật chết hay nói theo ngành chuyên môn, sẽ có một thảm kịch làm mất trạng thái đa dạng sinh học. Nạn nhân đầu tiên là các loài thực
vật và động vật sống trên các đỉnh núi như trên một hòn đảo nhỏ lạnh trong một biển nóng, thoát chết qua chu kỳ nóng và đợi thời kỳ băng hà sắp đến. Một thí dụ ở New Zealand nếu khí hậu nóng lên thêm 30C thì 80% các “đảo khí hậu” của vùng núi cao sẽ biến mất, một phần ba đến một nửa của 613 loài cây vùng núi sẽ biến mất hẳn (S. Rahmstorf, 2008).
Tại nhiều hội nghị quốc tế, các công trình nghiên cứu ở địa phương về ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đến hệ thống sinh thái nhạy cảm đã đưa ra thảo luận. Kết quả của các cuộc hội thảo là một kịch bản đầy nguy cơ. Chỉ cần nhiệt độ khí hậu tăng lên 10C thì hệ thống sinh thái nhạy cảm sẽ bị ảnh hưởng: san hô, rừng nhiệt đới trên vùng cao ở Queensland, Úc và các vùng đất khô trồng các giống cây thấp ở Nam Phi (đặc biệt là loài xương rồng Karoo). Nếu nhiệt độ tăng lên từ 1 đến 20C thì nó sẽ gây hại đến hệ sinh thái này, ngoài ra còn gây hại thêm hệ sinh thái ở vùng Bắc cực và vùng núi Trung Đông sẽ xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn lớn và sẽ bị nhiều loài côn trùng tấn công. Một tai họa sẽ